NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ
Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữucông nghiệp
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 28 tháng 10 năm 1995;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995;
Để nâng cao hiệu lực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của các tổchức, cá nhân, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, góp phầnchống sản xuất, buôn bán hàng giả và gian lận thương mại;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương 1
CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.Giải thích thuật ngữ
Cácthuật ngữ trong Nghị định này được hiểu như sau:
1."Đối tượng sở hữu công nghiệp" được hiểu là: sáng chế, giải pháp hữuích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá (bao gồm cả nhãn hiệu dịch vụ),tên gọi xuất xứ hàng hoá.
2."Chủ sở hữu công nghiệp" được hiểu là: chủ văn bằng bảo hộ, chủ sởhữu đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá, hoặc người được chuyển giao hợp phápquyền sở hữu công nghiệp đối với đối tượng sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ.
3."Văn bằng bảo hộ" được hiểu là: Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độcquyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhậnđăng ký nhãn hiệu hàng hoá, Giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hànghoá.
4."Yếu tố vi phạm" được hiểu là:
Dấuhiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứhàng hoá đang được bảo hộ;
Dấuhiệu, chỉ dẫn vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, nghĩavụ sở hữu công nghiệp;
Bộphận sản phẩm, sản phẩm hoặc quy trình sản xuất sản phẩm đồng nhất với bộ phậnsản phẩm, sản phẩm hoặc quy trình sản xuất đang được bảo hộ là sáng chế, giảipháp hữu ích;
Bộphận sản phẩm, sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp hoặc cóchứa một hoặc các bộ phận là thành phần tạo dáng cơ bản của kiểu dáng côngnghiệp đang được bảo hộ.
Điều 2.Phạm vi, đối tượng áp dụng
1.Nghị định này quy định cụ thể các hành vi vi phạm, hình thức, mức, thủ tục vàthẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hộ và quản lý Nhà nướcvề sở hữu công nghiệp.
2.Mọi tổ chức, cá nhân có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định về bảo hộvà quản lý Nhà nước về sở hữu công nghiệp chưa đến mức phải truy cứu tráchnhiệm hình sự đều bị xử phạt theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghịđịnh này.
3.Tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hộvà quản lý Nhà nước về sở hữu công nghiệp trong lãnh thổ nước Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam cũng bị xử phạt theo Nghị định này trừ trường hợp các Điều ướcquốc tế liên quan mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
Điều 3.Nguyên tắc áp dụng các hình thức xử phạt, mức phạt
1.Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, tổchức, cá nhân vi phạm phải bị áp dụng một trong hai hình thức xử phạt chính:cảnh cáo hoặc phạt tiền.
Phạtcảnh cáo được áp dụng đối với trường hợp vô ý vi phạm; vi phạm nhỏ, lần đầu vàcó tình tiết giảm nhẹ.
Trongtrường hợp phạt tiền, mức phạt tiền phải tương ứng với tính chất, mức độ củahành vi vi phạm. Trường hợp vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì áp dụng mức phạtthấp hơn nhưng không dưới mức tối thiểu của khung phạt tiền. Trường hợp vi phạmcó tình tiết tăng nặng thì áp dụng mức phạt cao hơn nhưng không vượt quá mứctối đa của khung phạt tiền.
2.Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng mộthoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a)Tước có thời hạn hoặc không thời hạn quyền sử dụng giấy phép kinh doanh hoặcgiấy phép hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp;
b)Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
3.Kèm theo các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, trongtừng trường hợp cụ thể tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặccác biện pháp sau:
a)Buộc loại bỏ các yếu tố vi phạm trên sản phẩm hàng hoá, phương tiện kinh doanh;buộc cải chính thông tin sai lệch gây ra vi phạm; buộc thực hiện các nghĩa vụsở hữu công nghiệp; buộc bổ sung các chỉ dẫn về sở hữu công nghiệp;
b)Buộc tiêu huỷ vật phẩm mang yếu tố vi phạm, hàng hoá vi phạm có chất lượng kémcó hại cho sức khoẻ con người;
c)Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra.
Việcbồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đượctiến hành theo nguyên tắc thoả thuận giữa bên gây ra thiệt hại và bên bị thiệthại. Đối với những thiệt hại về vật chất do vi phạm hành chính trong lĩnh vựcsở hữu công nghiệp gây ra có giá trị đến 1.000.000 đồng mà các bên không tựthoả thuận được thì mức bồi thường do người có thẩm quyền xử phạt quyết định,những thiệt hại có giá trị trên 1.000.000 đồng nếu các bên không tự thoả thuậnđược thì giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Cáchình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp quy định tại các khoản 2, 3 Điều nàyđược áp dụng trong trường hợp cần thiết nhằm triệt để xử lý vi phạm, loại trừnguyên nhân, điều kiện tiếp tục vi phạm và khắc phục hậu quả do vi phạm hànhchính về sở hữu công nghiệp gây ra.
