THÔNG TƯ
Hướng dẫn thực hiện Luật thuế giá trị gia tăng
đối với các hoạt động trong ngành hàng hải
Căn cứ Luật thuế giá trị gia tăng số 02/1997/QH ngày 10/5/1997;
Căn cứ Nghị định số 28/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ qui địnhchi tiết thi hành Luật thuế GTGT và Nghị định số 102/1998/NĐ-CP ngày 21/12/1998của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 28/1998/NĐ-CP;
Để thực hiện Luật thuế giá trị gia tăng phù hợp với hoạt động kinhdoanh dịch vụ trong ngành hàng hải, Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuếGTGT đối với các hoạt động trong ngành hàng hải như sau:
I . PHẠM VI ÁP DỤNG THUẾ GTGT
1. Đối tượng chịu thuế GTGT:
a.Vận tải đường biển, đường sông nội địa: Là hoạt động vận tải giữa các cảngbiển, cảng sông trong nước.
b.Dịch vụ khai thác cảng biển, cảng sông gồm: bốc xếp, lưu kho bãi, hỗ trợ laidắt tàu, buộc cởi dây, đóng mở nắp hầm hàng, quét dọn hầm hàng, cung cấp nướcngọt , thực phẩm, nhiên liệu cho các tàu biển vận tải nội địa hoặc cung cấpgián tiếp qua một đơn vị khác cho các tàu biển vận tải quốc tế, kiểm đếm, giaonhận hàng hoá, phí cầu bến, cho thuê thiết bị, phương tiện...
c.Dịch vụ hàng hải gồm:
Đạilý tàu biển: Là các dịch vụ làm thủ tục để cho tàu biển ra, vào các cảng biển.Phí đại lý này được thu theo biểu phí qui định của Ban Vật giá Chính phủ và đượctính thu cho từng chuyến tàu;
Đạilý vận tải, đại lý hàng hoá, giao nhận, mua bán giao nhận tàu, mua bán thiếtbị, phụ tùng, đại lý cho thuê vỏ container;
Dịchvụ cho các đơn vị trong nước hoặc các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài tại ViệtNam thuê tàu.
Môigiới hàng hải: Là dịch vụ làm trung gian (bên thứ ba) để thực hiện việc mua bántàu hoặc hoạt động mua, bán khác trong ngành hàng hải. Được xác định là môigiới hàng hải trong trường hợp làm môi giới thể hiện rõ giữa 3 bên: bên bán,bên mua và bên môi giới.
Sửachữa cơ khí hàng hải cho các phương tiện vận tải nội địa.
d.Dịch vụ xuất khẩu thuyền viên.
2.Đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT:
a.Vận tải biển quốc tế: Vận tải biển quốc tế được hiểu là tàu biển của nước ngoàihoặc của các đơn vị trong nước tham gia vận tải hàng hoá từ cảng Việt Nam racảng nước ngoài hoặc ngược lại, vận tải hàng hoá giữa các cảng nước ngoài.
b.Dịch vụ trực tiếp bốc xếp hàng hoá xuất nhập khẩu của các cảng lên, xuống tàuvận tải biển quốc tế mà cước phí bốc xếp này nằm trong cước vận tải biển quốctế do Ban Vật giá Chính phủ qui định thu bằng ngoại tệ (USD) theo các tácnghiệp:
Xếpdỡ hàng hoá Hầm tàu - Toa xe, Ô tô, Sà lan hoặc ngược lại; xếp dỡ hàng hoá, Hầmtàu - Sà lan, kho bãi cảng hoặc ngược lại.
Xếpdỡ Container Hầm tàu - Toa xe, Ô tô, Sà lan hoặc ngược lại; xếp dỡ ContainerHầm tàu, Sà lan, kho bãi cảng hoặc ngược lại.
(Hoạtđộng bốc xếp trên không bao gồm bốc xếp Container không có hàng và bốc xếp hànghoá đến các cảng cạn).
c.Dịch vụ cho nước ngoài thuê tàu định hạn hoặc tàu trần.
d.Thuê tàu của nước ngoài sau đó cho các đơn vị nước ngoài thuê lại.
e.Hoạt động trực tiếp cung cấp nước ngọt, thực phẩm, nhiên liệu cho tàu biển thamgia vận tải biển quốc tế. Trong trường hợp này phải cụ thể chứng từ cung cấptrực tiếp cho từng con tàu, tên chủ tàu, lịch trình ngày khởi hành, đi nướcnào. Trong trường hợp lịch trình của con tàu đã xác định được cụ thể là đi từmột cảng Việt Nam, sau đó qua một cảng Việt Nam khác đi ra một cảng cụ thểngoài lãnh thổ Việt Nam thì các hoạt động cung cấp nói trên cho con tàu nàycũng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Khái niệm trực tiếp cung cấp trên đượchiểu là trực tiếp xuất hoá đơn cho chủ tàu của con tàu tham gia vận tải biểnquốc tế.
