Turn on more accessible mode
Turn off more accessible mode
  • Đăng nhập
  • English
Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp - Ministry of Justice’s portal
  • Cổng thông tin điện tử
  • Trang chủ
  • Tìm kiếm
  • CSDLQG về văn bản pháp luật
  • English
    

THỜI GIAN BAN HÀNH

  • 1945 đến 1950
  • 1951 đến 1960
  • 1961 đến 1970
  • 1971 đến 1980
  • 1981 đến 1990
  • 1991 đến 2000
  • 2001 đến 2010
  • 2011 đến 2020

CƠ QUAN BAN HÀNH

  • Quốc hội
  • Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
  • Chủ tịch nước
  • Chính phủ
  • Thủ tướng Chính phủ
  • Các Bộ, cơ quan ngang Bộ
  • Các cơ quan khác
  • Các tỉnh, thành phố

LOẠI VĂN BẢN

  • Hiến pháp
  • Luật, Bộ luật
  • Nghị quyết
  • Pháp lệnh
  • Nghị định
  • Quyết định
  • Thông tư
  • Thông tư liên tịch

Thông báo

Cục Công nghệ thông tin, Bộ Tư pháp trân trọng cảm ơn Quý độc giả trong thời gian qua đã sử dụng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tại địa chỉ http://www.moj.gov.vn/pages/vbpq.aspx.

Đến nay, nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu khai thác, tra cứu văn bản quy phạm pháp luật từ Trung ương đến địa phương, Cục Công nghệ thông tin đã đưa Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật vào sử dụng tại địa chỉ http://vbpl.vn/Pages/portal.aspx để thay thế cho hệ thống cũ nói trên.

Cục Công nghệ thông tin trân trọng thông báo tới Quý độc giả được biết và mong rằng Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật sẽ tiếp tục là địa chỉ tin cậy để khai thác, tra cứu văn bản quy phạm pháp luật.

Trong quá trình sử dụng, chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến góp ý của Quý độc giả để Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật được hoàn thiện.

Ý kiến góp ý xin gửi về Phòng Thông tin điện tử, Cục Công nghệ thông tin, Bộ Tư pháp theo số điện thoại 046 273 9718 hoặc địa chỉ thư điện tử banbientap@moj.gov.vn  .

Tình trạng hiệu lực văn bản:  Hết hiệu lực
Thuộc tínhLược đồBản in1016" target="_blank">English
UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
Số: 13/1999/PL-UBTVQH10
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 27 tháng 04 năm 1999                          

PHÁP LỆNH

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

 

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, tăng cườnghiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất kinhđoanh hàng hóa, dịch vụ trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;

Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 4 về Chươngtrình xây dựng luật, Pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa X và Chương trình xây dựng luật,Pháp lệnh năm 1999;

Pháp lệnh này quy định việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:

Điều 1.Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùngsinh hoạt của cá nhân, gia đình và tổ chức.

Điều 2. Bảovệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng là trách nhiệm chung của toànxà hội.

Cơquan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội,tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và mọicá nhân có trách nhiệm thực hiện các quy định của Pháp lệnh này và các quy địnhkhác của pháp luật có liên quan về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổchức thành viên của Mặt trận trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình cótrách nhiệm tuyên truyền, giáo dục, động viên nhân dân tham gia các hoạt động: bảovệ quyền lợi ngườitiêu dùng, và thi hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Điều 3.Nhà nước khuyến khích việc tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm.

Nhànước có chính sách, biện pháp để phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thànhphần, củng cố các doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong vỉệc sảnxuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc nhu cầu thiết yếu có chất lượng nhằmbảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Nhànước khuyến khích mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng.

Điều 4.Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phục vụ tiêu dùng trongnước; tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa nhập khẩu phải chấp hành nghiêmchỉnh các quy định của Pháp lệnh này, pháp luật về thương mại, tiêuchuẩn, đo lường,chất lượng hàng hóa, thực phẩm, quảng cáo bảo vệ môi trường và các quy địnhkhác của pháp luật có liên quan; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quyđịnh của pháp luật.