Điều 4.Thời hiệu xử phạt
1.Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp là mộtnăm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm. Đối với hành vi sản xuất, kinh doanhhàng hoá vi phạm về nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá, kiểu dángcông nghiệp đang được bảo hộ thì thời hiệu xử phạt là hai năm tính từ ngày thựchiện hành vi vi phạm. Nếu quá các thời hạn nói trên thì tổ chức, cá nhân đãthực hiện hành vi vi phạm không bị xử phạt, nhưng có thể bị áp dụng biện phápbuộc tiêu huỷ vật phẩm, hàng hoá vi phạm gây hại cho sức khoẻ con người.
2.Đối với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định về bảo hộ quyền sở hữu côngnghiệp mà bị khởi tố, truy tố về tội làm hàng giả, buôn bán hàng giả hoặc cóquyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, sau đó có quyếtđịnh đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án thì thời hiệu xử phạt hành chính làba tháng kể từ ngày có quyết định đình chỉ nói trên.
3.Nếu trong thời hạn quy định tại các khoản 1, 2 Điều này mà tổ chức, cá nhân viphạm thực hiện hành vi vi phạm mới về sở hữu công nghiệp thì bị xử phạt về từnghành vi vi phạm, trong đó thời hiệu xử phạt được tính từ ngày thực hiện vi phạmmới.
Nếutrong thời hạn quy định tại các khoản 1, 2 Điều này mà tổ chức, cá nhân vi phạmcố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt được tính từngày tổ chức, cá nhân chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở.
Chương 2
CÁC HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT
Điều 5.Hành vi vi phạm quy định về thủ tục xác lập, thực hiện quyền sở hữu công nghiệpvà thủ tục xin cấp phép hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp
1.Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức, cánhân có một trong các hành vi sau đây:
a)Tiến hành thủ tục xác lập quyền, thực hiện quyền sở hữu công nghiệp để lẩntránh hoặc thực hiện các hành vi trong các lĩnh vực khác bị pháp luật cấm hoặchạn chế;
b)Tiến hành thủ tục xác lập quyền, thực hiện quyền sở hữu công nghiệp nhằm mụcđích cạnh tranh không lành mạnh, độc quyền, khống chế thị trường một cách bấthợp pháp, thủ tiêu đối tượng sở hữu công nghiệp, hạn chế hoặc thu hẹp phạm vibảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của người khác, lợi dụng hoặc hạ thấp uy tín thươngmại của cơ sở kinh doanh khác;
c)Cung cấp các thông tin, chứng cứ sai lệch trong thủ tục khiếu nại về quyền sởhữu công nghiệp.
2.Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có mộttrong các hành vi sau đây:
a)Sửa chữa, tẩy xoá, giả mạo văn bằng bảo hộ, giấy chứng nhận về bảo hộ quyền sởhữu công nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b)Giả mạo giấy tờ, gian dối trong thủ tục xin cấp, gia hạn, sửa đổi văn bằng bảohộ, đề nghị phê duyệt, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp,xin cấp li-xăng không tự nguyện nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hìnhsự;
c)Giả mạo giấy tờ, gian dối trong thủ tục xin cấp, gia hạn Giấy chứng nhận Tổchức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, Thẻ Người đại diện sở hữu công nghiệpnhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
3.Hình thức xử phạt bổ sung:
a)Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh từ 1 đến 3 tháng đối với các hành viquy định tại khoản 1; từ 3 đến 6 tháng đối với các hành vi quy định tại khoản 2Điều này;
b)Tịch thu giấy tờ tài liệu, văn bằng bảo hộ, giấy chứng nhận bảo hộ quyền sở hữucông nghiệp bị sửa chữa hoặc giả mạo đối với các hành vi quy định tại khoản 2Điều này;
c)Tịch thu văn bằng bảo hộ, giấy chứng nhận đã cấp cho tổ chức, cá nhân có cáchành vi quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều này.
Điều 6.Hành vi vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
1.Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức, cánhân có một trong các hành vi sau đây:
a)Chỉ dẫn sai (kể cả chỉ dẫn dưới dạng ký hiệu) về chủ sở hữu công nghiệp;
b)Chỉ dẫn sai (kể cả chỉ dẫn dưới dạng ký hiệu) về việc sản phẩm, dịch vụ có yếutố được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;
c)Sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá, kiểu dáng công nghiệpkhông đúng như mẫu đã được đăng ký nhưng chỉ dẫn rằng nhãn hiệu hàng hóa, têngọi xuất xứ hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp đó đã được đăng ký bảo hộ quyền sởhữu công nghiệp;
d)Chỉ dẫn sai về việc sản phẩm được sản xuất, dịch vụ được thực hiện theoli-xăng;
e)Chỉ dẫn sai về tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp.
