NGHỊ QUYẾT CỦA CHÍNH PHỦ
Về kinh tế trang trại
I. Đánh giá tình hình
Thựchiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, kinh tế hộ nông dân đã phát huytác dụng to lớn, tạo sức mạnh mới trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp vàkinh tế nông thôn. Trên nền tảng kinh tế tự chủ của hộ nông dân đã hình thànhcác trang trại được đầu tư vốn, lao động với trình độ công nghệ và quản lý caohơn, nhằm mở rộng quy mô sản xuất hàng hoá và nâng cao năng suất, hiệu quả vàsức cạnh tranh trong cơ chế thị trường.
Hiệnnay, hình thức kinh tế trang trại đang tăng nhanh về số lượng với nhiều thànhphần kinh tế tham gia, nhưng chủ yếu vẫn là trang trại hộ gia đình nông dân vàmột tỷ lệ đáng kể của gia đình cán bộ, công nhân, viên chức, bộ đội, công an đãnghỉ hưu. Hầu hết các trang trại có quy mô đất đai dưới mức hạn điền, với nguồngốc đa dạng, sử dụng lao động của gia đình là chủ yếu; một số có thuê lao độngthời vụ và lao động thường xuyên, tiền công lao động được thoả thuận giữa haibên. Hầu hết vốn đầu tư là vốn tự có và vốn vay của cộng đồng; vốn vay của tổchức tín dụng chỉ chiếm tỷ trọng thấp. Phần lớn trang trại phát huy được lợithế của từng vùng, kinh doanh tổng hợp, lấy ngắn nuôi dài.
Sựphát triển của kinh tế trang trại đã góp phần khai thác thêm nguồn vốn trong dân,mở mang thêm diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá, nhất là ở cácvùng trung du, miền núi và ven biển; tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn,góp phần xoá đói giảm nghèo; tăng thêm nông sản hàng hoá. Một số trang trại đãgóp phần sản xuất và cung ứng giống tốt, làm dịch vụ, kỹ thuật tiêu thụ sảnphẩm cho nông dân trong vùng.
Tuynhiên, quá trình phát triển kinh tế trang trại đang đặt ra nhiều vấn đề cần đượcgiải quyết kịp thời .
1.Mặc dù Đảng và Nhà nước đã có chủ trương về phát triển kinh tế trang trại, songcòn một số vấn đề về quan điểm và chính sách phải tiếp tục làm rõ như: việcgiao đất, thuê đất, chuyển nhượng, tích tụ đất để làm kinh tế trang trại; việcthuê mướn, sử dụng lao động; việc cán bộ, đảng viên làm kinh tế trang trại; việcđăng ký hoạt động và thuế thu nhập của trang trại...Những vấn đề đó chậm đượcgiải quyết đã phần nào hạn chế việc khai thác tiềm lực phong phú ở nhiều vùngđể phát triển kinh tế trang trại.
2.Hiện còn khoảng 30% trang trại chưa được giao đất, thuê đất ổn định, lâu dài,nên chủ trang trại chưa thực sự yên tâm đầu tư sản xuất.
3.Hầu hết các địa phương có trang trại phát triển chưa làm tốt công tác quy hoạchsản xuất, thuỷ lợi, giao thông, điện, nước sinh hoạt, thông tin liên lạc; thịtrường còn kém phát triển.
4.Phần lớn chủ trang trại còn thiếu hiểu biết về thị trường, khoa học kỹ thuật vàquản lý, thiếu vốn sản xuất để phát triển lâu dài, thường lúng túng và chịuthua thiệt khi giá nông sản xuống thấp, tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn.
II. Quan điểm và chính sách phát triển kinh tế trang trại.
Trêncơ sở tổng kết thực tiễn hình thành và phát triển các trang trại trong thờigian qua và căn cứ vào chủ trương đối với kinh tế trang trại đã được nêu trongNghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 12 năm1997) và Nghị quyết số 06 ngày 10 tháng 11 năm 1998 của Bộ Chính trị về pháttriển nông nghiệp và nông thôn, cần giải quyết một số vấn đề về quan điểm vàchính sách nhằm tạo môi trường và điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển mạnhmẽ kinh tế trang trại trong thời gian tới.
1. Thống nhất nhận thức về tính chất và vị trí của kinh tế trangtrại :
Kinhtế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nôngthôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sảnxuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắnsản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản.
Pháttriển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹthuật, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nông nghiệp bền vững; tạo việclàm, tăng thu nhập; khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo; phânbổ lại lao động, dân cư, xây dựng nông thôn mới .
