NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ
Về tổ chức, hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài,văn phòng đại diện
của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12tháng 12 năm 1997;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12 tháng 12năm 1997;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Nghịđịnh này quy định tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài, vănphòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam.
Điều 2.
1.Tổ chức tín dụng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thứcsau đây:
a)Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài;
b)Ngân hàng liên doanh;
c)Tổ chức tín dụng phi ngân hàng: Công ty cho thuê tài chính liên doanh; Công tycho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài; Công ty tài chính liên doanh; Công tytài chính 100% vốn nước ngoài và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.
2.Tổ chức tín dụng nước ngoài được đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Điều 3. Ngânhàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan cấp vàthu hồi giấy phép, quản lý, thanh tra hoạt động của các loại hình tổ chức tíndụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Việc cấp phép được xem xét theo yêu cầuphát triển kinh tế và thị trường tài chính của Việt Nam.
Điều 4.
1.Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của Ngân hàng nước ngoài, đượcNgân hàng nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm đối với mọi nghĩa vụ và cam kếtcủa chi nhánh tại Việt Nam. Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài có các quyền vànghĩa vụ do pháp luật Việt Nam quy định, hoạt động theo Giấy phép mở chi nhánhvà các quy định liên quan của pháp luật Việt Nam.
2.Các chi nhánh của cùng một Ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động tại ViệtNam là những đơn vị được tổ chức độc lập với nhau, phụ thuộc Ngân hàng nướcngoài và được Ngân hàng nước ngoài cấp vốn hoạt động.
Điều 5.
1.Ngân hàng liên doanh là ngân hàng được thành lập bằng vốn góp của Bên Việt Nam(gồm một hoặc nhiều ngân hàng Việt Nam) và Bên nước ngoài (gồm một hoặc nhiềungân hàng nước ngoài) trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Ngân hàng liên doanh làmột pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam, hoạt động theo Giấy phépthành lập và hoạt động và theo các quy định liên quan của pháp luật Việt Nam.
2.Các chi nhánh của một ngân hàng liên doanh là đơn vị phụ thuộc của ngân hàngliên doanh.
Điều 6.
1.Công ty cho thuê tài chính liên doanh, Công ty tài chính liên doanh là tổ chứctín dụng phi ngân hàng liên doanh được thành lập bằng vốn góp của Bên Việt Namvà của Bên nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh, là pháp nhân Việt Nam, cótrụ sở chính tại Việt Nam, hoạt động theo Giấy phép thành lập và hoạt động vàtheo các quy định liên quan của pháp luật Việt Nam.
2.Công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài, Công ty tài chính 100% vốn nướcngoài được thành lập bằng 100% vốn của tổ chức tín dụng nước ngoài, là pháp nhânViệt Nam có trụ sở chính tại Việt Nam, hoạt động theo Giấy phép thành lập vàhoạt động và theo các quy định liên quan của pháp luật Việt Nam.
Điều 7. Vănphòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của tổ chứctín dụng nước ngoài đặt tại Việt Nam, hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Vănphòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài không được thực hiện các hoạtđộng kinh doanh tại Việt Nam.
Điều 8.
1.Cơ quan giám sát, thanh tra có thẩm quyền của nước ngoài, Ngân hàng nước ngoài cóchi nhánh tại Việt Nam được thanh tra, kiểm tra hoạt động của chi nhánh Ngânhàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Trước khi thanh tra, kiểm tra, cơ quangiám sát, thanh tra nước ngoài, Ngân hàng nước ngoài phải thông báo bằng vănbản cho Ngân hàng Nhà nước về nội dung, thời gian bắt đầu và kết thúc thanhtra, kiểm tra.
2.Sau khi kết thúc việc thanh tra, kiểm tra chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tạiViệt Nam, cơ quan giám sát, thanh tra có thẩm quyền của nước ngoài, Ngân hàng nướcngoài phải báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước kết quả việc thanh tra, kiểm tratrong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc việc thanh tra, kiểm tra.
Điều 9.
1.Văn bản giao dịch chính thức của tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại ViệtNam với các cơ quan Nhà nước Việt Nam phải làm bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếngViệt và tiếng nước ngoài thông dụng.
2.Các văn bản trong hồ sơ xin cấp Giấy phép của tổ chức tín dụng nước ngoài phảilàm bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài thông dụng.
Chương II
TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU HÀNH
Điều 10.Các tổ chức tín dụng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam khi có đủ cácđiều kiện theo quy định tại Điều 106 Luật Các tổ chức tín dụng và phải đượcNgân hàng Nhà nước cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy phép mở chinhánh, Giấy phép mở văn phòng đại diện (sau đây gọi chung là Giấy phép).