2.Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức,cá nhân có một trong các hành vi sau đây:
a)Không nêu chỉ dẫn về việc sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ theo li-xăng đốivới các sản phẩm, dịch vụ được sản xuất, thực hiện theo li-xăng;
b)Không ghi hoặc ghi không rõ ràng, đầy đủ trên sản phẩm cụm từ "sản xuấttại Việt Nam" đối với các sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam theo li-xăngcủa nước ngoài; sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam mang nhãn hiệu hàng hoá gâyhiểu sai lệch rằng hàng hoá là của nước ngoài hoặc có nguồn gốc nước ngoài.
3.Hình thức xử phạt bổ sung:
a)Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh từ 1 đến 3 tháng đối với các hành viquy định tại các khoản 1, 2 Điều này;
b)Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với các hành vi quy địnhtại các khoản 1, 2 Điều này.
4.Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, tổ chức,cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp sau đây:
a)Buộc loại bỏ các yếu tố vi phạm trên sản phẩm hàng hoá, phương tiện kinh doanhđối với các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b)Buộc bổ sung chỉ dẫn đối với các hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 7.Hành vi vi phạm quy định về hoạt động dịch vụ tư vấn, đại diện sở hữu côngnghiệp
1.Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với Tổ chức dịchvụ đại diện sở hữu công nghiệp, Người đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện mộttrong các hành vi sau đây:
a)Cố ý tư vấn, thông báo sai về các quy định pháp luật về sở hữu công nghiệp,thông tin hoạt động sở hữu công nghiệp gây thiệt hại cho người có quyền sở hữucông nghiệp hợp pháp;
b)Cản trở tiến trình bình thường của việc xác lập, thực hiện quyền sở hữu côngnghiệp gây thiệt hại cho người có quyền sở hữu công nghiệp hợp pháp;
c)Tư vấn, chỉ dẫn sai gây nhầm lẫn, hiểu sai về chức năng, phạm vi quyền hạn,trách nhiệm của Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, Người đại diện sởhữu công nghiệp;
d)Thu của khách hàng các khoản và các mức lệ phí quốc gia hoặc phí dịch vụ liênquan đến thủ tục xác lập và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp không đúng theo quyđịnh;
e)Lừa dối, ép buộc khách hàng trong việc giao kết hợp đồng dịch vụ đại diện sởhữu công nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
g)Đại diện đồng thời cho các bên tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp gây thiệthại cho người có quyền sở hữu công nghiệp hợp pháp;
h)Cho mượn thẻ, sử dụng thẻ vào những công việc không đúng chức năng, sử dụnggiấy phép, thẻ không còn hiệu lực;
i)Không cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặccung cấp thông tin sai lệch về các vấn đề liên quan đến hoạt động dịch vụ đạidiện sở hữu công nghiệp.
2.Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức,cá nhân có hành vi thực hiện hoạt động dịch vụ tư vấn, dịch vụ đại diện sở hữucông nghiệp trong việc xác lập, thực hiện quyền sở hữu công nghiệp mà không đượccấp giấy phép hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp hợp pháp.
3.Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân cóhành vi sửa chữa, tẩy xoá, giả mạo Giấy chứng nhận Tổ chức dịch vụ đại diện sởhữu công nghiệp, Thẻ Người đại diện sở hữu công nghiệp nhưng chưa đến mức truycứu trách nhiệm hình sự.
4.Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với Tổ chức dịch vụ đạidiện sở hữu công nghiệp, Người đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện một trongcác hành vi sau đây:
a)Thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động sở hữu công nghiệp ngoài phạmvi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phép;
b)Mạo danh cơ quan quản lý Nhà nước, người của cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữucông nghiệp để thực hiện hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp nhưng chưađến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5.Hình thức xử phạt bổ sung:
a)Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh từ 1 đến 3 tháng đối với các hành viquy định tại khoản 2 Điều này;
b)Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp từ 1đến 3 tháng đối với các hành vi quy định tại khoản 1; từ 3 đến 6 tháng đối vớihành vi quy định tại khoản 3 Điều này;
c)Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp từ 6tháng đến 1 năm hoặc không thời hạn đối với các hành vi quy định tại khoản 4Điều này;
d)Tịch thu giấy tờ giả mạo đối với các hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
6.Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, và 5 Điều này,tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp sau đây:
a)Buộc cải chính thông tin sai lệch đối với các hành vi quy định tại các điểm a,c khoản 1 Điều này;
b)Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đối với các hành vi quyđịnh tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Điều 8.Hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ sở hữu công nghiệp
1.Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức,cá nhân có một trong các hành vi sau đây:
a)Không thực hiện nghĩa vụ lập hợp đồng, đăng ký hợp đồng cho việc chuyển giaoquyền sở hữu công nghiệp với hình thức, nội dung, thủ tục theo quy định phápluật sở hữu công nghiệp;
b)Không thực hiện nghĩa vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá đối với các sản phẩm, dịchvụ trong các lĩnh vực có quy định bắt buộc phải đăng ký nhãn hiệu hàng hoá.
