NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số20/1998/NĐ-CP
ngày 31 tháng 3 năm 1998 của Chính phủ về phát triển thươngmại miền núi,
hải đảo và vùng đồng bào dân tộc
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chứcChính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Thươngmại ngày 10 tháng 5 năm 1997;
Theo đề nghị của Bộtrưởng Bộ Thương mại;
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 1998 của Chính phủ về pháttriển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc như sau:
1. Sửa đổi Điều9 như sau:
Điều 9. Thuếthu nhập doanh nghiệp.
1. Thương nhân được hưởngưu đãi về miễn, giảm thuế lợi tức nay được tiếp tục miễn, giảm thuế thu nhậpdoanh nghiệp, trong thời gian và theo mức như đã quy định tại Điều 9 (cũ) Nghịđịnh 20/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 1998 của Chính phủ.
2. Thương nhân được ưuđãi về miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải có trụ sở hoặc có đăng ký chinhánh hoạt động tại các tỉnh miền núi hoặc có miền núi.
2. Sửa đổi Điều10 như sau:
Điều 10. Lãisuất cho vay.
1. Thương nhân vay vốncác ngân hàng thương mại nhà nước để dự trữ, bán lẻ các mặt hàng thiết yếu vàmua nông, lâm sản tại khu vực II, III miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc,được giảm lãi suất cho vay 20% so với lãi suất cho vay thông thường của ngânhàng thương mại nhà nước tại thời điểm cho vay.
Thương nhân được giảmlãi suất vay vốn phải có trụ sở hoặc có đăng ký chi nhánh hoạt động tại cáctỉnh miền núi hoặc có miền núi.
2. Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam hướng dẫn thực hiện quy định này và chỉ đạo các ngân hàng thương mạinhà nước bảo đảm đủ nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay của thương nhân ở miền núi,hải đảo, vùng đồng bào dân tộc.
3. Chênh lệch lãi suấtcho vay 20% được cân đối trong kế hoạch ngân sách hàng năm. Việc cấp bù do BộTài chính quy định.
3. Sửa đổi Điều11 như sau:
Điều 11.
1. Kinh phí đào tạo,bồi dưỡng cán bộ thương mại miền núi thực hiện theo quy định hiện hành củaChính phủ về kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong từng thời kỳ.
2. Ngoài chế độ đàotạo theo quy định hiện hành, Bộ Thương mại tổ chức bổ sung việc bồi dưỡng, nângcao trình độ nghiệp vụ cho công chức, cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước hoạtđộng ở miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc.
Nguồn kinh phí đào tạomột phần được ngân sách nhà nước hỗ trợ, một phần do Bộ Thương mại huy động từkinh phí hỗ trợ các dự án về đào tạo cán bộ, xúc tiến thương mại của các nướcvà các tổ chức kinh tế thế giới.
4. Sửa đổi tiêuđề Chương III như sau:
Chương III. Trợ giá,trợ cước để bán hàng chính sách xã hội, mua, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá sảnxuất ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc.
5. Sửa đổi Điều12 như sau:
Điều 12. Mặt hàngthiết yếu có trợ giá, trợ cước vận chuyển.
Nhà nước thực hiện trợgiá, trợ cước vận chuyển để bảo đảm cho nhân dân sống ở địa bàn miền núi, hảiđảo, vùng đồng bào dân tộc mua được các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất vàđời sống tương đương với giá các mặt hàng cùng loại bán tại thị xã miền núi.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷban Dân tộc và Miền núi căn cứ yêu cầu và chủ trương khuyến khích phát triểnkinh tế - xã hội, sau khi bàn thống nhất với các Bộ, ngành liên quan, Uỷ bannhân dân các tỉnh miền núi hoặc tỉnh có huyện miền núi, quyết định cụ thể Danhmục mặt hàng chính sách xã hội được trợ giá, trợ cước vận chuyển trong từngthời kỳ.
6. Sửa đổi Điều13 như sau:
Điều 13. Định mức cungứng hàng hoá được trợ giá, trợ cước vận chuyển.
Uỷ ban nhân dân tỉnhquyết định định mức cung ứng và kế hoạch cung ứng các mặt hàng trợ giá, trợ cướchàng năm. Căn cứ để định ra mức cung ứng và kế hoạch cung ứng là nhu cầu củatừng địa phương, phù hợp với nguồn kinh phí của tỉnh trong từng năm (kể cả ngânsách do Trung ương cấp và ngân sách địa phương bổ sung). Ưu tiên đảm bảo đủhàng hoá phục vụ vùng sâu, vùng xa.
7. Bãi bỏ Điều14.
8. Sửa đổi Điều16 như sau:
Điều 16. Xácđịnh các khoản trợ giá, cự ly vận chuyển, địa điểm giao, nhận hàng có trợ giá,trợ cước.
