THÔNG TƯ
Hướng dẫn việc quản lý doanh thu, chi phí và giá thành
sản phẩm, dịch vụ tại các doanh nghiệp Nhà nước
Thực hiện Nghị định số 59/CP ngày 03/10/1996 của Chính phủ ban hành"Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệpNhà nước" và Nghị định số 27/1999/NĐ-CP ngày 20/4/1999 của Chính phủ sửađổi bổ sung một số điều của quy chế tài chính nói trên;
Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý doanh thu, chi phí và giáthành sản phẩm, dịch vụ tại các doanh nghiệp Nhà nước như sau:
I.NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1.Doanh nghiệp Nhà nước phải tổ chức quản lý chặt chẽ các khoản doanh thu, chiphí, giá thành sản phẩm, dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp.
2.Doanh nghiệp phải tính đúng, tính đủ chi phí kinh doanh, tự trang trải mọikhoản chi phí bằng các khoản thu và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt độngkinh doanh.
3.Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật, chế độ tài chính do cấp có thẩm quyền banhành, doanh nghiệp phải:
Xâydựng và thường xuyên hoàn chỉnh hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợpvới tình hình cụ thể của mình.
Chấphành nghiêm chỉnh các chế độ chi tiêu tài chính, chế độ kế toán thống kê hiệnhành của Nhà nước.
4.Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp chịu trách nhiệm trướcNhà nước và trước pháp luật về tính đúng đắn và hợp pháp của các khoản doanhthu, chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mình.
5.Trong thông tư này một số thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Chiếtkhấu thanh toán là số tiền người bán giảm trừ cho người mua đối với số tiềnphải trả do người mua thanh toán tiền mua sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của doanhnghiệp trước thời hạn thanh toán và được ghi trên hoá đơn bán hàng hoặc hợpđồng kinh tế.
Giảmgiá hàng bán là số tiền người bán giảm trừ cho người mua trên giá bán đã thoảthuận do hàng bán kém phẩm chất, không đúng quy cách, thời hạn đã được quy địnhtrong hợp đồng kinh tế hoặc giảm giá cho khách hàng do mua sản phẩm, hàng hoá,dịch vụ của doanh nghiệp với khối lượng lớn.
Doanhthu hàng bán bị trả lại là trị giá tính theo giá thanh toán của số sản phẩm,hàng hoá, dịch vụ doanh nghiệp đã tiêu thụ, bị khách hàng trả lại do vi phạmcác điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế như: hàng kém phẩm chất, saiquy cách, chủng loại...
Hoahồng đại lý là số tiền doanh nghiệp trả cho các đại lý tiêu thụ sản phẩm, hànghoá, dịch vụ của doanh nghiệp.
Hoahồng môi giới là số tiền trả cho các tổ chức kinh tế, tập thể hoặc cá nhân làmmôi giới trong việc mua bán vật tư, sản phẩm, cung ứng dịch vụ phục vụ cho hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp.
II.NHỮNG QUY ĐỊNH QUẢN LÝ CỤ THỂ
A.Quản lý doanh thu:
1.Doanh thu của doanh nghiệp Nhà nước gồm doanh thu từ hoạt động kinh doanh vàthu nhập từ các hoạt động khác.
1.1.Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hoá, cungứng, dịch vụ sau khi trừ (-) khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếucó chứng từ hợp lệ) được khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt đãthu hay chưa thu được tiền).
Doanhthu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp còn bao gồm:
Cáckhoản phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có), trợ giá, phụ thu theo quy định củaNhà nước mà doanh nghiệp được hưởng đối với hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệptiêu thụ trong kỳ.
Giátrị các sản phẩm hàng hoá đem biếu, tặng, trao đổi hoặc tiêu dùng cho sản xuấttrong nội bộ doanh nghiệp như: điện sản xuất ra được dùng trong các nhà máy sảnxuất điện, xi măng thành phẩm để sửa chữa ở xí nghiệp sản xuất xi măng, quạtsản xuất ra sử dụng ở nhà máy sản xuất quạt.
Doanhnghiệp chỉ được hạch toán giảm doanh thu khi việc giảm giá hàng bán phát sinhsau khi đã phát hành hoá đơn bán hàng. Đối với trường hợp bán hàng theo khối lượnglớn nếu giảm giá hàng bán cho người mua thì phải ghi rõ trên hoá đơn phát hànhlần cuối cùng.