Điều 11.
1.Hồ sơ xin cấp Giấy phép của tổ chức tín dụng nước ngoài gửi cho Ngân hàng Nhà nướcđể xem xét cấp Giấy phép được lập theo quy định tại Điều 108 Luật Các tổ chứctín dụng.
2.Hồ sơ xin cấp Giấy phép của tổ chức tín dụng nước ngoài phải lập thành 2 bộ,một bộ bằng tiếng Việt và một bộ bằng tiếng nước ngoài thông dụng. Bộ hồ sơbằng tiếng nước ngoài thông dụng được lập và chứng nhận ở nước ngoài phải đượchợp pháp hoá lãnh sự. Các bản sao tiếng Việt và các bản dịch từ tiếng nướcngoài ra tiếng Việt phải được cơ quan công chứng Việt Nam xác nhận.
Điều 12. Thờihạn hoạt động của các tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam được quy địnhtrong Giấy phép, cụ thể như sau:
1.Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài: không quá 20 năm;
2.Ngân hàng liên doanh, Công ty tài chính liên doanh và Công ty tài chính 100%vốn nước ngoài: không quá 30 năm;
3.Công ty cho thuê tài chính liên doanh, Công ty cho thuê tài chính 100% vốn nướcngoài: không quá 50 năm;
4.Văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài: không quá 5 năm.
Điều 13.
1.Tổ chức tín dụng nước ngoài muốn gia hạn hoạt động tại Việt Nam có thể đượcNgân hàng Nhà nước xem xét từng lần; mỗi lần gia hạn tối đa bằng thời hạn ghitrong Giấy phép lần trước.
2.Tổ chức tín dụng nước ngoài khi có nhu cầu gia hạn hoạt động phải nộp đơn và hồsơ xin gia hạn trước khi kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong Giấy phép: tốithiểu 180 ngày đối với các tổ chức tín dụng nước ngoài quy định tại khoản 1,Điều 2 Nghị định này và 30 ngày đối với văn phòng đại diện của tổ chức tín dụngnước ngoài.
Điều 14.
1.Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam chấmdứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:
a)Hết thời hạn hoạt động ghi trong Giấy phép. Ngân hàng Nhà nước sẽ thông báobằng văn bản việc chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện tại Việt Nam;
b)Tự nguyện chấm dứt hoạt động. Trong trường hợp này tối thiểu 60 ngày trước ngàydự kiến chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện, tổ chức tín dụng nước ngoàiphải có đơn đề nghị gửi Ngân hàng Nhà nước;
c)Bị thu hồi Giấy phép khi xẩy ra một trong các trường hợp quy định ghi tại cácđiểm a, b, đ, khoản 1, Điều 29 Luật Các tổ chức tín dụng và khi tổ chức tíndụng nước ngoài bị phá sản;
d)Tổ chức tín dụng nước ngoài được cấp phép hoạt động theo quy định tại khoản 1,Điều 2 Nghị định này nếu có văn phòng đại diện đã mở trên cùng địa bàn (tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương) thì phải chấm dứt hoạt động văn phòng đại diệncủa tổ chức tín dụng đó.
2.Trước khi chấm dứt hoạt động, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nướcngoài phải thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ và thủ tục theo quy định của phápluật.
3.Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài phải trả Giấy phép, Giấyđăng ký hoạt động cho các cơ quan của Việt Nam đã cấp Giấy phép, Giấy đăng kýhoạt động chậm nhất vào ngày chấm dứt hoạt động.
Điều 15. KhiNgân hàng nước ngoài giải thể hoặc bị phá sản thì chi nhánh hoạt động tại ViệtNam phải chấm dứt hoạt động. Trước khi chấm dứt hoạt động, Ngân hàng nước ngoàiphải thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ và hoàn tất các thủ tục cần thiết theo quyđịnh của pháp luật Việt Nam và theo sự hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 16. Trongthời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép, chi nhánh Ngân hàng nướcngoài, ngân hàng liên doanh, tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh và 100%vốn nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài phải hoạtđộng.
Điều 17. Tốithiểu 30 ngày trước ngày bắt đầu hoạt động, tổ chức tín dụng nước ngoài đượccấp Giấy phép theo quy định tại khoản 1, Điều 2 của Nghị định này phải hoàn tấtviệc đăng báo trên 05 số báo liên tiếp của trung ương và địa phương nơi tổ chứctín dụng đặt trụ sở. Nội dung đăng báo là các thông tin chủ yếu ghi trong Giấyphép, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và ngày khai trương hoạt động.