Bộ Thương mại chủ trìcùng Ban Vật giá Chính phủ, cơ quan quản lý ngành hàng và các tỉnh có địa bànmiền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc xác định các khoản trợ giá, cự ly vậnchuyển, kho giao hàng, các điểm nhận hàng được trợ giá, trợ cước vận chuyển đểđồng bào sống, sinh hoạt ở địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc cóthể mua được hàng chính sách một cách thuận tiện, tiết kiệm chi phí cho nhà nước.
Cơ quan quản lý ngànhhàng có mặt hàng được trợ giá, trợ cước vận chuyển có trách nhiệm chỉ đạo cácđơn vị kinh doanh thuộc ngành mình ưu tiên ký hợp đồng và vận chuyển hàng theosố lượng, thời gian mà các tỉnh ở địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dântộc yêu cầu, đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng của nhân dân vùng được hưởngchính sách ưu đãi.
9. Bãi bỏ khoản2 của Điều 17.
10. Bãi bỏ khoản1 của Điều 18.
11. Sửa đổi Điều22 như sau:
Điều 22. Cơcấu kinh phí mặt hàng trợ giá, trợ cước.
1. Chủ tịch Uỷ bannhân dân tỉnh có địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc căn cứ đặcđiểm, nhu cầu sử dụng của nhân dân từng địa phương, tổng kinh phí trợ giá, trợcước vận chuyển và khả năng ngân sách của tỉnh, xác định cơ cấu kinh phí chotừng mặt hàng, ưu tiên bảo đảm nhu cầu một số mặt hàng thiết yếu nhất cho nhândân.
2. Đối với một số vùngđặc biệt khó khăn, nếu nhân dân không có khả năng mua hàng, thì Chủ tịch Uỷ bannhân dân tỉnh căn cứ tổng kinh phí trợ giá, trợ cước được phân bổ cho địa phươngvà khả năng ngân sách của tỉnh, xem xét, quyết định việc cấp không thu tiền mộtsố mặt hàng thiết yếu nhất.
12. Sửa đổi Điều23 như sau:
Điều 23.Trợ cước vận chuyển để tiêu thụ một số sản phẩm hàng hoá được sản xuất ở các xãđặc biệt khó khăn thuộc miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc.
Nhằm hỗ trợ người sảnxuất ở các xã đặc biệt khó khăn thuộc địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bàodân tộc tiêu thụ được sản phẩm của mình, duy trì và phát triển sản xuất hànghoá, góp phần tạo động lực để chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, Nhà nướcthực hiện chính sách trợ cước vận chuyển theo kết quả thu mua của những thươngnhân trực tiếp mua một số sản phẩm hàng hoá thuộc mặt hàng nông, lâm sản và sảnphẩm chế biến từ nông, lâm sản (gọi chung là hàng nông, lâm sản) của các tổchức, cá nhân (gọi chung là người sản xuất) ở các xã đặc biệt khó khăn. Ưu tiênmua hàng nông, lâm sản tại các xã đặc biệt khó khăn thuộc khu vực III.
13. Sửa đổi khoản2 Điều 24 như sau:
2. Căn cứ các nguyêntắc tại Điều 23 và khoản 1 Điều 24 Nghị định này, căn cứ tình hình và kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộcvà yêu cầu tiêu thụ hàng hóa trong từng thời kỳ của tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhândân tỉnh quyết định danh mục sản phẩm sản xuất trong tỉnh được trợ cước vậnchuyển để tiêu thụ hàng năm.
Uỷ ban Dân tộc và Miềnnúi căn cứ khả năng ngân sách hàng năm, hướng dẫn địa phương giới hạn danh mụcsản phẩm được trợ cước vận chuyển, thông báo cho địa phương để định hướng thựchiện.
14. Sửa đổikhoản 1, 2 Điều 25 như sau:
1. Khuyến khích thươngnhân thuộc mọi thành phần kinh tế trực tiếp thu mua, tiêu thụ sản phẩm hàng hoáđược sản xuất ra tại các xã đặc biệt khó khăn thuộc địa bàn miền núi, hải đảo,vùng đồng bào dân tộc. Chính phủ trợ cước vận chuyển cho thương nhân theo số lượnghàng hoá thực tế đã mua.
2. Cự lytối đa được trợ cước vận chuyển để mua, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá sản xuất ởxã đặc biệt khó khăn thuộc địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc doBộ Thương mại bàn với Ban Vật giá Chính phủ và các cơ quan hữu quan để hướngdẫn cụ thể.