Vídụ 1: Cảng A trực tiếp cung cấp xăng dầu và nước ngọt con tàu B, lịch trình củacon tàu này trước khi rời cảng A đã biết được là vận tải hàng hoá theo lộ trìnhcảng A đến TOKYO hoặc cảng A - Hải phòng - TOKYO thì các hoạt động cung cấp nàycủa cảng A không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và cảng A xuất hoá đơn thông thườngcho chủ tàu.
Vídụ 2: Cảng A cung cấp xăng dầu và nước ngọt cho đại lý C, sau đó đại lý này cungcấp cho con tàu B tham gia vận tải biển quốc tế, trường hợp lịch trình của contàu này cũng đã xác định được như ví dụ 1 trên đây thì dịch vụ cung cấp trêncủa cảng A cho đại lý C vẫn thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, cảng A xuất hoá đơncho đại lý C vẫn dùng hoá đơn GTGT. Dịch vụ cung cấp nước ngọt, xăng dầu củađại lý C cho con tàu B không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, khi đại lý C xuấthoá đơn cho chủ tàu dùng hoá đơn bán hàng thông thường.
Vídụ 3: Cảng A trực tiếp cung cấp nước ngọt, xăng dầu cho chủ tàu B nhưng con tàuB không có đầy đủ lịch trình cụ thể nêu trên để chứng minh hoạt động vận taỉbiển quốc tế thì dịch vụ cung cấp này của cảng A vẫn thuộc đối tượng chịu thuếGTGT, khi xuất hoá đơn phải dùng hoá đơn GTGT.
g.Sửa chữa phương tiện vận tải có tham gia vận tải biển quốc tế (bao gồm cả cácphụ tùng thay thế do đơn vị sửa chữa cung cấp). Trường hợp đơn vị vận tải trongnước có tham gia vận tải biển quốc tế nhưng không thể tách riêng được doanh thucho từng con tàu và từng chuyến tàu tham gia vận tải biển quốc tế thì căn cứvào tỷ trọng giữa doanh thu vận tải biển quốc tế và doanh thu vận tải biển nộiđịa của năm trước để xác định. Nếu năm trước tỷ trọng vận tải biển quốc tếchiếm trên 50% tổng doanh thu vận tải (có kiểm tra xác nhận của cơ quan thuếtrực tiếp quản lý đơn vị) thì trong năm sau nếu đơn vị có phương tiện mang đisửa chữa thì đơn vị sửa chữa không phải nộp thuế GTGT đối với hoạt động sửachữa này và ngược lại.
Vídụ: Công ty vận tải A tại TP. Hải Phòng năm 1998 có doanh số vận tải biển quốctế chiếm 51% tổng doanh số vận tải, tỷ trọng doanh số vận tải này có xác nhậnbằng văn bản của Cục thuế Hải Phòng. Năm 1999 Công ty mang con tàu X đi sửachữa, việc sửa tàu này do Công ty B thực hiện. Hoạt động sửa con tàu X của Côngty B sẽ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
3.Đối tượng nộp thuế GTGT:
Đốitượng nộp thuế GTGT là các đơn vị có thực hiện các dịch vụ thuộc diện chịu thuếGTGT và các dịch vụ được quy định tại Điểm 1 mục I của Thông tư này, bao gồm:
Côngty hạch toán kinh tế độc lập;
Chinhánh các Công ty đóng tại địa phương khác địa phương Công ty đóng trụ sởchính;
Vănphòng Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.