Doanhnghiệp phải có quy chế quản lý và công bố công khai các khoản giảm giá hàngbán.Giám đốc doanh nghiệp được quyền quyết định và chịu trách nhiệm về cáckhoản giảm trừ nói trên.
Hàngbán bị trả lại phải có văn bản đề nghị của người mua ghi rõ số lượng, đơn giávà giá trị hàng bị trả lại kèm theo chứng từ nhập lại kho số hàng nói trên.
1.2.Thu nhập từ các hoạt động khác bao gồm các khoản thu nhập từ hoạt động đầu tưtài chính và các hoạt động bất thường.
1.2.1.Thu nhập từ hoạt động đầu tư tài chính bao gồm các khoản thu:
Từcác hoạt động liên doanh liên kết; góp vốn cổ phần; lãi tiền gửi, lãi tiền chovay (trừ lãi tiền vay phát sịnh từ nguồn vốn vay đầu tư XDCB); tiền lãi trảchậm của việc bán hàng trả góp; tiền hỗ trợ lãi xuất tiền vay của nhà nướctrong kinh doanh (nếu có); thu từ hoạt động mua bán chứng khoán (công trái,tráiphiếu, tín phiếu, cổ phiếu)...
Từhoạt động nhượng bán ngoại tệ hoặc thu nhập về chênh lệch tỷ giá nghiệp vụngoại tệ theo quy định của chế độ tài chính.
Hoànnhập số dư khoản dự phòng giảm giá chứng khoán.
Tiềncho thuê tài sản đối với doanh nghiệp cho thuê tài sản không phải là hoạt độngkinh doanh thường xuyên.
1.2.2.Thu nhập từ các hoạt động bất thường là các khoản thu từ các hoạt động xảy rakhông thường xuyên ngoài các khoản thu đã được quy định ở điểm 1.2.1 mục A như:thu từ bán vật tư, hàng hoá, tài sản dôi thừa; bán công cụ, dụng cụ đã phân bổhết giá trị, bị hư hỏng hoặc không cần sử dụng; các khoản phải trả nhưng khôngtrả được vì nguyên nhân từ phía chủ nợ; thu chuyển nhượng, thanh lý tài sản, nợkhó đòi đã xoá sổ nay thu hồi được; hoàn nhập khoản dự phòng giảm giá hàng hoátồn kho, khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích vào chi phí của năm trước;hoàn nhập số dư chi phí trích trước về bảo hành hàng hoá ,sản phẩm, công trìnhvà hạng mục công trình khi hết thời hạn bảo hành; chi phí trích trước về sửachữa TSCĐ lớn hơn số thực chi; thu về cho sử dụng hoặc chuyển quyền sử dụng sởhữu trí tuệ; thu về tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế; thu về chiết khấu thanhtoán; các khoản thuế phải nộp (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp) được Nhà nướcgiảm.
2.Một số điểm cần chú ý về quản lý và hạch toán doanh thu:
Đốivới các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của hoạt động kinh doanh, tài chính và bấtthường thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) nếu:
Xácđịnh số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu hoặc thunhập là số tiền phải thu từ các hoạt động không bao gồm thuế GTGT (đầu ra).
Xácđịnh số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu hoặc thunhập là tổng số tiền phải thu từ các hoạt động (tổng giá thanh toán).
Đốivới sản phẩm, hàng hoá, cung ứng dịch vụ của các hoạt động kinh doanh,tàichính, bất thường không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì doanh thu hoặc thunhập là số tiền phải thu của các hoạt động trên.
2.1Phương pháp xác định cụ thể một số khoản doanh thu:
Đốivới hàng hoá bán theo phương thức trả góp thì tính vào doanh thu hoạt động kinhdoanh theo giá bán trả một lần, không bao gồm lãi trả chậm. Lãi trả chậm tínhvào thu nhập hoạt động tài chính hàng năm.
Đốivới sản phẩm, hàng hoá ,dịch vụ dùng để trao đổi hàng hoá dịch vụ khác thìdoanh thu tính theo giá bán của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tươngđương tại thời điểm trao đổi.
Đốivới sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ doanh nghiệp sản xuất ra dùng để biếu tặng,hoặc tiêu dùng cho sản xuất trong nội bộ doanh nghiệp thì doanh thu tính theogiá thành sản xuất (hoặc giá vốn) sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đó.