2.Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân sửdụng những dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dốingười tiêu dùng về xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị của hànghoá, dịch vụ làm nhãn hiệu hàng hoá.
3.Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức, cánhân có hành vi không thực hiện nghĩa vụ trả thù lao cho chủ sở hữu sáng chế,giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp theo quyết định của cơ quan Nhà nướccó thẩm quyền về cấp li-xăng không tự nguyện.
4.Hình thức xử phạt bổ sung:
a)Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh từ 1 đến 3 tháng đối với các hành viquy định tại khoản 1; từ 3 tháng đến 1 năm hoặc không thời hạn đối với các hànhvi quy định tại khoản 2 Điều này;
b)Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với các hành vi quy địnhtại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này.
5.Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, tổchức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp sau đây:
a)Buộc thực hiện các nghĩa vụ về sở hữu công nghiệp đối với các hành vi quy địnhtại các điểm a, b khoản 1 và khoản 3 Điều này; buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trênhàng hoá, phương tiện kinh doanh đối với các hành vi quy định tại khoản 2 Điềunày;
b)Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đối với các hành vi quyđịnh tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Điều 9.Hành vi vi phạm quy định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
1.Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức,cá nhân không phải là chủ sở hữu công nghiệp, người có quyền sử dụng trước (đốivới sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp) thực hiện một trong cáchành vi sau đây nhằm mục đích kinh doanh, mà không được chủ sở hữu công nghiệpcho phép hoặc Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường cấp giấy phép sửdụng (li-xăng không tự nguyện):
a)Sản xuất (chế tạo, gia công, lắp ráp, chế biến, đóng gói) sản phẩm, bộ phận sảnphẩm đang được bảo hộ là sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp;
b)Áp dụng quy trình đang được bảohộ là sáng chế, giải pháp hữu ích;
c)Khai thác sản phẩm, bộ phận sản phẩm đang được bảo hộ là sáng chế, giải pháphữu ích;
d)Đưa vào lưu thông (bán, vận chuyển), quảng cáo (thể hiện trên các phương tiệnthông tin, biển hiệu, phương tiện kinh doanh, các sản phẩm hàng hoá khác, phươngtiện dịch vụ, chào hàng, khuyến mại, giấy tờ giao dịch kinh doanh) nhằm để bán,chào bán, tàng trữ để bán các sản phẩm, bộ phận sản phẩm đang được bảo hộ làsáng chế, giải pháp hữu ích hoặc được sản xuất theo quy trình đang được bảo hộlà sáng chế, giải pháp hữu ích;
e)Nhập khẩu, xuất khẩu các sản phẩm, bộ phận sản phẩm đang được bảo hộ là sángchế, giải pháp hữu ích hoặc sản phẩm được sản xuất theo quy trình đang được bảohộ là sáng chế, giải pháp hữu ích;
g)Đưa vào lưu thông (bán, vận chuyển), quảng cáo (thể hiện trên các phương tiệnthông tin, biển hiệu, phương tiện kinh doanh, các sản phẩm hàng hoá khác, phươngtiện dịch vụ, chào hàng, khuyến mại, giấy tờ giao dịch kinh doanh) nhằm để bán,chào bán, tàng trữ để bán các loại sản phẩm sau:
Sảnphẩm, bộ phận sản phẩm có hình dáng bên ngoài được bảo hộ là kiểu dáng côngnghiệp hoặc có chứa một hoặc các bộ phận là thành phần tạo dáng cơ bản của kiểudáng công nghiệp đang được bảo hộ;
Sảnphẩm, bộ phận sản phẩm mang dấu hiệu hoặc có bao bì mang dấu hiệu trùng hoặc tươngtự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá đang được bảohộ cho hàng hoá cùng loại hoặc tương tự với sản phẩm đó, kể cả trường hợp dùngtên gọi xuất xứ hàng hoá được dịch sang ngôn ngữ khác hoặc kèm theo các từ"loại", "kiểu", "phỏng theo" hoặc các từ tương tựnhư vậy;
h)Nhập khẩu, xuất khẩu các loại sản phẩm quy định tại điểm g khoản này;
i)Gắn (thể hiện dưới mọi hình thức như: in, dán, đính, đúc, dập khuôn...) lên sảnphẩm, bao bì sản phẩm dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệuhàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá được bảo hộ cho hàng hoá cùng loại hoặc tươngtự với sản phẩm đó;
k)Tiến hành dịch vụ dưới tên gọi, biểu tượng hoặc gắn trên phương tiện dịch vụdấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu dịch vụ được bảo hộ chodịch vụ cùng loại hoặc tương tự với dịch vụ đó.
2.Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân cóhành vi quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp tái phạm và phạt tiền từ50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp vi phạm có tổ chức, quymô lớn nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
3.Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có mộttrong các hành vi: sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để buôn bán, nhậpkhẩu, xuất khẩu đề can, nhãn sản phẩm, mẫu nhãn hiệu, bao bì sản phẩm mang dấuhiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứhàng hoá hoặc kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ.