Điều 18.
1.Tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được cấp Giấy phép phải nộpmột khoản lệ phí bằng đô la Mỹ. Mức lệ phí mỗi lần cấp phép và gia hạn được quyđịnh cụ thể như sau:
a)Giấy phép mở văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài: 5.000 USD (nămnghìn đô la Mỹ);
b)Giấy phép mở chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Giấy phép thành lập và hoạt độngcủa ngân hàng liên doanh: 30.000 USD (ba mươi nghìn đô la Mỹ);
c)Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanhvà tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100 % vốn nước ngoài: 10.000 USD (mười nghìnđô la Mỹ);
d)Giấy phép mở chi nhánh của ngân hàng liên doanh: 5.000 USD (năm nghìn đô laMỹ);
đ)Giấy phép mở chi nhánh của tổ chức tín dụng phi ngân hàng: 5.000 USD (năm nghìnđôla Mỹ);
e)Giấy phép mở văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng phi ngân hàng: 3.000 USD(ba nghìn đôla Mỹ).
2.Thủ tục nộp lệ phí cấp Giấy phép được thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàngNhà nước.
Điều 19.Tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được nhập khẩu trang thiếtbị phục vụ trực tiếp cho hoạt động theo quy định của pháp luật.
Điều 20.
1.Ngân hàng nước ngoài được mở chi nhánh tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trungương nhưng không được mở chi nhánh phụ thuộc của chi nhánh đó. Tại nơi đã đượcmở chi nhánh, Ngân hàng nước ngoài không được đặt văn phòng đại diện. Chi nhánhNgân hàng nước ngoài không được mở các điểm giao dịch dưới bất kỳ hình thức nàongoài trụ sở chi nhánh của mình.
2.Ngân hàng liên doanh được mở sở giao dịch tại nơi đặt trụ sở chính và chi nhánhtại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định tại các Điều 32 vàĐiều 33 Luật Các tổ chức tín dụng.
3.Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng được mở chi nhánh, văn phòng đại diện tạicác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định tại các Điều 32 và Điều33 Luật Các tổ chức tín dụng.
4.Hồ sơ, thủ tục xin mở sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện nêu tại khoản2 và khoản 3 Điều này được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 21. Việcquản trị, điều hành, kiểm soát và kiểm tra, kiểm toán nội bộ của tổ chức tíndụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được thực hiện theo quy định tại mục 3và mục 4, Chương II Luật Các tổ chức tín dụng.
Điều 22.
1.Mỗi chi nhánh Ngân hàng nước ngoài phải có Tổng giám đốc (Giám đốc) riêng đểđiều hành công việc hàng ngày.
2.Tổng giám đốc (Giám đốc) của chi nhánh Ngân hàng nước ngoài do cấp có thẩmquyền của Ngân hàng nước ngoài bổ nhiệm, miễn nhiệm và phải được Thống đốc Ngânhàng Nhà nước chuẩn y.
Điều 23.
1.Cơ quan lãnh đạo của ngân hàng liên doanh, tổ chức tín dụng phi ngân hàng liêndoanh là Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị gồm Chủ tịch Hội đồng quản trị,Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị và các thành viên. Số lượng thành viên Hội đồngquản trị trong tổ chức tín dụng liên doanh tuỳ thuộc vào số vốn góp của mỗi Bênnước ngoài và Bên Việt Nam trong tổ chức tín dụng liên doanh. Trường hợp mỗibên tham gia liên doanh có một tổ chức tín dụng thì tối thiểu mỗi bên phải có 2thành viên tham gia Hội đồng quản trị. Trường hợp có nhiều tổ chức tín dụngtham gia liên doanh thì mỗi tổ chức tín dụng phải có ít nhất một thành viêntham gia Hội đồng quản trị.
2.Nhiệm kỳ Hội đồng quản trị do các bên của ngân hàng liên doanh, tổ chức tíndụng phi ngân hàng liên doanh thoả thuận, nhưng không được quá 5 năm.
3.Tổng giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc thứ nhất của ngân hàng liên doanh, tổ chứctín dụng phi ngân hàng liên doanh phải là đại diện của Bên Việt Nam.
4.Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổnggiám đốc thứ nhất được ghi trong điều lệ của ngân hàng liên doanh, tổ chức tíndụng phi ngân hàng liên doanh.
Điều 24.
1.Tổng giám đốc của tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100 % vốn nước ngoài là ngườiđại diện cho tổ chức tín dụng, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của tổ chứctín dụng trước pháp luật Việt Nam.
2.Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng giám đốc được ghi trong điều lệ của tổ chức tíndụng phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
Điều 25.