Đốivới hoạt động cho thuê tài sản có nhận trước tiền cho thuê của nhiều năm thìdoanh thu của từng năm là tổng số tiền cho thuê chia cho số năm cho thuê tàisản.
Đốivới hoạt động bán hàng đại lý thì doanh thu là khoản phải thu về hoa hồng đạilý.
Đốivới hoạt động gia công thì doanh thu tính theo giá gia công ghi trên hoá đơncủa khối lượng sản phẩm gia công hoàn thành trong kỳ.
Đốivới sản phẩm giao khoán trong các doanh nghiệp sản xuất nông lâm nghiệp nếu thubằng tiền thì doanh thu là số tiền phải thu ghi trong hợp đồng giao nhận khoánđến hạn trả; nếu thu bằng hiện vật thì khi bán sản phẩm thu khoán đó mới hạchtoán doanh thu và tính theo giá bán thực tế.
Đốivới hoạt động tín dụng, doanh thu là lãi tiền cho vay đến hạn phải thu trongkỳ.
Đốivới hoạt động bảo hiểm, doanh thu là phí bảo hiểm phải thu trong kỳ.
Đốivới sản phẩm xây lắp thi công trong nhiều năm thì doanh thu một năm là giá trịphải thu tương ứng với giá trị khối lượng công việc, hạng mục, công trình xâylắp hoàn thành trong năm đó được người giao thầu chấp nhận thanh toán.
Trườnghợp doanh nghiệp xây lắp giao thầu lại cho nhà thầu phụ thì doanh thu bao gồmcả phần giá trị xây lắp giao thầu lại.
2.2.Thời điểm hạch toán doanh thu là khi doanh nghiệp đã chuyển giao quyền sở hữuhàng hoá, sản phẩm, hoàn thành việc cung cấp dịch vụ cho người mua hoặc hoànthành công việc theo hợp đồng và được người mua chấp nhận thanh toán không phụthuộc vào tiền đã thu hay chưa thu được.
Hànghoá sản phẩm được bán thông qua đại lý theo phương thức bán đúng giá quy địnhcủa chủ hàng giao và được hưởng hoa hồng đại lý thì thời điểm hạch toán doanhthu là khi hàng hoá gửi đại lý đã được bán.
3.Doanh nghiệp có phát sinh doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng ViệtNam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, doNgân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu.
4.Toàn bộ doanh thu phát sinh trong kỳ phải có các hoá đơn, chứng từ hợp lệ chứngminh và phản ánh đầy đủ vào trong sổ kế toán của doanh nghiệp theo chế độ kếtoán hiện hành.
B.Quản lý chi phí và giá thành
Chiphí của doanh nghiệp bao gồm chi phí hoạt động kinh doanh và chi phí hoạt độngkhác.
1.Quản lý chi phí hoạt động kinh doanh:
Chiphí hoạt động kinh doanh bao gồm các chi phí có liên quan đến quá trình hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp như: chi phí nguyên, nhiên, vật liệu; khấu haotài sản cố định; tiền lương và các khoản chi phí có tính chất lương; các khoảntrích nộp theo quy định của Nhà nước như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và chiphí công đoàn; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí bằng tiền khác.
Việcquản lý và hạch toán chi phí được quy định như sau:
1.1.Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, động lực... (dưới đây gọi tắt là chiphí vật tư) phải quản lý chặt chẽ trong 2 khâu: mức tiêu hao vật tư và giá vậttư.
a)Mức tiêu hao vật tư:
Tổnggiám đốc hoặc Giám đốc phải căn cứ vào định mức vật tư do các cấp có thẩm quyềnban hành và tình hình cụ thể của doanh nghiệp để xây dựng hệ thống định mức vậttư của doanh nghiệp trình Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồngquản trị), phê duyệt và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các định mức đó.
Cácloại vật tư sử dụng vào kinh doanh phải được quản lý chặt chẽ theo các định mứctiêu hao của doanh nghiệp đã ban hành trong các khâu: dự trữ, cấp phát và thanhquyết toán.
