NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ
Ban hành Quy chế xem xét, quyết định dự toán và
phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toánngân sách địa phương
CHÍNH PHỦ
Căncứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căncứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Theođề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều1. Ban hành kèm theo Nghị địnhnày Quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phêchuẩn quyết toán ngân sách địa phương.
GiaoBộ Tài chính hướng dẫn cụ thể các mẫu biểu phục vụ cho việc lập báo cáo dựtoán, phân bổ và quyết toán ngân sách địa phương.
Điều2. Nghị định này có hiệu lực thihành từ năm ngân sách 2004.
Việcxem xét, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương của năm ngân sách 2002 và2003 được áp dụng theo những quy định của Quy chế này.
Điều3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy bannhân dân các cấp chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
QUY CHẾ xemxét, quyết định dự toán và
phânbổ ngân sách địa phương phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương.
(ban hành kèm theo Nghị định số 73/2003/NĐ-CP ngày23/6/2003 của Chính phủ)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều1. Quy chế này quy định về:
Nhiệmvụ của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tổ chức lập, báo cáodự toán ngân sách, phương án phân bổ và quyết toán ngân sách địa phương.
Nhiệmvụ của Ban Kinh tế và Ngân sách của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương (gọi tắt là Ban Kinh tế và Ngân sách), Ban Kinh tế - Xã hộicủa Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi tắtlà Ban Kinh tế - Xã hội); Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, phường,thị trấn và các Ban khác của Hội đồng nhân dân trong việc thẩm tra các báo cáocủa Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân.
ViệcThường trực Hội đồng nhân dân xem xét, cho ý kiến về các báo cáo ngân sách của Ủy bannhân dân và báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách), Ban Kinh tế - Xãhội.
Nộidung, trình tự, phương thức thảo luận và quyết định dự toán, phân bổ và phêchuẩn quyết toán ngân sách địa phương của Hội đồng nhân dân.
Điều2. Việc thẩm tra, xem xét, quyếtđịnh dự toán, phương án phân bổ và phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương củaHội đồng nhân dân phải đúng các quy định của Luật Ngân sách nhà nước và của Quychế này.
ChươngII
LẬP DỰ TOÁN, PHÂN BỔ VÀ QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
Điều 3. Lập dự toán, phương án phân bổ và quyết toán ngânsách địa phương:
1.Hàng năm, Ủy ban nhân dân các cấp lập dự toán thu ngân sách nhà nướctrên địa bàn (đối với cấp huyện và cấp xã lập dự toán thu ngân sách nhà nướcđối với những khoản thu được phân cấp quản lý), dự toán chi ngân sách địa phương(đối với cấp tỉnh và cấp huyện gồm ngân sách cấp mình và ngân sách các cấp dưới);phương án phân bổ ngân sách cấp mình và quyết toán thu ngân sách nhà nước trênđịa bàn, chi ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét,quyết định, phê chuẩn.
2. Dựtoán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương phải căn cứvào:
a)Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh;
b)Chính sách, chế độ thu ngân sách nhà nước, định mức phân bổ ngân sách và chếđộ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách;
c)Tình hình thực hiện dự toán ngân sách năm hiện hành.
d)Nhiệm vụ thu, chi ngân sách được cấp trên giao; dự toán ngân sách đượctổng hợp từ báo cáo dự toán ngân sách của các cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình,của các địa phương cấp dưới trực tiếp;
đ)Các căn cứ khác theo quy định tại Điều 37, Luật Ngân sách nhà nước vàcác văn bản hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước.
3. Phươngán phân bổ ngân sách phải căn cứ vào:
a) Dựtoán ngân sách địa phương được Hội đồng nhân dân quyết định;
b)Nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình và các địa phương cấp dướitrực tiếp;
c)Định mức phân bổ và chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách được cấp có thẩmquyền quy định;
d) Tỷlệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và mức bổ sung cân đối, bổ sung có mụctiêu từ ngân sách cấp trên. Đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, cần căncứ vào chế độ phân cấp ngân sách và dự toán thu, chi ngân sách của từng địa phươngcấp dưới trực tiếp.
4.Lập quyết toán ngân sách địa phương phải tuân thủ những quy định tại các Điều62, 63, 64 và 65 của Luật Ngân sách nhà nước; căn cứ vào báo cáo quyết toánngân sách cấp dưới đã được Hội đồng nhân dân phê chuẩn, báo cáo quyết toán ngânsách của các cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình đã được cơ quan tài chính cùng cấpthẩm định và các khoản chi chuyển nguồn của ngân sách địa phương sang năm sautheo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
5.Ban Kinh tế và Ngân sách, Ban Kinh tế - Xã hội, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hộiđồng nhân dân cấp xã và các Ban khác có liên quan của Hội đồng nhân dân phốihợp với cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư và các cơ quan có liênquan khác của Ủy ban nhân dân trong quá trình lập dự toán, phân bổ vàquyết toán ngân sách.
