THÔNG TƯ
Hướng dẫn nội dung, mức chi xây dựng Chương trình khungcho các
ngành đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyênnghiệp và biên
soạn chương trình, giáo trình các môn học
Căn cứ Điều 30,Điều 31, Điều 36, Điều 37 của Luật giáo dục "Yêu cầu về nội dung, phươngpháp giáo dục nghề nghiệp; giáo dục đại học, cao đẳng và giáo trình Trung họcchuyên nghiệp, giáo trình cao đẳng, giáo trình đại học"; Căn cứ Điều 5 Nghịđịnh số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướngdẫn thi hành một số Điều của Luật giáo dục.
Sau khi có ý kiếnthống nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung, mức chixây dựng Chương trình khung cho các ngành đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung họcchuyên nghiệp và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học như sau:
1- Đối tượng áp dụngThông tư này là các Hội đồng tư vấn do Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập , cácĐại học, Học viện, trường đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp được BộGiáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ xây dựng chương trình khung và biên soạn Chươngtrình, giáo trình các môn học.
2 - Nội dung và mứcchi quy định tại Thông tư này áp dụng cho việc xây dựng Chương trình khung củacác ngành đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và biên soạn chươngtrình, giáo trình của các môn học từ nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước đảmbảo. Trong đó:
2.1- Chi hoạtđộng Hội đồng Khối, Hội đồng ngành, Hội đồng môn học, gồm:
Chi Hội nghị, hội thảotập huấn, công tác phí, in ấn, cước phí điện thoại, văn phòng phẩm thực hiệntheo quy định hiện hành.
2.2- Chi phụ cấp trách nhiệm choChủ tịch, phó chủ tịch, trưởng ban thư ký và các thành viên trong các Hội đồngKhối, Hội đồng ngành, Hội đồng môn học trong thời gian làm chương trình, giáotrình:
Mức chi cho Chủ tịch,Phó chủ tịch, Trưởng ban thư ký: 150.000 đồng/ người/ tháng
Mức chi cho các thànhviên: 100.000 đồng/ người/ tháng.
2.3- Chi xây dựng chương trìnhkhung cho các ngành đào tạo Đại học, Cao đẳng, THCN và biên soạn Chương trình,viết giáo trình các môn học, cụ thể:
a- Đối với các ngànhđào tạo Đại học, Cao đẳng:
Soạn thảo các tài liệuđề dẫn, các dự thảo văn bản thảo luận và kết luận của các Hội đồng xây dựng Chươngtrình khung ngành đào tạo Đại học, cao đẳng: 50.000 đồng/trang.
Dịch và hiệu đính cáctài liệu từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt : 35.000 đồng /trang.
Xây dựng chương trìnhkhung và chương trình môn học:
Biên soạn chươngtrình: 55.000 đồng/tiết
Sửa chữa, biên tậptổng thể: 30.000 đồng/tiết
Đọc phản biện nhậnxét: 25.000 đồng/tiết
Biên soạn giáo trình:
Viết giáo trình:50.000 đồng/trang
Sửa chữa, biên tập:25.000 đồng/trang
Đọc phản biện nhậnxét: 20.000 đồng/trang.
b- Đối với các ngànhTrung học chuyên nghiệp:
Dịch và hiệu đính cáctài liệu từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt: 35.000 đồng /trang.
Xây dựng chương trìnhkhung và chương trình môn học:
Biên soạn chươngtrình: 50.000 đồng/tiết
Sửa chữa, biên tậptổng thể: 25.000 đồng/tiết
Đọc phản biện nhậnxét: 20.000 đồng/tiết.
Biên soạn giáo trình:
Biên soạn giáo trìnhcho các môn văn hoá phổ thông, tin học, ngoại ngữ:
Viết giáo trình:20.000 đồng/trang
Sửa chữa, biên tậptổng thể: 15.000 đồng/trang
Đọc phản biện nhậnxét: 10.000 đồng/trang.
Biên soạn giáo trìnhcho các môn cơ sở, chuyên ngành:
Viết giáo trình:35.000 đồng/trang
Sửa chữa, biên tậptổng thể: 20.000 đồng/trang
Đọc phản biện nhậnxét: 10.000 đồng/trang.
Các mức chi nêu trênlà mức tối đa, tuỳ theo mức độ phức tạp của từng ngành học để chi cho phù hợp.
3- Công tác lập dựtoán, cấp phát, quản lý và quyết toán kinh phí:
a- Lập dự toán : Hàngnăm căn cứ vào Quyết định của Bộ Giáo dục và đào tạo về giao nhiệm vụ thực hiệnxây dựng chương trình khung Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệpvà biên soạn Chương trình, giáo trình cho các môn học, các Đại học, Học viện,các trường đại học, cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp lập dự toán chi tiết kinhphí thực hiện nhiệm vụ trên, gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ chủ quản để xemxét, tổng hợp đưa vào dự toán chung của đơn vị.
b- Cấp phát kinh phí:Sau khi dự toán năm được Chính phủ giao, Bộ Tài chính cấp phát cho các Bộ chủquản để cấp phát cho các trường thực hiện nhiệm vụ được giao.
c- Quản lý và quyếttoán: Thực hiện theo quy định hiện hành.
Thông tư này có hiệulực thi hành kể từ ngày 01/11/2001. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướngmắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để xử lý./.