Doanhnghiệp phải theo dõi, kiểm tra, tổ chức phân tích thường xuyên và định kỳ tìnhhình thực hiện định mức vật tư để đề ra các biện pháp nhằm không ngừng hoànthiện hệ thống định mức, kịp thời biểu dương khen thưởng những tập thể, cá nhânsử dụng tiết kiệm vật tư và xử lý các trường hợp tiêu hao vật tư vượt định mức.
b)Giá vật tư: Dùng để hạch toán và xác định chi phí vật tư là giá thực tế, baogồm:
Giávật tư mua ngoài gồm: Giá mua ghi trên hoá đơn của người bán hàng (nếu là vật tưtự nhập khẩu bằng ngoại tệ thì quy đổi ra tiền Việt Nam theo tỷ giá thực tếhoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ của liên ngân hàng doNgân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh cộng thuế nhập khẩuvà các khoản phụ thu nếu có) cộng với chi phí vận chuyển, phí bốc xếp, phí bảoquản, phí bảo hiểm, phí hao hụt hợp lý trên đường đi, tiền thuê kho bãi, phígia công trước khi nhập kho (nếu có), phí chọn lọc tái chế.
Giávật tư tự chế gồm: giá vật tư thực tế xuất kho cộng với chi phí thực tế phátsinh trong quá trình tự chế.
Giávật tư thuê ngoài gia công chế biến gồm: giá vật tư thực tế xuất kho đem giacông cộng với chi phí gia công như phí vận chuyển, phí bốc xếp, phí bảo hiểm vàtiền trả cho người gia công.
Giácác loại vật tư và các chi phí gia công chế biến, vận chuyển, bảo quản, thumua... nói trên phải ghi trên hoá đơn, chứng từ theo quy định của Bộ Tài chính.Trường hợp vật tư là sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản... mua của người trực tiếpsản xuất không có hoá đơn thì người mua hàng phải lập bảng kê mua hàng ghi rõtên, địa chỉ người bán, số lượng hàng hoá, đơn giá, thành tiền, chữ ký của ngườibán hàng, giám đốc doanh nghiệp duyệt chi.
c)Đối với công cụ, dụng cụ sử dụng cho quá trình kinh doanh như: khuôn mẫu, dàngiáo, cân, giá đựng, bàn ghế, máy tính cầm tay... doanh nghiệp căn cứ vào thờigian sử dụng và giá trị của công cụ, dụng cụ để phân bổ dần vào các khoản mụcchi phí trong các kỳ kinh doanh theo tiêu thức phù hợp.
d)Giá trị vật tư tiêu hao thực tế được hạch toán vào chi phí vật tư. sau khi trừtiền đền bù của cá nhân hoặc tập thể gây ra tiêu hao vật tư vượt định mức vàtrị giá phế liệu thu hồi (nếu có) và số tiền giảm giá hàng mua (nếu có).
1.2.Chi phí khấu hao tài sản cố định:
Mọitài sản cố định của doanh nghiệp phải được huy động vào hoạt động kinh doanh vàtrích khấu hao theo quy định của Nhà nước để thu hồi vốn. Sau khi đã khấu haohết nguyên giá, tài sản cố định vẫn còn sử dụng được thì doanh nghiệp khôngphải trích khấu hao, nhưng phải quản lý và sử dụng theo chế độ hiện hành.
Côngtrình XDCB hoàn thành đã đưa vào sử dụng nhưng chưa quyết toán giá trị côngtrình thì doanh nghiệp tạm ghi tăng giá trị TSCĐ theo giá tạm tính để tríchkhấu hao. Sau khi nghiệm thu, bàn giao quyết toán giá trị công trình phải điềuchỉnh giá trị TSCĐ theo giá trị quyết toán.
1.3.Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương:
Chiphí tiền lương của doanh nghiệp bao gồm các khoản tiền lương, tiền công và cáckhoản phụ cấp có tính chất lương phải trả cho người lao động tham gia vào hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của chế độ hiện hành.
Tiềnlương phải được quản lý chặt chẽ và chi đúng mục đích, gắn với kết quả sản xuấtkinh doanh trên cơ cở các định mức lao động và đơn giá tiền lương hợp lý đượccơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Chiphí tiền ăn giữa ca phải chi cho người lao động tham gia vào hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp theo quy định hiện hành. Nếu chi cao hơn mức Nhà nướcquy định thì phần cao hơn được lấy quỹ phúc lợi chi. Quĩ phúc lợi không đủ thìngười quyết định chi phải bồi thường.
1.4.Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn được tính trên cơsở quỹ tiền lương của doanh nghiệp theo các chế độ hiện hành của Nhà nước.