Quátrình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất hình thành các trang trại gắn liền với quátrình phân công lại lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch lao động nôngnghiệp sang làm các ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoátrong nông nghiệp và nông thôn.
2. Một số chính sách lâu dài của Nhà nước đối với kinh tế trangtrại
Nhànước khuyến khích phát triển và bảo hộ kinh tế trang trại. Các hộ gia đình, cánhân đầu tư phát triển kinh tế trang trại được Nhà nước giao đất, cho thuê đất,cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài theo pháp luật để sảnxuất kinh doanh.
Nhànước đặc biệt khuyến khích việc đầu tư khai thác và sử dụng có hiệu quả đấttrống, đồi núi trọc ở trung du, miền núi, biên giới, hải đảo, tận dụng khaithác các loại đất còn hoang hoá, ao, hồ, đầm, bãi bồi ven sông, ven biển, mặt nướceo vịnh, đầm phá để sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng chuyên canh vớitỷ suất hàng hoá cao. Đối với vùng đất hẹp, người đông, khuyến khích phát triểnkinh tế trang trại sử dụng ít đất, nhiều lao động, thâm canh cao gắn với chếbiến và thương mại, dịch vụ, làm ra nông sản có giá trị kinh tế lớn. Ưu tiêngiao đất, cho thuê đất đối với những hộ nông dân có vốn, kinh nghiệm sản xuất,quản lý, có yêu cầu mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá và những hộkhông có đất sản xuất nông nghiệp mà có nguyện vọng tạo dựng cơ nghiệp lâu dàitrong nông nghiệp.
Nhànước thực hiện nhất quán chính sách phát huy kinh tế tự chủ của hộ nông dân,phát triển kinh tế trang trại đi đôi với chuyển đổi hợp tác xã cũ, mở rộng cáchình thức kinh tế hợp tác, liên kết sản xuất - kinh doanh giữa các hộ nông dân,các trang trại, các nông, lâm trường quốc doanh, doanh nghiệp Nhà nước và doanhnghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác để tạo động lực và sức mạnh tổng hợpcho nông nghiệp, nông thôn phát triển.
Nhànước hỗ trợ về vốn, khoa học-công nghệ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, xây dựngkết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại phát triển bềnvững.
Tăngcường công tác quản lý Nhà nước để các trang trại phát triển lành mạnh, có hiệuquả.
3. Về chính sách cụ thể.
a)Chính sách đất đai
Hộgia đình có nhu cầu và khả năng sử dụng đất để phát triển trang trại được Nhà nướcgiao đất hoặc cho thuê đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thẩmquyền giao đất, cho thuê đất được áp dụng theo quy định tại Nghị định số85/1999/NĐ-CP, ngày 28 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung mộtsố quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổnđịnh lâu dài và Nghị định số 163/1999/NĐ-CP, ngày 16 tháng 11 năm 1999 củaChính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cánhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
Hộgia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản sốngtại địa phương có nhu cầu và khả năng sử dụng đất để mở rộng sản xuất thì ngoàiphần đất đã được giao trong hạn mức của địa phương còn được ủy ban nhân dân xãxét cho thuê đất để phát triển trang trại.
Hộgia đình phi nông nghiệp có nguyện vọng và khả năng tạo dựng cơ nghiệp lâu dàitừ sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản được ủy ban nhân dân xã chothuê đất để làm kinh tế trang trại.
Hộgia đình, cá nhân ở địa phương khác nếu có nguyện vọng lập nghiệp lâu dài, cóvốn đầu tư để phát triển trang trại, được ủy ban nhân dân xã sở tại cho thuêđất.
Diệntích đất được giao, được thuê phụ thuộc vào quỹ đất của địa phương và khả năngsản xuất kinh doanh của chủ trang trại.
Hộgia đình, cá nhân được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê hoặc thuê lạiquyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác để phát triểntrang trại theo quy định của pháp luật. Người nhận chuyển nhượng hoặc thuêquyền sử dụng đất hợp pháp có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luậtvề đất đai và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hộgia đình, cá nhân đã được giao hoặc nhận chuyển nhượng, quyền sử dụng đất vượtquá hạn mức sử dụng đất trước ngày 01 tháng 01 năm 1999 để phát triển trangtrại, thì được tiếp tục sử dụng và chuyển sang thuê phần diện tích đất vượt hạnmức, theo quy định của pháp luật về đất đai và được cấp giấy chứng nhận quyềnsử dụng đất.