1.Tổ chức tín dụng nước ngoài được đặt văn phòng đại diện tại một số tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương của Việt Nam và tại mỗi tỉnh, thành phố chỉ được phépđặt một văn phòng đại diện.
2.Mỗi văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam phải có mộtTrưởng văn phòng đại diện riêng.
Điều 26.
1.Tỷ lệ góp vốn điều lệ của Bên nước ngoài và Bên Việt Nam trong ngân hàng liêndoanh do các Bên thoả thuận và được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước khicấp Giấy phép. Đối với các ngân hàng liên doanh thực hiện nghiệp vụ ngân hàngthương mại, phần vốn góp của Bên nước ngoài không quá 50% vốn điều lệ của ngânhàng liên doanh.
2.Phần vốn góp của Bên nước ngoài trong tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanhkhông ít hơn 30% vốn điều lệ.
3.Trong trường hợp vốn điều lệ có phần góp bằng hiện vật, ngân hàng liên doanh,tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh phải xuất trình với Ngân hàng Nhà nướccác giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền sở hữu và giá trị hiện vật. Giá trị phầnvốn góp bằng hiện vật được xác định trên cơ sở giá thị trường vào thời điểm gópvốn và phải được tổ chức giám định độc lập cấp chứng chỉ giám định.
Điều 27.
1.Bên Việt Nam và Bên nước ngoài trong tổ chức tín dụng liên doanh được quyềnchuyển nhượng phần vốn góp của mình nhưng phải tuân thủ quy định tại Điều 26Nghị định này và phải ưu tiên chuyển nhượng cho các Bên trong tổ chức tín dụngliên doanh. Trong trường hợp chuyển nhượng cho tổ chức ngoài liên doanh thì điềukiện chuyển nhượng không được thuận lợi hơn trường hợp chuyển nhượng cho cácBên trong tổ chức tín dụng liên doanh. Việc chuyển nhượng vốn phải được các Bêntrong tổ chức tín dụng liên doanh thoả thuận.
2.Tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài có quyền chuyển nhượng vốncủa mình nhưng phải ưu tiên cho các tổ chức Việt Nam.
3.Tỷ lệ và điều kiện chuyển nhượng vốn của ngân hàng liên doanh, tổ chức tín dụngphi ngân hàng liên doanh phải được quy định cụ thể trong điều lệ của tổ chứctín dụng phù hợp với quy định của pháp luật. Trường hợp phần vốn điều lệ đượcchuyển nhượng vượt mức quy định, việc chuyển nhượng vốn chỉ có hiệu lực sau khiđược Ngân hàng Nhà nước chuẩn y.
4.Trong trường hợp chuyển nhượng vốn có phát sinh lợi nhuận thì bên chuyển nhượngphải nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 28. CácBên tham gia ngân hàng liên doanh, tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanhchia lợi nhuận và chịu rủi ro của tổ chức tín dụng liên doanh theo tỷ lệ gópvốn của mỗi bên, trừ trường hợp các Bên có thoả thuận khác quy định trong hợpđồng liên doanh.
Điều 29. Sốvốn điều lệ hoặc vốn được cấp của các tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tạiViệt Nam phải được thể hiện đầy đủ trên bảng cân đối tài khoản kế toán của tổchức tín dụng.
Chương III
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
Điều 30. Chinhánh Ngân hàng nước ngoài có thể được thực hiện một số hoặc toàn bộ các nghiệpvụ sau đây:
1.Nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; khôngđược nhận tiền gửi tiết kiệm dưới bất kỳ hình thức nào;
2.Phát hành chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá;
3.Vay vốn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước;
4.Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước;
5.Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn;
6.Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, giấy tờ có giá;
7.Bảo lãnh ngân hàng;
8.Kinh doanh ngoại hối;
9.Thực hiện dịch vụ thanh toán và dịch vụ ngân quỹ;
10.Mở tài khoản tiền gửi tại tổ chức tín dụng nước ngoài theo quy định của Ngân hàngNhà nước;
11.Đại lý chi trả thẻ tín dụng;
12.Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ;
13.Thực hiện các dịch vụ uỷ thác và quản lý tài sản;
14.Thực hiện các dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ.
Điều 31. Ngânhàng liên doanh có thể được thực hiện một số hoặc toàn bộ các nghiệp vụ sauđây:
1.Nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn;
2.Phát hành chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá;
3.Vay vốn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước;
4.Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước;
5.Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn;
6.Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, giấy tờ có giá;
7.Bảo lãnh ngân hàng;
8.Kinh doanh ngoại hối;
9.Thực hiện dịch vụ thanh toán và dịch vụ ngân quỹ;
10.Mở tài khoản tiền gửi tại tổ chức tín dụng nước ngoài theo quy định của Ngânhàng Nhà nước;
11.Đại lý chi trả thẻ tín dụng;
12.Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ;
13.Thực hiện các dịch vụ ủy thác và quản lý tài sản;
14.Thực hiện các dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ.