Chiphí cho tổ chức Đảng được lấy từ nguồn kinh phí của tổ chức này, nếu nguồn kinhphí của tổ chức Đảng không đủ để chi thì phần chênh lệch thiếu được hạch toánvào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
1.5.Chi phí dịch vụ mua ngoài:
Làcác khoản chi phí sửa chữa tài sản cố định thuê ngoài, chi phí điện, nước, điệnthoại, tiền bốc vác, vận chuyển hàng hoá, sản phẩm, tiền trả hoa hồng đại lý,môi giới, uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu, tiền mua bảo hiểm tài sản, tiền thuêkiểm toán, tư vấn, quảng cáo, và các dịch vụ mua ngoài khác.
Giátrị khối lượng xây lắp thanh toán cho nhà thầu phụ là chi phí của nhà thầuchính.
Cáckhoản chi phí hoa hồng đại lý, uỷ thác phải thể hiện trong các hợp đồng đại lý,uỷ thác và chỉ được hạch toán theo số phải chi, có đủ chứng từ hợp pháp.
Chiphí hoa hồng môi giới: doanh nghiệp phải xây dựng định mức chi và quy chế quảnlý chi tiêu gắn với hiệu quả kinh tế do việc môi giới mang lại. Hoa hồng môigiới không được áp dụng cho các đối tượng là đại lý của doanh nghiệp, các kháchhàng được chỉ định, các chức danh quản lý trong doanh nghiệp, những nhân viênlàm nhiệm vụ cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp.
Chiphí sửa chữa tài sản cố định nhằm khôi phục năng lực của tài sản thì được hạchtoán vào chi phí kinh doanh trong năm theo số thực chi. Nếu chi phí sửa chữaphát sinh một lần quá lớn thì được phân bổ cho các năm sau. Đối với những tàisản cố định đặc thù, việc sửa chữa lớn có tính chu kỳ doanh nghiệp cần trích trướcchi phí sửa chữa lớn thì phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quanquản lý tài chính doanh nghiệp. Nếu khoản trích trước thấp hơn số thực chi thìđược hạch toán thêm số chênh lệch vào chi phí, nếu cao hơn thì hạch toán hoànnhập vào thu nhập bất thường trong năm.
1.6.Chi phí bằng tiền khác:
Làcác khoản chi phí ngoài các khoản trên đây như: thuế môn bài, thuế sử dụng đấthoặc tiền thuê đất, thuế tài nguyên, lệ phí cầu phà, chi phí tiếp tân, khánhtiết, quảng cáo, tiếp thị, chi phí giao dịch đối ngoại, chi phí hội nghị, chiphí tuyển dụng, tập quân sự, bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho cán bộ công nhânviên, chi bảo hộ lao động, các khoản thiệt hại được phép hạch toán vào chi phí,chi phí bảo hành sản phẩm, các khoản dự phòng, tiền nộp quỹ quản lý Tổng côngty, tiền đóng hội phí, niêm liễm, chi phí dự thầu, trợ cấp thôi việc cho ngườilao động theo quy định của Luật lao động và các khoản chi khác.
Cáckhoản chi tiếp tân, tiếp khách, hội họp, đối ngoại giao dịch và chi phí bằngtiền khác phải gắn liền với kinh doanh và hiệu quả kinh tế. Mức chi cụ thể dogiám đốc doanh nghiệp quyết định không vượt quá mức quy định tại khoản 11 phầnIII của thông tư số 99/1998/TT- BTC ngày 14/7/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫnthi hành Nghị định số 30/1998/NĐ- CP ngày 13/5/1998 của Chính phủ quy định chitiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
Đốivới một số ngành hoạt động đặc thù như triển lãm, quảng cáo có nhu cầu chiquảng cáo, tiếp thị, đối ngoại, giao dịch lớn hơn mức khống chế trên thì doanhnghiệp phải xây dựng mức khống chế phù hợp với đặc điểm hoạt động của doanhnghiệp, báo cáo cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp và Bộ Tài chính xemxét chấp thuận bằng văn bản.
Chibảo hộ lao động, doanh nghiệp hạch toán vào chi phí theo số thực chi trong phạmvi chế độ định mức hiện hành.
Doanhnghiệp được trích trước khoản chi bảo hành vào chi phí đối với sản phẩm, hànghoá, công trình XDCB cần bảo hành trong nhiều năm. Hết thời hạn bảo hành sảnphẩm, nếu số chi bảo hành thực tế lớn hơn số trích trước thì phần chênh lệch đượchạch toán thêm vào chi phí. Trường hợp số chi bảo hành thực tế nhỏ hơn số tríchtrước thì số chênh lệch hạch toán vào thu nhập khác.