4.Hình thức xử phạt bổ sung:
a)Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh từ 1 đến 6 tháng đối với các hành viquy định tại các khoản 1, 3; từ 6 tháng đến 1 năm hoặc không thời hạn đối vớicác hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;
b)Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với các hành vi quy địnhtại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
5.Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, tổchức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp sau đây:
a)Buộc loại bỏ các yếu tố vi phạm trên sản phẩm, hàng hoá, phương tiện kinh doanhđối với các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 Điều này;
b)Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đối với các hành vi quyđịnh các khoản 1, 2 Điều này;
c)Buộc tiêu hủy vật phẩm mang yếu tố vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 3Điều này; buộc tiêu huỷ hàng hoá vi phạm có chất lượng kém gây hại cho sức khoẻcon người đối với các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 Điều này.
Chương 3
THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM
Điều 10.Thẩm quyền xử phạt của Ủy ban nhân dân các cấp
Ủy ban nhân dân các cấp có thẩmquyền xử phạt các hành vi vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp xảy ra trongđịa phương thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại các Điều 6, 7, 8 và 9 Nghịđịnh này. Thẩm quyền xử phạt của Ủy ban nhân dân các cấp được quy định cụ thể như sau:
1.Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thịxã, thành phố thuộc tỉnh có quyền:
a)Phạt cảnh cáo;
b)Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c)Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến100.000.000 đồng;
d)Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh do cấp huyện cấp có thời hạn hoặc khôngthời hạn;
e)Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên sản phẩm, hàng hoá, phương tiện kinh doanh;buộc cải chính thông tin sai lệch gây ra vi phạm;
g)Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra;
h)Buộc tiêu hủy vật phẩm mang yếu tố vi phạm, hàng hoá vi phạm có chất lượng kémgây hại cho sức khoẻ con người.
2.Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương có quyền:
a)Phạt cảnh cáo;
b)Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c)Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;
d)Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh do cấp huyện cấp, cấp tỉnh cấp có thờihạn hoặc không thời hạn;
e)Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên sản phẩm, hàng hoá, phương tiện kinh doanh;buộc cải chính thông tin sai lệch gây ra vi phạm;
g)Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra;
h)Buộc tiêu hủy vật phẩm mang yếu tố vi phạm, hàng hoá vi phạm có chất lượng kémgây hại cho sức khoẻ con người.
Điều 11.Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành sở hữu công nghiệp
Thanhtra chuyên ngành sở hữu công nghiệp thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườngcó thẩm quyền xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm trong phạm vi cả nước.Thanh tra chuyên ngành sở hữu công nghiệp thuộc Sở Khoa học, Công nghệ và Môitrường có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong địa phươngthuộc phạm vi quản lý. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành về sở hữucông nghiệp được quy định cụ thể như sau:
1.Thanh tra viên chuyên ngành sở hữu công nghiệp đang thi hành công vụ có quyền:
a)Phạt cảnh cáo;
b)Phạt tiền đến 200.000 đồng;
c)Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm có giá trị đến 500.000đồng;
d)Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên sản phẩm, hàng hoá, phương tiện kinh doanh;buộc cải chính thông tin sai lệch gây ra vi phạm;
e)Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra;
g)Buộc tiêu hủy vật phẩm mang yếu tố vi phạm, hàng hoá vi phạm có chất lượng kémgây hại cho sức khoẻ con người.
2.Chánh Thanh tra chuyên ngành sở hữu công nghiệp thuộc Sở Khoa học, Công nghệ vàMôi trường có quyền:
a)Phạt cảnh cáo;
b)Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c)Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để gây ra vi phạm có giá trị đến100.000.000 đồng;
d)Buộc loại bỏ các yếu tố vi phạm trên sản phẩm, hàng hoá, phương tiện kinhdoanh; buộc cải chính thông tin sai lệch gây ra vi phạm;
e)Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra;
g)Buộc tiêu huỷ vật phẩm mang yếu tố vi phạm, hàng hoá vi phạm có chất lượng kémcó hại cho sức khoẻ con người.
h)Yêu cầu Cục trưởng Cục Sở hữu công nghiệp tước quyền sử dụng giấy phép hoạtđộng dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
3.Chánh Thanh tra chuyên ngành sở hữu công nghiệp thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ vàMôi trường có quyền :
a)Phạt cảnh cáo;
b)Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c)Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp cóthời hạn hoặc không thời hạn;
d)Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để gây ra vi phạm;
e)Buộc loại bỏ các yếu tố vi phạm trên sản phẩm, hàng hoá, phương tiện kinhdoanh; buộc cải chính thông tin sai lệch gây ra vi phạm;
g)Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra;
h)Buộc tiêu huỷ vật phẩm mang yếu tố vi phạm, hàng hoá vi phạm có chất lượng kémcó hại cho sức khoẻ con người.