II.PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ
ThuếGTGT phải nộp đối với Công ty hạch toán kinh tế độc lập và các chi nhánh phụthuộc, văn phòng Tổng công ty được tính theo phương pháp khấu trừ thuế:
ThuếGTGT = Thuế GTGT - Thuế GTGT
phảinộp đầu ra đầu vào được khấu trừ
1.Thuế GTGT đầu ra:
ThuếGTGT đầu ra được xác định trên cơ sở giá tính thuế GTGT nhân (x) thuế suất. Đốivới các khoản cước, phí cảng biển thu theo biểu giá cước theo quyết định củaBan Vật giá Chính phủ, giá tính thuế GTGT là giá chưa có thuế GTGT được tính nhưsau:
Giá chưa có thuế giátrị gia tăng = Giá theo mức quy định của Ban vật giáChính phủ
1+ Thuế suất
ThuếGTGT đầu ra = Giá chưa có thuế GTGT x thuế suất
Cáccơ sở kinh doanh xuất hoá đơn thu tiền cung ứng dịch vụ là hoá đơn GTGT. Cáchxác định giá chưa có thuế và thuế GTGT theo công thức nêu trên. Riêng trườnghợp xuất hoá đơn GTGT cho chủ tàu nước ngoài thu trực tiếp cước, phí cảng biểntheo biểu cước, phí Ban Vật giá Chính phủ qui định thì khi viết hoá đơn GTGTchỉ ghi dòng tổng số tiền thanh toán, không tách riêng giá chưa có thuế GTGT vàthuế GTGT trên hoá đơn. Đơn vị xuất hoá đơn trong trường hợp này khi kê khaithuế được tính lại theo công thức trên để xác định thuế GTGT đầu ra.
Giátính thuế và thuế suất thuế GTGT đầu ra đối từng hoạt động qui định như sau:
Đốivới dịch vụ vận tải là giá cước vận tải chưa có thuế GTGT. Thuế suất thuế GTGTđối với dịch vụ này là 10%.
Đốivới dịch vụ khai thác cảng biển giá tính thuế được tính theo công thức nêutrên, thuế suất tính riêng theo từng dịch vụ cụ thể. Giá dịch vụ khai thác cảngbiển chưa có thuế GTGT căn cứ vào biểu các loại giá cước, phí, lệ phí theo quiđịnh của Ban Vật giá Chính phủ.
Đốivới dịch vụ môi giới hàng hải, giá tính thuế là số tiền thu được từ dịch vụ môigiới chưa có thuế GTGT, nếu doanh thu đã có thuế GTGT thì phải qui đổi theocông thức nêu trên để xác định giá chưa có thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT củahoạt động này là 20%.
Đốivới dịch vụ đại lý tàu biển, giá tính thuế căn cứ theo biểu giá qui định của BanVật giá Chính phủ và tính đổi theo công thức nêu trên, thuế suất thuế GTGT củahoạt động này là 20%. Các đơn vị làm đại lý tàu biển có các hoạt động dịch vụkhác nếu đủ cơ sở pháp lý tách riêng từng dịch vụ thì thuế suất thuế GTGT tínhriêng cho từng dịch vụ cụ thể, trường hợp không tách riêng được thì áp dụngchung theo mức thuế suất của hoạt động đại lý tàu biển là 20%.
Cáccơ sở kinh doanh làm đại lý vận tải, đại lý giao nhận hàng hoá có các khoản thuhộ cho khách hàng, thuế GTGT đầu ra được xác định trên nguyên tắc bao gồm toànbộ các khoản thu của khách hàng. Doanh thu tính thuế là tổng thu trừ (-) cướcvận tải quốc tế (nếu có) và các khoản chi phí phát sinh ngoài Việt Nam có chứngtừ của nước ngoài. Doanh thu này là căn cứ để xuất hoá đơn GTGT và tính thuếGTGT đầu ra. Doanh thu thu hộ khách hàng chỉ là doanh thu để tính thuế GTGT,không được coi là doanh thu để tính các khoản khác như thu nhập chịu thuế thunhập, tiền lương... Phần cước vận tải quốc tế (căn cứ vào thực tế cước vận tảiquốc tế phải trả hoặc theo hợp đồng, thoả thuận giữa đơn vị đại lý và kháchhàng) và các khoản chi phí phát sinh ngoài Việt Nam có chứng từ của nước ngoàilà căn cứ để đơn vị đại lý xuất hoá đơn bán hàng cho khách hàng. Trong trườnghợp chủ hàng chấp nhận, đại lý có thể xuất hoá đơn bán hàng thông thường thu hộchủ tàu toàn bộ khoản cước vận tải chủ hàng phải trả, sau đó đơn vị đại lý xuấtmột hoá đơn GTGT cho chủ tàu theo số tiền thực hưởng, và căn cứ hoá đơn này xácđịnh thuế GTGT đầu ra của đơn vị đại lý.
Vídụ 1: Công ty A làm đại lý vận tải biển, nhận đại lý trọn gói cho Công ty B vậnchuyển 1 tấn hàng từ Hà Nội đi Singapore, giá đại lý trọn gói là 1000 USD.