Khoảnkinh phí quản lý Tổng công ty là để chi tiêu cho bộ máy quản lý Tổng công ty,cho công tác đào tạo, điều trị y tế, nghiên cứu khoa học mà Tổng công ty đảmnhiệm chung cho các đơn vị thành viên.
Theophương án do Hội đồng quản trị phê duyệt, Tổng giám đốc quyết định mức huy độngcủa từng đơn vị thành viên. Doanh nghiệp thành viên hạch toán vào chi phí theosố phải nộp.
Trongnăm, nếu kinh phí quản lý Tổng công ty đã huy động nhưng chi không hết, thì đượcchuyển sang năm sau để chi và giảm bớt mức huy động của năm sau, nếu số đã huyđộng nhỏ hơn số thực chi thì phần thiếu được huy động bổ sung trong năm sau.
Doanhnghiệp được trích chi phí dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảmgiá hàng hoá vật tư tồn kho vào chi phí trong kỳ theo quy định hiện hành .
Chitrợ cấp thôi việc cho người lao động thực hiện theo Nghị định số 198/CP ngày31/12/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điềutrong Bộ luật lao động về hợp đồng lao động và các văn bản hiện hành khác củaNhà nước.
Doanhnghiệp được chi thưởng năng suất lao động, thưởng sáng kiến, cải tiến, thưởngtiết kiệm vật tư và hạch toán vào chi phí kinh doanh theo số thực chi nhưngkhông vượt quá hiệu quả đem lại từ các khoản chi này. Hội đồng quản trị hoặcGiám đốc(đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) phải ban hành và côngbố công khai các quy chế thưởng.
Doanhnghiệp được hạch toán khoản chi nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đổi mới côngnghệ, chế thử sản phẩm mới,chi sáng kiến ,cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp theo số thực chi. Đề tài nghiên cứu và dự toán chi phínghiên cứu của từng đề tài phải được Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc (đối vớidoanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) phê duyệt và tự chịu trách nhiệm vềhiệu quả của các đề tài đó.
Khoảnchi cho các trường lớp, đào tạo bồi dưỡng nâng cao tay nghề, năng lực quản lývà chi cho cơ sở y tế chỉ được hạch toán vào chi phí khoản chi cho các đối tượnglà cán bộ công nhân viên chức của doanh nghiệp. Doanh nghiệp hạch toán vào chiphí theo số thực chi sau khi trừ các khoản hỗ trợ của ngân sách nhà nước (nếucó). Mức chi tối đa không vượt quá 1,3 lần định mức chi sự nghiệp cho các đối tượngtrên do nhà nước quy định.
Nếuđào tạo, điều trị cho những đối tượng ngoài doanh nghiệp thì doanh nghiệp phảithu phí để tự trang trải các khoản chi.
Cáckhoản chi hỗ trợ giáo dục cho các tổ chức giáo dục thành lập theo quy định củanhà nước như: quỹ khuyến học, trường học sinh tàn tật, học sinh không nơi nươngtựa, căn cứ vào chế độ qui định và khả năng tài chính của doanh nghiệp. Giámđốc quyết định mức chi hỗ trợ nói trên.
Khoảnthực chi về bảo vệ môi trường phát sinh trong kỳ, nếu khoản chi lớn có tác dụngcho nhiều năm thì phân bổ dần cho các năm sau.
Chiphí cho lao động nữ theo chế độ quy định.
Cácchi phí khác bằng tiền.
1.7.Không được tính vào chi phí hoạt động kinh doanh các khoản sau đây:
Cáckhoản tiền phạt vi phạm pháp luật như: luật giao thông, luật thuế, luật môi trường,luật lao động, vi phạm chế độ báo cáo thống kê, tài chính kế toán và các luậtkhác. Nếu do tập thể hoặc cá nhân vi phạm pháp luật, thì tập thể, hoặc cá nhânphải nộp phạt. Ngoài khoản tiền đền bù nói trên, phần nộp phạt còn lại lấy từlợi nhuận sau thuế.
Cáckhoản đầu tư xây dựng cơ bản, chi mua sắm tài sản cố định hữu hình và vô hình,chi ủng hộ cho các tổ chức xã hội.