Điều 12.Thẩm quyền xử phạt của cơ quan cảnh sát, cơ quan hải quan, cơ quan quản lý thịtrường
TrưởngCông an cấp huyện, Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế, Giám đốc Công an cấp tỉnh,Cục trưởng Cục Cảnh sát kinh tế, Đội trưởng Đội kiểm soát hải quan cửa khẩu,Giám đốc Hải quan cấp tỉnh, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường, Cục trưởngCục Quản lý thị trường có quyền áp dụng các hình thức xử phạt hành chính và cácbiện pháp khác đối với các hành vi vi phạm các quy định về bảo hộ quyền sở hữucông nghiệp trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền được quy định tại các khoản 1, 3,4, 5 của Điều 9 Nghị định này và các Điều 29, 30, 33 Pháp lệnh Xử lý vi phạmhành chính.
Điều 13.Trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành về sở hữu công nghiệptrong việc xử lý vi phạm hành chính.
CụcSở hữu công nghiệp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về sở hữu công nghiệptheo pháp luật và có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan khác ở trung ương vàđịa phương có thẩm quyền trong việc xử lý vi phạm hành chính về sở hữu côngnghiệp khi các cơ quan này yêu cầu.
Điều 14.Thủ tục xử phạt
1.Khi phát hiện hành vi vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm hành chính về sở hữucông nghiệp, người có thẩm quyền xử phạt phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi viphạm và giải thích rõ cho tổ chức, cá nhân vi phạm biết về quy định xử phạt viphạm hành chính về sở hữu công nghiệp cũng như quy định của pháp luật về sở hữucông nghiệp có liên quan và yêu cầu tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các quyđịnh của pháp luật về sở hữu công nghiệp.
2.Trường hợp xác định được rõ ràng hành vi vi phạm thuộc diện áp dụng hình thứcphạt cảnh cáo, thì người có thẩm quyền xử phạt quyết định xử phạt ngay tại nơixảy ra vi phạm, có thể dưới hình thức văn bản hoặc không cần bằng văn bản.
Trườnghợp xét thấy vi phạm có thể phải áp dụng hình thức phạt tiền thì người có thẩmquyền xử phạt phải lập biên bản về vi phạm hành chính tuân theo quy định tạiĐiều 47 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
3.Sau khi lập biên bản về vi phạm, nếu xét thấy việc xử lý vi phạm cần có ý kiếnđánh giá, kết luận của cơ quan chuyên môn về sở hữu công nghiệp, thì người cóthẩm quyền xử phạt phải gửi hồ sơ, chứng cứ vi phạm và văn bản trưng cầu giámđịnh cho cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu công nghiệp ở địa phương hoặc trungương theo quy định tại Điều 13 Nghị định này để cho ý kiến đánh giá, kết luậnvề vi phạm và các hình thức, biện pháp xử lý phù hợp với hành vi vi phạm.
Trongthời hạn mười ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu và hồ sơ, chứng cứ viphạm, cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu công nghiệp phải có ý kiến bằng vănbản gửi cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm.
4.Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày lập biên bản về vi phạm, người có thẩmquyền phải ra quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm, trường hợp vi phạmnghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, thời hạn trên có thể kéo dài nhưngkhông quá ba mươi ngày. Việc quyết định xử phạt và nội dung quyết định xử phạttuân theo quy định tại Điều 48 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Ngàycó hiệu lực của quyết định xử phạt là ngày ký hoặc ngày khác được quy địnhtrong quyết định xử phạt nhưng không được quá mười lăm ngày sau ngày ký quyếtđịnh xử phạt.
Quyếtđịnh xử phạt phải được gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt trong thời hạn bangày kể từ ngày ký, đồng thời phải được gửi cho Cục Sở hữu công nghiệp để CụcSở hữu công nghiệp phối hợp theo dõi và thực hiện các thủ tục về xác lập, sửađổi, đình chỉ, hủy bỏ văn bằng bảo hộ, giấy chứng nhận, giấy phép liên quan.
Điều 15.Thủ tục phạt tiền
Việcphạt tiền phải tuân theo các quy định sau đây:
1.Mức phạt tiền, thời hạn và nơi nộp phải được ghi rõ trong quyết định xử phạt;
2.Tổ chức, cá nhân bị phạt tiền phải nộp tiền phạt đúng thời hạn và tại nơi ghitrong quyết định xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt; khi thu nhận tiềnphạt phải sử dụng biên lai thu tiền do Bộ Tài chính phát hành;
3.Nghiêm cấm người xử phạt thu tiền phạt tại chỗ;
4.Tiền phạt thu được phải nộp vào ngân sách Nhà nước qua tài khoản mở tại Kho bạcNhà nước;
5.Quyết định phạt tiền từ mức 2.000.000 đồng trở lên phải được gửi cho Viện kiểmsát nhân dân cùng cấp.