Điều 5.Người tiêu dùng có các quyền và trách nhiệm quy định tại Pháp lệnh này và cácquy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 6.Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam phải thực hiện cácquy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trừ trườnghợp điều ước, quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc thamgia có quy định khác.

Điều 7.Nghiêm cấm các hành vi sau đây:

1.Sản xuất, kinh doanh hàng cấm, hàng giả;

2.Sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ gây ô nhiễm nghiêm trọng môitrường, nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của con người, trái với thuần phong mỹtục.

3.Thông tin, quảng cáo sai sự thật;

4.Các vi phạm khác nhằm lừa dối người tiêu dùng

 

Chương II

QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

Điều 8.Người tiêu dùng có quyền lựa chọn hàng hóa, dịch vụ; được cung cấp các thôngtin trung thực về chất lượng, giá cả, phương pháp sử dụng hàng hóa, dịch vụ; đượcbảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe và môi trường khi sử dụng hàng hóa, dịchvụ; được hướng dẫn những hiểu biết cần hiết về tiêu dùng.

Điều 9.Người tiêu dùng có quyền đòi bồi hoàn, bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụkhông đúng tiêu chuẩn, chất lượng, số lượng, giá cả đã công bố hoặc hợp đồng đãgiao kết, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật đối với việcsản xuất, kinh doanh hàng cấm, hàng giả, hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêuchuẩn, chất lượng, số lượng và việc thông tin, quảng cáo sai sự thật.

Điều 10. Bảovệ quyền lợi người tiêu dùng Người tiêu dùng có quyền đóng góp ý kiến trongviệc xây đựng và thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêudùng; yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiệnđúng trách nhiệm trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Ngườitiêu dùng có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh bảo đảm tiêuchuẩn, chất lượng hàng hóa, dịch vụ thuộc nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc, ở, đilại, học tập, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường và các hàng hóa, dịch vụ kbácđã đăng ký, công bố.

Điều 11.Người tiêu dùng được thành lập tổ chức để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củamình theo quy định, của pháp luật.

Ngườitiêu dùng trực tiếp hoặc thông qua đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa mình.

Điều 12.Người tiêu dùng có trách nhiệm tự bảo vệ mình trong việc tiêu dùng hàng hóa,dịch vụ; thực hiện đúng hướng dẫn về phương pháp sử dụng hàng hóa, dịch vụ,không được tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ gây tổn hại đến môi trường, trái vớithuần phong mỹ tục, gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và cộng đồng.

Điều 13.Người tiêu dùng có trách nhiệm phát hiện, tố cáo các hành vi gian dối về tiêuchuẩn, đo lường, chất lượng, nhãn hiệu hàng hóa, giá cả và các hành vi lừa dốikhác của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, gây thiệt hạicho mình và cộng đồng theo quy định của pháp luật.

 

Chương III

TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

SẢN XUẤT, KINH DOANH HÀNG HÓA, DỊCH VỤ

Điều 14.Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ có đăng ký kinh doanhphải đăng ký, công bố tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo quy địnhcủa pháp luật và thực hiện đúng cam kết với người tiêu dùng; phải thường xuyênkiểm tra về an toàn, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, thực hiện việc cân, đong,đo, đếm chính xác.

Chínhphủ quy định cụ thể việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong trường hợp sảnxuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không đăng ký, công bố tiêu chuẩn, chất lượnghàng hóa, dịch vụ.

Điều 15.Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải thông tin, quảngcáo chính xác là trung thực về hàng hóa, dịch vụ; niêm yết giá hàng hóa, dịchvụ; công bố điều kiện, thời hạn, địa điểm bảo hành và hướng dẫn sử dụng hànghóa, dịch vụ của mình cho người tiêu dùng.