Chiphí đi công tác nước ngoài vượt định mức của doanh nghiệp.
Cáckhoản thuộc nguồn kinh phí khác đài thọ như khoản chi sự nghiệp đã được ngânsách nhà nước cấp, cơ quan cấp trên hoặc các tổ chức khác hỗ trợ; Chi trả lãivay vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong thời kỳ công trình chưa hoàn thành đưa vàosử dụng. Số lãi này được hạch toán vào chi phí đầu tư xây dựng cơ bản;
Cáckhoản chi phí sản xuất kinh doanh vượt mức quy định của chế độ tài chính thì đượcbù đắp bằng quỹ khen thưởng và phúc lợi.
2.Hạch toán giá thành sản phẩm, dịch vụ.
Tuỳtheo quy trình công nghệ và điều kiện sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp tự xácđịnh đối tượng và chọn phương pháp phù hợp để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ.Giá thành sản phẩm, dịch vụ có thể tính theo yếu tố hoặc khoản mục.
2.1.Giá thành sản xuất sản phẩm, dịch vụ gồm các khoản mục chi phí trực tiếp:
Chiphí vật tư trực tiếp: gồm các chi phí về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu vàđộng lực tiêu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Chiphí nhân công trực tiếp: gồm các khoản trả cho người lao động trực tiếp sảnxuất như: tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương, chi ănca, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn của công nhân trựctiếp.
Chiphí sản xuất chung: gồm các khoản chi phí chung phát sinh ở các phân xưởng, bộphận kinh doanh của doanh nghiệp như: tiền lương, phụ cấp, ăn ca trả cho nhânviên phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng,khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiềnngoài các chi phí kể trên.
2.2.Giá thành toàn bộ sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ gồm:
Giáthành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ.
Chiphí bán hàng: gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hànghoá, dịch vụ như: tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bánhàng, hoa hồng đại lý, hoa hồng môi giới, tiếp thị, đóng gói, vận chuyển, bảoquản... khấu hao tài sản cố định; chi phí vật liệu, bao bì, dụng cụ, đồ dùng,chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác như: chi phí bảo hànhsản phẩm, chi phí quảng cáo...
Chiphí quản lý doanh nghiệp: gồm các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hànhchính và các chi phí chung khác có liên quan đến hoạt động của toàn doanhnghiệp như: tiền lương và các khoản phụ cấp, ăn ca trả cho ban giám đốc và nhânviên quản lý ở các phòng ban, bảo hiểm, kinh phí công đoàn của bộ máy quản lýdoanh nghiệp; chi phí vật liệu, đồ dùng cho văn phòng, khấu hao tài sản cố địnhdùng chung cho doanh nghiệp, các khoản thuế, lệ phí, chi phí dịch vụ mua ngoàithuộc văn phòng doanh nghiệp và các chi phí khác bằng tiền chung cho toàn doanhnghiệp như: dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phíkiểm toán, chi phí tiếp tân, khánh tiết, công tác phí, khoản trợ cấp thôi việccho người lao động; các khoản chi nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đổi mới côngnghệ, chi sáng kiến, chi phí đào tạo nâng cao tay nghề công nhân, năng lực quảnlý; chi y tế cho người lao động; chi bảo vệ môi trường; chi cho lao động nữ,trích nộp kinh phí quản lý Tổng Công ty.
Vềnguyên tắc toàn bộ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được kếtchuyển cho sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ trong năm để xác định kết quả kinh doanh.Trường hợp đặc biệt, đối với một số doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanhdài, trong năm không có sản phẩm tiêu thụ hoặc doanh thu không tương ứng vớichi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thì chi phí bán hàng và chiphí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong năm được
phânbổ cho sản phẩm dở dang và tồn kho, căn cứ vào chi phí sản xuất dở dang và giáthành sản xuất sản phẩm tồn.
3.Quản lý chi phí hoạt động khác
Chiphí hoạt động khác bao gồm: chi phí hoạt động tài chính và chi phí bất thường.
3.1.Chi phí hoạt động tài chính:
Chiphí hoạt động tài chính là các khoản chi phí đầu tư tài chính ra ngoài doanhnghiệp nhằm mục đích sử dụng hợp lý các nguồn vốn, tăng thêm thu nhập và nângcao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí các hoạt động tài chính baogồm:
Chiphí liên doanh, liên kết là các khoản chi phí phát sinh trong các hoạt độngliên doanh, liên kết (không thuộc chi phí của doanh nghiệp liên doanh, liênkết).