Điều 16.Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép
1.Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, giấy phép hoạt động dịch vụđại diện sở hữu công nghiệp tuân theo quy định tại Điều 50 Pháp lệnh Xử lý viphạm hành chính.
Ngườicó thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép trong trườnghợp tổ chức, cá nhân vi phạm cố tình không chấm dứt hành vi vi phạm hoặc cónhiều khả năng tiếp tục vi phạm sau khi đã có quyết định đình chỉ vi phạm. Ngườicó thẩm quyền xử phạt quyết định áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phépphải ghi rõ trong quyết định xử phạt về tên, loại, số giấy phép và thời hạn tướcquyền sử dụng giấy phép, đồng thời phải có văn bản thông báo ngay cho cơ quanđã cấp giấy phép đó biết, trong đó ghi rõ lý do và thời hạn giấy phép bị tướcquyền sử dụng.
Trườnghợp xét thấy loại giấy phép hoặc thời hạn tước quyền sử dụng cần áp dụng vượtquá thẩm quyền quyết định của mình, người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyếtđịnh đình chỉ hành vi vi phạm và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử phạt cấp trênhoặc cơ quan đã cấp giấy phép đó ra quyết định tước quyền sử dụng hoặc thu hồigiấy phép.
2.Người có thẩm quyền xử phạt quyết định áp dụng hình thức tước quyền sử dụnggiấy phép có thời hạn đối với trường hợp xét thấy tổ chức, cá nhân vi phạm cóthể thực hiện các biện pháp khắc phục, hạn chế hậu quả do vi phạm gây ra, chấmdứt vi phạm và loại bỏ các nguyên nhân, điều kiện tiếp tục vi phạm sau một thờihạn nhất định đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Thờihạn tước quyền sử dụng giấy phép được áp dụng phải nằm trong thời hạn được quyđịnh đối với hành vi vi phạm liên quan và tương ứng với khoảng thời gian cầnthiết cho tổ chức, cá nhân vi phạm có thể khắc phục, hạn chế hậu quả vi phạm,thực hiện đầy đủ các yêu cầu quy định trong quyết định xử phạt và loại bỏ cácnguyên nhân, điều kiện tiếp tục vi phạm. Kết thúc thời hạn ghi trong quyết địnhxử phạt, người có thẩm quyền đã ra quyết định tước quyền sử dụng giấy phép phảitrao trả lại giấy phép cho tổ chức, cá nhân sử dụng giấy phép đó.
3.Người có thẩm quyền xử phạt quyết định áp dụng hình thức tước quyền sử dụnggiấy phép không thời hạn hoặc kiến nghị cơ quan đã cấp giấy phép đó thu hồigiấy phép đối với trường hợp vi phạm có tổ chức, quy mô lớn hoặc tái phạm nhiềulần.
Trườnghợp phát hiện thấy giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền, không tuân theothủ tục quy định hoặc có nội dung trái pháp luật thì người có thẩm quyền xửphạt phải thu hồi ngay giấy phép, đồng thời thông báo kịp thời cho cơ quan đãcấp giấy phép, cơ quan có thẩm quyền cấp, quản lý giấy phép đó và cơ quan Thanhtra Nhà nước có thẩm quyền biết.
Điều 17.Thủ tục tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
1.Thẩm quyền và thủ tục áp dụng biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạmhành chính tuân theo quy định tại Điều 41 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
2.Biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được áp dụng trongtrường hợp cần phải ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hoặc bảo đảm chứng cứ cầnthiết để xác minh tình tiết làm căn cứ cho việc quyết định xử lý vi phạm.
3.Kết thúc thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quyđịnh, nếu xét thấy cần phải áp dụng biện pháp tịch thu tang vật, phương tiện viphạm hành chính, thì người có thẩm quyền đã ra quyết định áp dụng biện pháp tạmgiữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có thể ra quyết định hoặc kiếnnghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiệnvi phạm hành chính theo quy định tại Điều 51 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chínhvà Điều 18 Nghị định này.
Điều 18.Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
1.Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữucông nghiệp tuân theo quy định tại Điều 51 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2.Hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực sởhữu công nghiệp được áp dụng trong các trường hợp sau:
a)Việc tịch thu, niêm phong hàng hoá, phương tiện đó là cần thiết để có đượcchứng cứ, bảo đảm chứng cứ không bị phá huỷ, thủ tiêu hoặc bị thay đổi hiệntrạng;
b)Hàng hoá, giấy tờ, tài liệu, phương tiện đó sẽ có khả năng dẫn đến hành vi viphạm tiếp theo;
c)Tổ chức, cá nhân vi phạm không có đủ khả năng, điều kiện để loại bỏ các yếu tốvi phạm trên hàng hoá hoặc cố tình không thực hiện các yêu cầu của người cóthẩm quyền xử phạt về việc loại bỏ các yếu tố vi phạm, sửa chữa hoặc bổ sungcác dấu hiệu, chỉ dẫn trên hàng hoá, phương tiện kinh doanh;
d)Hàng hoá trên thị trường, hàng hoá xuất, nhập khẩu có các yếu tố vi phạm tuykhông xác định được nguồn gốc hàng hoá, chủ hàng, người sản xuất, người đưa rathị trường, nhưng có đủ căn cứ để xác định rằng hàng hoá đó không phải do chủsở hữu công nghiệp của đối tượng sở hữu công nghiệp liên quan sản xuất, đưa rathị trường;
e)Phương tiện vi phạm là phương tiện có chức năng chủ yếu để sản xuất hàng hoá viphạm hoặc cung cấp dịch vụ vi phạm.