Điều 32. Côngty cho thuê tài chính liên doanh, Công ty cho thuê tài chính 100% vốn nướcngoài có thể được thực hiện một số hoặc toàn bộ các nghiệp vụ sau đây:
1.Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên, không được phép nhận tiền gửi khôngkỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm;
2.Phát hành trái phiếu, giấy tờ có giá;
3.Vay vốn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước;
4.Cho thuê tài chính;
5.Bảo lãnh ngân hàng;
6.Thực hiện dịch vụ tư vấn và các dịch vụ liên quan đến hoạt động cho thuê tàichính;
7.Thực hiện các dịch vụ ủy thác và quản lý tài sản.
Điều 33.Công ty tài chính liên doanh, Công ty tài chính 100% vốn nước ngoài có thể đượcthực hiện một số hoặc toàn bộ các nghiệp vụ sau đây:
1.Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên, không được phép nhận tiền gửi khôngkỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm;
2.Phát hành trái phiếu, giấy tờ có giá có kỳ hạn từ một năm trở lên;
3.Vay vốn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước;
4.Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn;
5.Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá;
6.Bảo lãnh ngân hàng;
7.Kinh doanh ngoại hối;
8.Thực hiện các dịch vụ uỷ thác và quản lý tài sản;
9.Thực hiện các dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ.
Điều 34. Vănphòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài có thể được thực hiện toàn bộhoặc một phần các hoạt động dưới đây theo nội dung ghi trong Giấy phép do Ngânhàng Nhà nước cấp:
1.Làm chức năng văn phòng liên lạc;
2.Nghiên cứu thị trường;
3.Xúc tiến xây dựng các dự án đầu tư của tổ chức tín dụng nước ngoài tại ViệtNam;
4.Thúc đẩy và theo dõi việc thực hiện các hợp đồng, thoả thuận đã ký giữa tổ chứctín dụng nước ngoài với các tổ chức tín dụng Việt Nam và các doanh nghiệp ViệtNam, các dự án do tổ chức tín dụng nước ngoài tài trợ tại Việt Nam;
5.Các hoạt động khác phù hợp với pháp luật Việt Nam khi được Ngân hàng Nhà nướccho phép.
Điều 35.Khi có nhu cầu và được Ngân hàng Nhà nước cho phép, chi nhánh Ngân hàng nướcngoài, ngân hàng liên doanh, tổ chức tín dụng phi ngân hàng được phép thực hiệncác nghiệp vụ khác phù hợp với pháp luật liên quan của Việt Nam.
Điều 36.
1.Trong Giấy phép cấp cho chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liêndoanh, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể cácnghiệp vụ được phép thực hiện tại Việt Nam phù hợp với loại hình và quy mô củatổ chức tín dụng được cấp phép.
2.Mọi sự điều chỉnh, bổ sung trong Giấy phép cấp cho tổ chức tín dụng nước ngoàihoạt động tại Việt nam do Ngân hàng Nhà nước thực hiện.
Điều 37.Trong quá trình hoạt động, tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Namphải tuân thủ quy định về các hạn chế để bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổchức tín dụng được quy định tại Mục 5, Chương III Luật Các tổ chức tín dụng.
Điều 38.
1.Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, tổ chức tín dụng phi ngânhàng hoạt động tại Việt Nam có nghĩa vụ hạch toán theo đúng hệ thống tài khoảnkế toán do Ngân hàng Nhà nước quy định và sử dụng chứng từ, lập báo cáo kếtoán, báo cáo tài chính theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước.
2.Đơn vị tiền tệ được sử dụng để hạch toán là đồng Việt Nam. Trường hợp tổ chứctín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có nhu cầu hạch toán bằng ngoại tệđể lập báo cáo cho Hội sở chính của tổ chức tín dụng nước ngoài thì phải đượcNgân hàng Nhà nước chấp thuận.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 39. Nghịđịnh này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế các văn bảntrước đây trái với Nghị định này.
Điều 40. Chinhánh Ngân hàng nước ngoài, chi nhánh phụ thuộc của Ngân hàng nước ngoài, ngânhàng liên doanh, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và Văn phòng đại diện của tổchức tín dụng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam phải điều chỉnh tổ chức vàhoạt động phù hợp với Nghị định này và các quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 41. Thốngđốc Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này./.