Chiphí cho thuê tài sản.
Chiphí mua bán trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu kể cả khoản tổn thất trong đầu tưnếu có.
Dựphòng giảm giá chứng khoán.
Giátrị ngoại tệ bán ra, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ theo chế độ tài chính hiệnhành( không bao gồm chênh lệch tỷ giá ngoại tệ thuộc vốn vay để đầu tư XDCB khicông trình chưa đưa vào sử dụng hoặc vốn vay bằng ngoại tệ để góp vốn liêndoanh).
Chiphí về lãi phải trả cho số vốn huy động trong kỳ. Đối với số vốn huy động củacác đối tượng ngoài tổ chức tín dụng Nhà nước thì lãi suất huy động không đượcvượt quá mức lãi suất trần của ngân hàng thương mại quốc doanh của cùng thờiđiểm.
Chiphí chiết khấu thanh toán cho người mua hàng hoá dịch vụ khi thanh toán tiền trướchạn.
Chiphí khác liên quan đến hoạt động đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.
Doanhnghiệp phải căn cứ vào hiệu quả của từng hoạt động tài chính và các quy địnhcủa pháp luật để quyết định các khoản chi phí trên đây, đồng thời hạch toán chitiết các chi phí thực tế phát sinh của từng hoạt động tài chính.
3.2.Chi phí bất thường là:
Cáckhoản chi phí xảy ra không thường xuyên gồm có:
Chiphí nhượng bán, thanh lý tài sản cố định (bao gồm cả giá trị còn lại của tàisản cố định khi thanh lý và nhượng bán).
Giátrị tài sản tổn thất thực tế sau khi đã giảm trừ tiền đền bù của người phạm lỗivà tổ chức bảo hiểm, trị giá phế liệu thu hồi (nếu có) và số đã được bù đắpbằng các quỹ dự phòng tài chính.
Chiphí cho việc thu hồi các khoản nợ phải thu khó đòi đã xoá sổ kế toán.
Chiphí về tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế
Chiphí để thu tiền phạt
Cáckhoản chi phí bất thường khác.
Doanhnghiệp phải có quy chế quản lý từng khoản chi phí bất thường. Đối với các khoảnthiệt hại do tập thể hay cá nhân gây ra phải làm rõ mức độ, nguyên nhân vàtrách nhiệm đền bù kèm theo các biện pháp xử lý hành chính.
4.Một số điểm cần chú ý về quản lý và khi hạch toán chi phí .
4.1.Đối với các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của hoạt động kinh doanh, tài chính vàbất thường thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) nếu:
Xácđịnh số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thì chi phí không bao gồmtiền thuế GTGT đầu vào.
Xácđịnh số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp thì chi phí bao gồm cảtiền thuế GTGT đầu vào (nếu có).
Trườnghợp doanh nghiệp đồng thời có 2 loại kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGTvà không chịu thuế GTGT thì phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào,chi phí sảnxuất kinh doanh theo quy định nói trên. Nếu không hạch toán riêng được thì hạchtoán chung toàn bộ thuế GTGT đầu vào và phân bổ số thuế GTGT được khấu trừ vàkhông được khấu trừ theo quy định hiện hành. Số thuế GTGT đầu vào không đượckhấu trừ phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ theo từng đối tượngphù hợp, nếu lớn thì có thể phân bổ dần vào chi phí của các kỳ sau.
Đốivới các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của hoạt động kinh doanh, tài chính và bấtthường không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì chi phí của doanh nghiệp baogồm cả tiền thuế GTGT (đầu vào).
4.2.Doanh nghiệp có phát sinh các khoản chi phí bằng ngoại tệ thì phải quy đổi rađồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trườngngoại tệ của liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thờiđiểm phát sinh chi phí.
III.TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.Thông tư này thay thế Thông tư số 76 TC/TCDN ngày 15/11/1996 của Bộ Tài chínhvà có hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định số 27/1999/NĐ-CP ngày 20/4/1999của Chính phủ có hiệu lực.
2.Cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn cácdoanh nghiệp Nhà nước thực hiện việc quản lý doanh thu, chi phí và giá thànhsản phẩm theo các quy định trong Thông tư này.
3.Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hộiđồng quản trị) có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
4.Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các doanh nghiệp Nhà nước kịp thờiphản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.