15. Bãi bỏ khoản6, sửa đổi khoản 2 và khoản 4 Điều 26 như sau:
2. Ban Vật giá Chínhphủ hướng dẫn nguyên tắc xây dựng mức trợ cước vận chuyển và giá mua tối thiểu(giá sàn) sản phẩm được trợ cước vận chuyển để Uỷ ban nhân dân tỉnh quy địnhgiá mua tối thiểu sản phẩm có trợ cước vận chuyển và mức trợ cước vận chuyểncho từng sản phẩm ở từng khu vực được trợ cước vận chuyển.
4. Bộ Tài chính chủtrì, phối hợp với Uỷ ban Dân tộc và Miền núi và Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trínguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước hàng năm để thực hiện mục tiêu này.
16. Sửa đổi Điều28 như sau:
Điều 28. Phát triển vàcủng cố doanh nghiệp nhà nước hoạt động thương mại và hợp tác xã thương mại -dịch vụ trên địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc.
1. Phát triển và củngcố doanh nghiệp nhà nước hoạt động thương mại trên địa bàn miền núi, hải đảo,vùng đồng bào dân tộc để mua sản phẩm, bán vật tư phục vụ sản xuất và hàng tiêudùng cho nhân dân các dân tộc ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc, thựchiện các mặt hàng chính sách.
Doanh nghiệp nhà nướchoạt động thương mại phải có mạng lưới mua, bán hàng hoá đến các trung tâm cụmxã miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc. Phát triển các hợp tác xã thươngmại - dịch vụ và sử dụng các tổ chức kinh tế, những người được tín nhiệm trongcác thôn, bản để làm đại lý mua bán hàng hoá, kể cả mua bán hàng hoá thuộc diệnchính sách trợ giá, trợ cước cho doanh nghiệp nhà nước.
2. Bộ trưởng các Bộquản lý ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh có trách nhiệm phát triển vàcủng cố doanh nghiệp nhà nước hoạt động thương mại, tổ chức và chỉ đạo phốihợp, hỗ trợ doanh nghiệp nhà nước hoạt động thương mại để mở rộng giao lưu hànghoá trên địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc và thực hiện chủ trươngbảo đảm mặt hàng chính sách, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá cho nhân dân.
17. Sửa đổi Điều29 như sau:
Điều 29. Doanh nghiệpcông ích hoạt động thương mại ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc.
Doanh nghiệp nhà nướchoạt động thương mại chủ yếu ở khu vực III địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồngbào dân tộc có đủ các tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 56/CPngày 02 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ nếu có nhu cầu thì được xét chuyển sangloại hình doanh nghiệp công ích theo các quy định hiện hành.
18. Sửa đổi Điều30 như sau:
Điều 30. Vốn cho doanhnghiệp nhà nước hoạt động thương mại ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dântộc.
1. Doanh nghiệp nhà nướcở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc được bảo đảm vốn lưu động bằng 50%nhu cầu về vốn lưu động. Nếu các doanh nghiệp nhà nước hoạt động thương mại chưađủ vốn lưu động theo mức nêu trên thì trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyềnxét cấp bổ sung vốn theo quy định của Luật Ngân sách.
2. Doanh nghiệp nhà nướchoạt động thương mại được cấp đủ vốn dự trữ các mặt hàng chính sách. Tùy theođịa bàn và mặt hàng cụ thể, mức dự trữ bình quân đảm bảo nhu cầu tiêu dùng củamiền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc từ 02 đến 03 tháng. Doanh nghiệp đượcmiễn nộp tiền thu về sử dụng vốn đối với số vốn được cấp để dự trữ mặt hàngchính sách.
3. Bộ Thương mại cùngBộ Tài chính chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan hướng dẫn thực hiệnĐiều này.
19. Sửa đổi Điều31 như sau:
Điều 31. Hỗ trợ vayvốn.
Doanh nghiệp nhà nướchoạt động thương mại ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc được vay vốntrung hạn và dài hạn từ nguồn tín dụng nhà nước (kể cả quỹ hỗ trợ đầu tư quốcgia) với lãi suất ưu đãi nhất để đầu tư mở thêm các điểm kinh doanh phục vụ địabàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc đặc biệt là ở khu vực III và đầu tưmở rộng quy mô kinh doanh thương mại hoặc sản xuất chế biến.
20. Sửa đổikhoản 2 Điều 33 như sau:
2. Bộ Thươngmại chủ trì, phối hợp các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ủy ban Dân tộc và Miền núi,Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Ban Vật giá Chính phủ hướng dẫn thi hành Nghịđịnh này.
Bộ trưởng Bộ Thươngmại chủ trì theo dõi, báo cáo kết quả thực hiện các chính sách về khuyến khích,ưu đãi đối với thương nhân.
Bộ trưởng, Chủ nhiệmUỷ ban Dân tộc và Miền núi chủ trì tổ chức thực hiện, theo dõi báo cáo kết quảthực hiện chính sách trợ giá, trợ cước.
Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thihành sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Nghị địnhnày đều bãi bỏ.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị địnhnày./.