NGHỊ QUYẾT
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2000
Tronghai ngày 31 tháng 5 và 01 tháng 6 năm 2000, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng5 năm 2000, thảo luận và quyết nghị các vấn đề sau:
1.Chính phủ nghe Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình bàydự thảo đề án về thúc đẩy tiêu thụ nông sản hàng hoá gắn với chuyển dịch cơ cấukinh tế nông nghiệp để tiếp tục phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao thunhập cho nông dân.
Nhữngnăm qua, sản xuất nông nghiệp ở nước ta đã đạt được những kết quả đáng khíchlệ, đáp ứng cơ bản nhu cầu lương thực và thực phẩm cho nhân dân cả nước, ổnđịnh an ninh lương thực quốc gia, tỷ suất hàng hoá nông sản tăng nhanh, một sốsản phẩm nông nghiệp xuất khẩu đã khẳng định được vị thế trên thị trường thếgiới. Tuy nhiên, hiện nay sản xuất nông nghiệp nước ta đang đứng trước nhữngthử thách lớn, đặc biệt là vấn đề tiêu thụ sản phẩm đang gặp khó khăn. Các Bộ,ngành, địa phương và người sản xuất cùng có trách nhiệm tìm ra giải pháp, đặcbiệt là giải pháp tìm kiếm thị trường. Để khắc phục tình trạng này một cách cơbản, phải đánh giá chuẩn xác hơn tình hình thị trường trong và ngoài nước, trêncơ sở đó cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp cho phù hợp với nhu cầu thị trường,vừa bảo đảm tiêu dùng trong nước vừa hướng về xuất khẩu và thay thế nhập khẩu;áp dụng đồng bộ các giải pháp về kỹ thuật, quản lý, cơ chế chính sách để nângcao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm, tăng tỷ trọng mặt hàng là sảnphẩm nông nghiệp chế biến.
Chínhphủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, cùng các Bộ, ngànhliên quan tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh bản đề án vàdự thảo Nghị quyết của Chính phủ về vấn đề này trình Thủ tướng Chính phủ ký banhành.
Giaocác Bộ, ngành và địa phương chỉ đạo các doanh nghiệp có kinh doanh xuất khẩu vàchế biến nông sản thuộc các thành phần kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệpnhà nước phải có kế hoạch và chủ động ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với ngườisản xuất nông sản. Giao Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn, Bộ Thuỷ sản, Bộ Thương mại và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu xâydựng chính sách hỗ trợ đầu tư từ Quỹ Hỗ trợ phát triển đối với các doanh nghiệpchế biến hàng xuất khẩu, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Giao BộTài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu xây dựng,trình Thủ tướng Chính phủ đề án thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng cùng với cácchính sách, giải pháp kèm theo để các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ nông dân cónhu cầu vay vốn lớn có thể vay vốn từ ngân hàng để phát triển sản xuất. Chínhphủ yêu cầu các Hiệp hội ngành hàng cần nhanh chóng đổi mới tổ chức và phươngthức hoạt động nhằm phát huy đầy đủ hơn vai trò của Hiệp hội đối với sản xuất,chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Giao Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ,ngành liên quan xây dựng quy chế khuyến khích các Hiệp hội ngành hàng thành lậpcác Quỹ Bảo hiểm xuất khẩu cho từng loại hàng hoá trên tinh thần tự nguyện, tựquản và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động.
2.Chính phủ nghe Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trình bày đề án phát triểncông nghiệp phần mềm giai đoạn 2000-2005. Chính phủ nhận định, công nghiệp phầnmềm là một trong những ngành công nghệ cao mà chúng ta có tiềm năng cần đượcđặc biệt chú trọng phát triển. Những năm qua, thành tựu đạt được trong lĩnh vựcphát triển công nghệ thông tin trên cả nước đã tạo tiền đề cho việc xây dựng vàphát triển công nghiệp phần mềm. Tuy nhiên, để phát triển ngành công nghiệp rấtmới này thành một ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển bền vững, tăng trưởng caocòn phải vượt qua nhiều khó khăn và thách thức. Chính phủ thiết lập khung pháplý và có chính sách ưu đãi, khuyến khích đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư, mởrộng thị trường... để phát triển công nghiệp phần mềm. Đồng thời, tạo điều kiệnđể mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và tư nhân tham gia vào chươngtrình sản xuất phần mềm, tạo bước đi đón đầu trong tiến trình công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước, góp phần quan trọng trong việc bảo đảm an ninh quốc gia.
GiaoBộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ Tài chính,Công nghiệp, Tư pháp và Văn phòng Chính phủ tiếp thu ý kiến của các thành viênChính phủ, hoàn thành các việc sau đây:
Hoànchỉnh dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về phát triển công nghiệp phần mềm giaiđoạn 2000-2005, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành sớm.
Hoànchỉnh đề án triển khai xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn2000-2005 trình Chính phủ phê duyệt trong quý 3 năm 2000. Nội dung đề án phảigắn với việc đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 49/CP trong những năm vừaqua và kế hoạch tiếp tục phát triển công nghệ thông tin của đất nước trongnhững năm tới.
Dựthảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về các chính sách ưu đãi nhằm xây dựngvà phát triển công nghiệp phần mềm, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trongtháng 6 năm 2000.
3.Chính phủ nghe Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trình bày về dựthảo 3 pháp lệnh: Pháp lệnh Phòng, chống lụt bão (sửa đổi), Pháp lệnh Khai thácvà bảo vệ các công trình thuỷ lợi (sửa đổi), Pháp lệnh Đê điều (sửa đổi); ngheBộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến củacác thành viên Chính phủ về 03 dự thảo Pháp lệnh nói trên.
GiaoBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tưpháp, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ tiếp thu ý kiến các thành viên Chínhphủ, hoàn chỉnh các Pháp lệnh trên trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyếtđịnh việc trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
4.Chính phủ nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình bày các báo cáo về"Tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2000" và"Tình hình thi hành Luật Doanh nghiệp trong 5 tháng đầu năm 2000".
Tìnhhình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm tiếp tục có chuyển biến tíchcực trên một số lĩnh vực quan trọng, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xuấtnhập khẩu tăng cao, thu ngân sách đạt khá. Một số hoạt động trong lĩnh vực vănhoá, xã hội có tiến bộ. Môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi hơn đãtạo lòng tin và thúc đẩy các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh mạnh dạn mởrộng đầu tư và sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội cònmột số mặt không thuận, nổi lên là vấn đề tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cònchậm, giá cả tiếp tục giảm, đầu tư xây dựng cơ bản đạt thấp, một số tệ nạn xãhội vẫn còn chậm được khắc phục.
Trongviệc chỉ đạo điều hành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội từ nay đến cuốinăm, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương cần thực hiện triệt để cácgiải pháp kích cầu, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, chú trọng các vấn đề sau đây:
Tậptrung chỉ đạo triển khai thực hiện, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiếnđộ thi công, tiến độ giải ngân các công trình xây dựng cơ bản, nhất là các côngtrình phải khởi công, các công trình phải hoàn thành năm 2000 và đầu năm 2001.
Tậptrung giải quyết khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, nhất là nông sản, thiết lậpcơ chế hợp đồng dài hạn giữa các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu và chế biếnvới người sản xuất nông sản. Khắc phục dần tình trạng tách biệt giữa sản xuấtvới tiêu thụ; tổ chức lại công tác thông tin thị trường; hoạt động hiệp hội củacác ngành hàng phải góp phần tích cực hơn vào việc thúc đẩy sản xuất, chế biến,tiêu thụ hàng hoá của các doanh nghiệp hội viên.
Đẩymạnh việc triển khai thực hiện Luật Doanh nghiệp, tiếp tục bãi bỏ các giấy phépgây khó khăn, cản trở sản xuất kinh doanh và thực hiện nghiêm các quy định vềđăng ký kinh doanh. Công bố và hướng dẫn kịp thời điều kiện kinh doanh của mộtsố ngành, nghề cần phải có sau khi bãi bỏ giấy phép kinh doanh.
Chấnchỉnh kỷ luật hành chính, thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách và sựchỉ đạo điều hành của Chính phủ. Đổi mới và kiện toàn công tác thanh tra, kiểmtra đặc biệt là công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành./.