Trườnghợp 1: Công ty A đi thuê Công ty vận tải biển C chuyên chở 1 tấn hàng này từCảng Hải Phòng đi Singapore, giá cước vận tải biển quốc tế trả cho Công ty vậntải biển C là 600 USD. Vận tải biển quốc tế là đối tượng không chịu thuế GTGT,vì vậy Công ty A xuất hoá đơn cho Công ty B như sau:
Mộthoá đơn bán hàng bình thường ghi giá thanh toán 600 USD là khoản vận tải biểnquốc tế chi hộ Công ty B.
Mộthoá đơn GTGT ghi số tiền còn lại là 400 USD (đã có thuế GTGT), thuế GTGT xácđịnh phải nộp ghi trên hoá đơn là:
400USD x 10% = 36,36 USD
1 + 10%
Trườnghợp 2: Do Công ty A chưa xác định rõ giá cước vận tải biển quốc tế phải trả choCông ty vận tải biển C, trong trường hợp này cước vận tải quốc tế được xác địnhtheo hợp đồng hoặc thoả thuận giữa Công ty A và Công ty B. Ví dụ trong trườnghợp này thoả thuận là 800 USD, do đó Công ty A xuất hoá đơn cho Công ty B nhưsau:
Mộthoá đơn bán hàng ghi cước vận tải quốc tế không tính thuế GTGT 800 USD.
Mộthoá đơn GTGT ghi số tiền còn lại 200 USD (Giá có thuế GTGT), thuế GTGT Công tyA xác định phải nộp là:
200USD x 10% = 18,18USD
1 + 10%
Vídụ 2: Công ty A làm dịch vụ đại lý vận tải 1 lô hàng cho Công ty B từ Nhật Bảnvề Việt Nam, tổng số tiền Công ty B phải trả cho Công ty A là 100 triệu đồng(bao gồm cả cước vận chuyển người mua phải chịu và các chi phí khác tại NhậtBản). Giá cước vận chuyển bằng đường biển từ nước ngoài căn cứ vận đơn vậnchuyển của hãng tàu nước ngoài X sau khi qui đổi ra tiền Việt Nam là 80 triệuđồng. Các chi phí khác tại Nhật bản có chứng từ là 5 triệu đồng. Công ty A xuất2 hoá đơn cho Công ty B như sau: 1 hoá đơn bán hàng không có thuế giá trị giatăng là 85 triệu đồng (bao gồm cước vận tải biển quốc tế và các khoản chi phíphát sinh tại Nhật Bản có đầy đủ chứng từ), 1 hoá đơn giá trị gia tăng cho Côngty B bằng số tiền còn lại là 15 triệu đồng, số thuế giá trị gia tăng đầu raCông ty A được xác định là:
15 triệu đồng x 10% = 1,363 triệu đồng
1 + 10 %
Vídụ 3: Công ty A làm đại lý cho chủ hàng B chuyên chở 1 tấn hàng từ Hà Nội điĐài Loan. Toàn bộ số tiền chủ hàng B phải trả là 50 triệu đồng (bao gồm cả thuếGTGT). Chủ tàu C là người chuyên chở uỷ quyền cho Công ty A thu toàn bộ số tiềncước phí vận chuyển trọn gói là 50 triệu đồng. Công ty A xuất 1 hoá đơn bánhàng thông thường cho chủ hàng B thu hộ chủ tàu C là 50 triệu đồng. Căn cứ theohợp đồng hoặc thoả thuận giữa Công ty A và chủ tàu C, cước tàu chủ tàu C thựctế được hưởng là 40 triệu đồng, số tiền Công ty A được hưởng là 10 triệu đồng,Công ty A xuất 1 hoá đơn GTGT cho chủ tàu ghi số tiền là 10 triệu đồng, thuếGTGT đầu ra của Công ty A ghi trên hoá đơn là:
10 triệu đồng x 10% = 0,909
1 + 10%
Cáchoạt động khác như sửa chữa phương tiện vận tải nội địa, thuê tàu của nướcngoài sau đó cho đơn vị trong nước thuê (kể cả đơn vị có vốn đầu tư nước ngoàitại Việt Nam), mua bán thiết bị phụ tùng, đại lý cho thuê vỏ container, tư vấnhàng hải... và các hoạt động dịch vụ khác (trừ đại lý tàu biển, môi giới hànghải: thuế suất thuế GTGT là 20%) trong ngành hàng hải, doanh thu tính thuế GTGTlà các khoản doanh thu thu được từ các dịch vụ trên chưa có thuế GTGT, thuếsuất thuế GTGT là 10%.