Hộgia đình, cá nhân sử dụng đất nhưng chưa được giao, chưa được thuê, hoặc đãnhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận trướcngày ban hành Nghị quyết này, nếu không có tranh chấp, sử dụng đất đúng mụcđích, thì được xem xét để giao hoặc cho thuê đất và được cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan địa chính khẩn trươngcấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, để các chủ trang trại yên tâm đầu tưphát triển sản xuất.
b) Chính sách thuế
Đểkhuyến khích và tạo điều kiện hộ gia đình, cá nhân đầu tư phát triển kinh tếtrang trại, nhất là ở những vùng đất trống đồi núi trọc, bãi bồi, đầm phá ven biển,thực hiện miễn thuế thu nhập cho trang trại với thời gian tối đa theo Nghị địnhsố 51/1999/NĐ-CP, ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về việc Quy định chitiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH10.
Theoquy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì hộ gia đình và cá nhân nôngdân sản xuất hàng hóa lớn có thu nhập cao thuộc đối tượng nộp thuế thu nhậpdoanh nghiệp. Giao Bộ Tài chính nghiên cứu trình Chính phủ sửa đổi, bổ sungNghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 1998 của Chính phủ về Quy địnhchi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng quy định đối tượngnộp thuế là những hộ làm kinh tế trang trại đã sản xuất kinh doanh ổn định, cógiá trị hàng hóa và lãi lớn, giảm thấp nhất mức thuế suất, nhằm khuyến khíchphát triển kinh tế trang trại, được nhân dân đồng tình và có khả năng thựchiện.
Cáctrang trại được miễn giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đaikhi thuê đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá để trồng rừng sản xuất, trồngcây lâu năm và khi thuê diện tích ở các vùng nước tự nhiên chưa có đầu tư cảitạo vào mục đích sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
c) Chính sách đầu tư, tín dụng
Căncứ vào quy hoạch phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trên các địa bàn cóđiều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, Nhà nước có chính sáchhỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng về giao thông, thuỷ lợi, điện, nướcsinh hoạt, thông tin, cơ sở chế biến để khuyến khích các hộ gia đình, cá nhânphát triển trang trại sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
Trangtrại phát triển sản xuất, kinh doanh trong những lĩnh vực thuộc đối tượng quyđịnh tại Điều 8 mục I Chương II của Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6năm 1999 của Chính phủ được vay vốn từ Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nướcvà việc vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thực hiện theo các quyđịnh của Nghị định này.
Trangtrại phát triển sản xuất, kinh doanh được vay vốn tín dụng thương mại của cácngân hàng thương mại quốc doanh. Việc vay vốn được thực hiện theo quy định tạiQuyết định số 67/1999/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 3 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủvề "Một số chính sách tín dụng ngân hàng phát triển nông nghiệp và nôngthôn", chủ trang trại được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảmtiền vay theo quy định tại Nghị định số 178/1999/NĐ-CP, ngày 29 tháng 12 năm1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng.
d) Chính sách lao động
Nhànước khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ để các chủ trang trại mở rộng quy môsản xuất kinh doanh, tạo được nhiều việc làm cho lao động nông thôn, ưu tiên sửdụng lao động của hộ nông dân không đất, thiếu đất sản xuất nông nghiệp, hộnghèo thiếu việc làm. Chủ trang trại được thuê lao động không hạn chế về số lượng;trả công lao động trên cơ sở thoả thuận với người lao động theo quy định củapháp luật về lao động. Chủ trang trại phải trang bị đồ dùng bảo hộ lao độngtheo từng loại nghề cho người lao động và có trách nhiệm với người lao động khigặp rủi ro, tai nạn, ốm đau trong thời gian làm việc theo hợp đồng lao động.
Đốivới địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, chủ trang trại được ưutiên vay vốn thuộc chương trình giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo để tạoviệc làm cho lao động tại chỗ; thu hút lao động ở các vùng đông dân cư đến pháttriển sản xuất.
Nhànước có kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp cho lao động làm trong trang trạibằng nhiều hình thức tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn.
đ)Chính sách khoa học, công nghệ, môi trường.
BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với các địa phương có quy hoạch, kếhoạch xây dựng các công trình thuỷ lợi để tạo nguồn nước cho phát triển sảnxuất. Chủ trang trại tự bỏ vốn hoặc vay từ nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triểncủa Nhà nước để xây dựng hệ thống dẫn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt trongtrang trại. Các chủ trang trại xây dựng các công trình thuỷ lợi, sử dụng nướcmặt, nước ngầm trong phạm vi trang trại theo quy hoạch không phải nộp thuế tàinguyên nước.
BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương quy hoạch đầu tư phát triển các vườn ươm giống cây nông nghiệp, cây lâmnghiệp và các cơ sở sản xuất con giống (chăn nuôi, thuỷ sản) hoặc hỗ trợ một sốtrang trại có điều kiện sản xuất giống để bảo đảm đủ giống tốt, giống có chất lượngcao cung cấp cho các trang trại và cho hộ nông dân trong vùng.
Khuyếnkhích chủ trang trại góp vốn vào Quỹ hỗ trợ phát triển khoa học, liên kết vớicơ sở khoa học, đào tạo, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật áp dụng vàotrang trại và làm dịch vụ kỹ thuật cho nông dân trong vùng.
e) Chính sách thị trường.
BộThương mại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương tổ chức tốt việc cung cấp thông tin thị trường,khuyến cáo khoa học kỹ thuật, giúp trang trại định hướng sản xuất kinh doanhphù hợp với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
Nhànước hỗ trợ việc đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các cơ sở công nghiệpchế biến ở các vùng tập trung, chuyên canh; hướng dẫn việc ký kết hợp đồng cungứng vật tư và tiêu thụ nông sản. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham giaphát triển công nghiệp chế biến nông sản và tiêu thụ nông sản hàng hoá củatrang trại và nông dân trên địa bàn.
Nhànước khuyến khích phát triển chợ nông thôn, các trung tâm giao dịch mua bánnông sản và vật tư nông nghiệp. Tạo điều kiện cho các chủ trang trại được tiếpcận và tham gia các chương trình, dự án hợp tác, hội chợ triển lãm trong vàngoài nuớc.
Đẩymạnh sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản thuộc cácthành phần kinh tế, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp Nhà nước với hợp tác xã,chủ trang trại, hộ nông dân.
Nhànước tạo điều kiện và khuyến khích chủ trang trại xuất khẩu trực tiếp sản phẩmcủa mình và sản phẩm mua gom của trang trại khác, của các hộ nông dân và nhậpkhẩu vật tư nông nghiệp.
g) Chính sách bảo hộ tài sản đã đầu tư của trang trại.
Tàisản và vốn đầu tư hợp pháp của trang trại không bị quốc hữu hoá, không bị tịchthu bằng biện pháp hành chính. Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh,vì lợi ích quốc gia, Nhà nước cần thu hồi đất được giao, được thuê của trangtrại thì chủ trang trại được thanh toán hoặc bồi thường theo giá thị trường tạithời điểm công bố quyết định thu hồi.
h) Nghĩa vụ của chủ trang trại.
Chủ trang trại có nghĩa vụ:
Trongquá trình sản xuất phải thực hiện các quy trình kỹ thuật về bảo vệ đất và làmgiàu đất và các quy định khác của pháp luật về đất đai;
Nộpthuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
Tuânthủ các quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
Thựchiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về lao động;
Tuânthủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, vănhoá, danh lam thắng cảnh.
III. Tổ chức thực hiện.
1.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm hướng dẫn các điạ phươngxây dựng quy hoạch các vùng phát triển kinh tế trang trại; quy hoạch phát triểnhệ thống thuỷ lợi, cơ sở công nghiệp chế biến; tổ chức hệ thống khuyến nông,khuyến lâm, thông tin thị trường; hướng dẫn các doanh nghiệp công nghiệp chếbiến ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản, nguyên liệu cho các trang trại; tổ chứcđào tạo nghiệp vụ kỹ thuật, quản lý cho chủ trang trại; hàng năm, trình Chínhphủ báo cáo tổng hợp tình hình kinh tế trang trại và kiến nghị những chính sáchcần bổ sung, sửa đổi để phát triển kinh tế trang trại.
2.Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ hướng dẫn việc thực hiệncác chính sách thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình nêu trong Nghị quyếtnày.
3.Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
Quyhoạch vùng mở mang kinh tế trang trại phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triểnkinh tế, xã hội của tỉnh; hàng năm công bố quy hoạch sử dụng đất đã được cơquan có thẩm quyền xét duyệt; công bố quỹ đất chưa sử dụng, quỹ đất có nhu cầucho thuê, niêm yết công khai tại trụ sở ủy ban nhân dân các cấp để các hộ giađình, cá nhân đăng ký thuê sử dụng lập trang trại.
Xâydựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho vùng phát triển kinh tế trang trại phù hợp vớisự phát triển của nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ mới.
Bảođảm trật tự an ninh trên địa bàn để nhân dân yên tâm đầu tư phát triển sảnxuất./.