6. Cơquan tài chính chủ động phối hợp với cơ quan kế hoạch và đầu tư và các cơ quancó liên quan trình Ủy ban nhân dân dự toán thu ngân sách nhà nước trên địabàn, chi ngân sách địa phương; phương án phân bổ ngân sách cấp mình và quyếttoán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương; đồng thờigửi các báo cáo trên đến Ban Kinh tế và Ngân sách, Ban kinh tế - Xã hội, Chủtịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ban khác có liên quan củaHội đồng nhân dân.
7. Ủy bannhân dân họp xem xét, thảo luận dựtoán ngân sách, phương án phânbổ và quyết toán ngân sách có sự tham dự của Ban Kinh tế và Ngân sách, Ban Kinhtế - Xã hội, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (đối với cấp xã).
Điều4. Ủy bannhân dân báo cáo về ngân sách địa phương:
1.Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách địa phương năm hiện hành, gồm:
a)Tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách, kể cả việc huy động vốn đầu tưxây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định tại khoản 3 Điều 8 củaLuật Ngân sách nhà nước (nếu có);
b)Tình hình thực hiện các giải pháp tài chính - ngân sách theo Nghị quyết Quốchội, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cấp trên, cơ quan hành chính nhà nước cấptrên;
c) Những giải pháp bổ sung để tổ chức thực hiện dự toánthu, chi ngân sách năm hiện hành.
2.Báo cáo dự toán ngân sách địa phương năm sau, gồm:
a)Các căn cứ xây dựng dự toán ngân sách;
b)Mục tiêu, nhiệm vụ của ngân sách địa phương;
c) Phươngán phân bổ ngân sách;
d)Các chủ trương, giải pháp chủ yếu thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội và dựtoán ngân sách năm sau.
3. Báocáo quyết toán và kiểm toán ngân sách địa phương gồm:
a)Quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương;
b)Quyết toán các chương trình mục tiêu quốc gia;
c)Thuyết minh quyết toán ngân sách địa phương;
d)Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước về kết quả kiểm toán quyết toán ngân sách địa phương(nếu có).
4. Căn cứ vào những yêu cầu, nội dung quy định tại cáckhoản 1, 2 và 3 của Điều này, Ủy ban nhân dân các cấp còn phải giải trình cụ thể vềtình hình thực hiện ngân sách, dự toán, phân bổ ngân sách cấp mình và quyếttoán ngân sách địa phương. Trong đó, nêu rõ những nội dung sau:
a) Dựtoán chi ngân sách của từng cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình theo từng lĩnh vực;dự toán chi ngân sách hỗ trợ các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổchức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo từng lĩnh vực. Đối vớingân sách cấp tỉnh còn bao gồm dự toán chi đầu tư và hỗ trợ cho các doanhnghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước theo quy địnhcủa pháp luật, chi bổ sung Qũy dự trữ tài chính của tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương (gọi tắt là cấp tỉnh), chi trả gốc và lãi tiền huy động cho đầu tưtheo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước;
b)Nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phânchia giữa ngân sách các cấp ở địa phương và số bổ sung từ ngân sách cấp mình chongân sách cấp dưới (bao gồm số bổ sung cân đối và số bổ sung có mục tiêu). Đốivới số bổ sung cân đối phải kèm theo căn cứ xác định của năm đầu thời kỳ ổnđịnh ngân sách địa phương;
c)Danh mục, tổng mức vốn đầu tư, tiến độ thực hiện và kế hoạch vốn đầu tư đối vớicác dự án, các công trình quan trọng thuộc nguồn ngân sách địa phương đã đượcHội đồng nhân dân cấp mình quyết định theo thẩm quyền; trong đó, nêu chi tiếtcác dự án, các công trình xây dựng cơ bản theo quy định của Hội đồng nhân dâncấp tỉnh.
5.Ngoài các nội dung trên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh còn phải trình Hội đồng nhândân cùng cấp:
a)Đối với năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách: Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chicho từng cấp ngân sách ở địa phương; tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các nguồnthu giữa ngân sách cấp tỉnh với ngân sách từng huyện, quận, thị xã, thành phốthuộc tỉnh và ngân sách từng xã, phường, thị trấn; tỷ lệ phần trăm (%) phânchia các nguồn thu giữa ngân sách từng huyện, quận, thị xã, thành phố thuộctỉnh với ngân sách từng xã, phường, thị trấn;
b) Phươngán thu phí, lệ phí và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của phápluật;
c)Định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi theo phân cấp củaChính phủ;
d) Phươngán huy động, quyết toán vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theoquy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước.
Điều5. Các báo cáo quy định tại Điều4 của Quy chế này phải gửi Ban Kinh tế và Ngân sách, Ban Kinh tế - Xã hội Chủtịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân (đối với cấp xã) để thẩm tra.
Chương III:
THẨM TRA DỰ TOÁN PHƯƠNG ÁN PHÂN BỔ VÀ QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
Điều6. Ban Kinh tế và Ngân sách, Ban'Kinh tế - Xã hội, chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân (đối với cấp xã)thẩm tra các báo cáo về ngân sách:
1.Thẩm tra về đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước trênđịa bàn, chi ngân sách địa phương năm hiện hành và việc thực hiện các giải pháptài chính - ngân sách theo Nghị quyết Hội đồng nhân dân.