Đểthống nhất qui định về đồng tiền ghi trong hoá đơn, trường hợp các dịch vụ hànghoá nếu thu theo biểu cước là ngoại tệ thì trên hoá đơn ghi bằng đồng nguyêntệ, nhưng trên hoá đơn phải ghi rõ tỷ giá qui đổi ra đồng tiền Việt Nam để xácđịnh thuế GTGT đầu ra. Tỷ giá qui đổi ra tiền Việt Nam căn cứ tỷ giá giao dịchbình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng tại thời điểm xuất hoá đơn.
2.Thuế GTGT đầu vào:
Cácđối tượng nộp thuế như qui định tại điểm 3 mục I Thông tư này có trách nhiệm kêkhai xác định thuế GTGT đầu vào theo nguyên tắc: thuế GTGT đầu vào của hàng hoádịch vụ mua vào dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ chịu thuế GTGTphát sinh trong tháng nào thì được tổng hợp kê khai tính khấu trừ ngay trongtháng; trường hợp trong tháng kê khai nộp thuế có thuế GTGT đầu vào được khấutrừ lớn hơn thuế GTGT đầu ra thì được tính khấu trừ tiếp vào tháng kê khai thuếtiếp theo.
Đốivới các cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịuthuế GTGT phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào (bao gồm cả thuế GTGT của cáckhoản chi hộ của các đơn vị làm đại lý) của hàng hoá dịch vụ chịu thuế và khôngchịu thuế GTGT để xác định thuế đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ,thuế GTGT phải nộp. Trường hợp cơ sở kinh doanh không hạch toán riêng được thìáp dụng phương pháp tính phân bổ theo tỉ lệ (%) doanh thu chịu thuế GTGT so vớitổng doanh thu để xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
III.KÊ KHAI, NỘP THUẾ GTGT
1.Đối với các Công ty hạch toán độc lập kê khai nộp thuế GTGT tại địa phương nơiCông ty đóng trụ sở. Nếu Công ty và các đơn vị này có các chi nhánh, cửahàng...hạch toán phụ thuộc cùng hoạt động kinh doanh tại địa phương nơi Côngty, đơn vị đóng trụ sở thì thuế GTGT do Công ty, đơn vị kê khai nộp tập trungthay cho các chi nhánh, cửa hàng trực thuộc và các chi nhánh, cửa hàng này hàngtháng phải lập bảng kê thuế GTGT và gửi về Công ty, đơn vị thực hiện tổng hợpkê khai nộp thuế vào NSNN.
Cácchi nhánh, cửa hàng trực thuộc hoạt động kinh doanh ở địa phương khác nơi Côngty đóng trụ sở thì chi nhánh, cửa hàng phải kê khai nộp thuế GTGT tại địa phươngnơi kinh doanh (địa phương nêu tại Thông tư này được xác định là tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương).
2.Hoàn thuế GTGT: Các Công ty, đơn vị kinh doanh dịch vụ chịu thuế GTGT thuộc đốitượng phải kê khai nộp thuế GTGT, nếu phát sinh thuế đầu vào được khấu trừ lớnhơn thuế đầu ra thuộc trường hợp được hoàn thuế GTGT thì Công ty, đơn vị kinhdoanh phải lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế theo chế độ gửi cơ quan thuế xét giảiquyết hoàn thuế cho Công ty, đơn vị.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1)Tổng Công ty Hàng hải Việt nam, Sở Giao thông vận tải, Cục thuế các tỉnh, thànhphố trực thuộc TW hướng dẫn các đơn vị thực hiện việc kê khai, tính thuế, nộpthuế GTGT theo hướng dẫn tại Thông tư này.
2)Về hoá đơn chứng từ: thực hiện theo qui định hiện hành của Pháp luật về hoáđơn, chứng từ., đối với các khoản thu không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thìphát hành hoá đơn bán hàng thông thường, các khoản thu thuộc đối tượng chịuthuế GTGT thì phát hành hoá đơn GTGT.
3)Thông tư này có hiệu lực thi hành từ sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các nội dungkhác không hướng dẫn tại Thông tư này vẫn được thực hiện theo qui định tạiThông tư số 89/1998/TT-BTC ngày 27/6/1998 và Thông tư số 175/1998/TT-BTC ngày24/12/1998 của Bộ Tài chính. Các văn bản hướng dẫn thực hiện thuế GTGT đối vớicác đơn vị đã ban hành không phù hợp với hướng dẫn tại Thông tư này đều bãi bỏ.
Trongquá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh vềBộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./.