Điều 19.Thủ tục xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu
Thủtục xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu trong lĩnh vựcsở hữu công nghiệp tuân theo quy định tại Điều 52 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hànhchính và quy định sau đây:
1.Áp dụng biện pháp tiêu huỷ trongtrường hợp tang vật, phương tiện vi phạm là những đối tượng sau:
a)Hàng hoá vi phạm có chất lượng kém gây hại cho tính mạng, sức khoẻ con người vàmôi trường sống;
b)Hàng hoá, vật phẩm vi phạm không có giá trị sử dụng;
c)Hàng hoá, vật phẩm vi phạm là đề can, nhãn sản phẩm, mẫu nhãn hiệu, bao bì sảnphẩm, hàng hoá;
d)Hàng hoá, phương tiện vi phạm tuy có giá trị sử dụng nhưng không thể xử lý bằngcác biện pháp theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2.Trường hợp tang vật là hàng hoá, phương tiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cógiá trị sử dụng thì xử lý bằng các biện pháp sau:
a)Loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, phương tiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụvà bán đấu giá với điều kiện người mua có các biện pháp khai thác, tận dụng hợplý và bảo đảm không gây ra hành vi vi phạm tiếp theo, không làm ảnh hưởng đếnquyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp liênquan. Đối với các phương tiện có chức năng chủ yếu là để sản xuất hàng hoá, vậtphẩm vi phạm, cung cấp dịch vụ vi phạm thì không được phép bán đấu giá trừ trườnghợp người mua có biện pháp khắc phục, bảo đảm sử dụng với chức năng khác hoặctận dụng làm nguyên vật liệu;
b)Bán đấu giá hàng hoá với điều kiện người mua được chủ sở hữu công nghiệp cấpli-xăng hợp pháp; hàng hoá đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và người mua cócác biện pháp bảo đảm bổ sung các chỉ dẫn theo quy định;
c)Trường hợp không thể loại bỏ yếu tố vi phạm hoặc không đủ các điều kiện để đượcphép bán đấu giá theo quy định tại các điểm a, b khoản này thì có thể được phânphối cho các đối tượng sử dụng không nhằm mục đích kinh doanh (như mục đíchnhân đạo, phúc lợi xã hội, nghiên cứu, giáo dục) với điều kiện việc khai thác,sử dụng sản phẩm đó không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sởhữu đối tượng công nghiệp liên quan.
Điều 20.Thi hành quyết định xử phạt
1.Trường hợp vượt quá năm ngày kể từ ngày tổ chức, cá nhân bị xử phạt nhận đượcquyết định xử phạt mà không tự giác chấp hành thì người có thẩm quyền xử phạtra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.
2.Việc thi hành quyết định xử phạt, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, thờihiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm được thực hiện theo quy định tại cácĐiều 54, 55, 56 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Chương 4
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 21.Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm trong xử phạt vi phạm
1.Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu côngnghiệp nếu có hành vi vi phạm các quy định về xử phạt hành chính, sách nhiễu,dung túng, bao che cho người vi phạm, không xử phạt hoặc xử phạt không đúngthẩm quyền, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, truycứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp gây thiệt hại vật chất cho Nhà nước, tổchức, công dân thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2.Thủ tục khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo của cá nhân, tổ chứcbị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp được thực hiệntheo quy định tại Chương VIII Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và theo Pháplệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Thủ tục xử lý vi phạm đối với ngườicó thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và người bị xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực sở hữu công nghiệp được thực hiện theo Chương IX Pháp lệnh Xử lývi phạm hành chính.
Chương 5
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 22.Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những quy định tại điểm akhoản 1, điểm a khoản 3 Điều 15 Nghị định số 57/CP ngày 31 tháng 5 năm 1997 vềxử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng hàng hóa đượcthay thế bằng những điều khoản về xử phạt đối với các hành vi sản xuất, buônbán hàng hoá mang nhãn hiệu hàng hoá trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu hàng hoácủa cơ sở khác được quy định tại Nghị định này.
Điều 23.Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Thương mại, Bộ trưởngBộ Công an, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan trongphạm vi chức năng quản lý của mình có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thihành Nghị định này.
Điều 24.Thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.