Điều 16.Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải giải quyết kịpthời mọi khiếu nại của người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ của mình không đúngtiêu chuẩn, chất lượng, số lượng, giá cả đã công bố hoặc hợp đồng đã giao kết;thực hiện trách nhiệm bảo hành hàng hóa, dịch vụ đối với khách hàng.

Điều 17.Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm thu thập, nghiên cứu tiếp thu ýkiến đóng góp của người tiêu dùng; bồi hoàn, bồi thường thiệt hại cho ngườitiêu đùng theo quy định của pháp luật.

 

Chương IV

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG

Điều 18.Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bao gồm:

l.Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ quyềnlợi người tiêu dùng;

2.Xây dựng và tổ chức thực hịện các chính sách về bảo vệ quyền lợi người tiêudùng, về tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm;

3.Chỉ đạo và phối hợp, cá hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các Bộ,cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp;

4.Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,

5.Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và những hiểu biết liên quan đến việcbảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

6.Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

7.Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêudùng; giải quyết khiếu nại, tố cáo của người tiêu dùng; xử lý vi phạm pháp luật pháp luật về bảo vệ quyền lợingườị tiêu dùng.

Điều 19.Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trongphạm vi cả nước.

Cơquan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chịu trách nhiệm trướcChính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,

Chínhphủ quy định cụ thể cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêudùng.

Điều 20.

1.Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyềnhạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệquyền lợi người tiêu dùng trong việc thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyềnlợi người tiêu dùng.

2.Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộcChính phủ quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 21.Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạncử mình có trách nhiệm thực hiện, giám sát, kiểm tra việc thi hành chính sách,pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương.

 

Chương V

GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 22.Người tiêu dùng trực tiếp hoặc thông qua đại diện để thực hiện việc khiếu nại,yêu cầu bồi hoàn, bồi thường đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hànghóa, dịch vụ đã gây thiệt hại cho mình theo quy định của pháp luật.

Điều 23.Việc khiếu nại của người tiêu dùng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinhdoanh hàng hóa, dịch vụ được giải quyết trước hết theo nguyên tắc hòa giải, trừtrường hợp pháp luật có quy định khác. Trong trường hợp không hòa giải được, ngườitiêu dùng có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.

Điều 24.Người tiêu dùng trực tiếp hoặc thông qua đại diện của mình tố cáo với cơ quan,tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệquyền lợi ngườị tiêu dùng.

Điều 25.Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các cơ quan nhànước có liên quan có trách nhiệmgiải quyết kịp thời theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo của người tiêu dùng theoquy định của pháp luật.

Điều 26.Người nào sản xuất, kinh doanh hàng cấm, thuốc chữa bệnh giả, thực phẩm giả vàcác loại hàng giả khác; thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn;sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ gây ô nhiễm nghiêm trọng đếnmôi trường, nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của con người, trái với thuần phong mỹ tục; thông tin,quảng cáo sai sự thật gian lận trong cân, đong, đo, đếm hoặc có hành vi khác viphạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì tùy theo tính chất, mứcđộ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gâythiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 27.Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm hoặc bao che cho người khác viphạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì tùy theo tính chất, mứcđộ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 28.Người nào có hành vi vi phạm pháp luật về bảọ vệ quyền lợi người tiêu dùng màgây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác thì ngoài việc bị xửư lý theo quy địnhtại các Điều 26 và 27 của Pháp lệnh này, còn phải bồi thường thiệt hại theo quyđịnh của pháp luật.

 

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 29.Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 1999.

Điều 30.Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này./.

  • Bộ Tư pháp
  • Liên hệ
  • Phản hồi

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ TƯ PHÁP

Địa chỉ: 60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 04.62739718 - Fax: 04.62739359. Email: banbientap@moj.gov.vn; cntt@moj.gov.vn.

Giấy phép cung cấp thông tin trên internet số 28/GP-BC ngày 25/03/2005.

Trưởng Ban biên tập: Nguyễn Tiến Dũng - Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin.

Ghi rõ nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (www.moj.gov.vn) khi trích dẫn lại tin từ địa chỉ này.