2.Thẩm tra dự toán ngân sách về: mục tiêu, nhiệmvụ của ngân sách; các căn cứ xây dựng dự toán ngân sách và phân bổ ngân sáchđịa phương.
3.Thẩm tra phương án phân bổ ngân sách cấp mình về: nguyên tắc phân bổ, tính côngbằng, hợp lý và tích cực của phương án phân bổ.
4.Thẩm tra phương án thu phí, lệ phí và các khoản đóng góp của nhân dântheo quy định của pháp luật; phương án huy động vốn đầu tư xây dựng các côngtrình kết cấu hạ tầng theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nướcvề các nội dung: sự cần thiết phải huy động, mức huy động, hình thức và thờigian huy động, lãi suất, phương án sử dụng tiền huy động và mức trả nợ hàngnăm.
5.Đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách còn phải thẩm tra các nội dung vềphân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở địaphương; tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các nguồn thu giữa ngân sách cấp tỉnh vớingân sách từng huyện và xã; tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các nguồn thu giữangân sách từng huyện với ngân sách từng xã nhằm bảo đảm các nguyên tắc quy địnhtại Điều 34 và Điều 36 của Luật Ngân sách nhà nước.
6.Thẩm tra quyết toán ngân sách địa phương về: tính chính xác, tính hợp pháp, đầyđủ của quyết toán ngân sách địa phương.
Điểu7. Phương thức thẩm tra các báocáo:
1.Đối với cấp tỉnh và cấp huyện:
a)Ban Kinh tế và Ngân sách, Ban Kinh tế - Xã hội và các Ban khác có liên quan củaHội đồng nhân dân tổ chức thẩm tra các báo cáo, có sự tham dự của Ủy bannhân dân và các cơ quan liên quan.
CácBan có liên quan của Hội đồng nhân dân có ý kiến chính thức về lĩnh vực phụtrách; nêu rõ những nội dung nhất trí, những nội dung nhất trí nhưng đề nghịbáo cáo rõ thêm, những nội dung chưa nhất trí và những kiến nghị.
b)Các cơ quan có liên quan của Ủy ban nhân dân có trách nhiệm báo cáo bổ sung: nhữngvấn đề tiếp thu những vấn đề giải trình làm rõ thêm để đi đến thống nhất, nhữngvấn đề cần nghiên cứu giải trình sau bằng văn bản. Báo cáo tiếp thu hoặc giảitrình bằng văn bản phải gửi đến Ban Kinh tế và Ngân sách, Ban Kinh tế - Xã hội.
c) Ủy bannhân dân nghiên cứu, tiếp thu ý kiến thẩm tra của các Ban thuộc Hội đồng nhândân, hoàn chỉnh các báo cáo để trình Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban Kinh tếvà Ngân sách, Ban Kinh tế - Xã hội tổng hợp các ý kiến của các Ban khác có liênquan lập báo cáo thẩm tra để trình Thường trực Hội đồng nhân dân. Báo cáo thẩmtra gồm những nội dung chủ yếu sau:
Nhữngnội dung và số liệu thống nhất với báo cáo của Ủy bannhân dân.
Nhữngnội dung và số liệu đề nghị báo cáo rõ thêm hoặc còn có ý kiến khác với báo cáocủa Ủy ban nhân dân.
Ý kiến nhận xét về báo cáo của Ủy bannhân dân.
Nhữngkiến nghị.
Trườnghợp còn có ý kiến khác phau thì Ban Kinh tế và Ngân sách, Ban Kinh tế - Xã hội vàỦy ban nhân dân trao đổi, làm rõ những nội dung cònkhác nhau trình Thường trực Hội đồng nhân dân xem xét, cho ý kiến trước khitrình Hội đồng nhân dân.
2.Đối với cấp xã:
Phươngthức và trình tự thẩm tra thực hiện theo quy định tại Điều 9 của Quy chế này.
Điều8. Thường trực Hội đồng nhân dâncho ý kiến đối với các báo cáo của Uỷ ban nhân dân:
1. Thườngtrực Hội đồng nhân dân cho ý kiến về các báo cáo của Uỷ ban nhân dân theo quyđịnh tại Điều 4 và ý kiến thẩm tra của các Ban được quy định tại Điều của Quychế này.
Đốivới những vấn đề còn có ý kiến khác nhau, Thường trực hội đồng nhân dân cho ýkiến để Ban Kinh tế và Ngân sách, Ban Kinh tế - Xã hội và Ủy bannhân dân hoàn chỉnh các báo cáo trình Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định.
2.Căn cứ tình hình cụ thể của địa phương, nếu thấy cần thiết, Thường trực Hộiđồng nhân dân có thể tổ chức họp với Ban Kinh tế và Ngân sách, Ban Kinh tế - Xãhội và các Ban có liên quan khác để thẩm tra, cho ý kiến về các báo cáo.
3.Các báo cáo của Ủy ban nhân dân và báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế vàNgân sách, Ban Kinh tế - Xã hội được gửi đến đại biểu Hội đồng nhân dân theoQuy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp.
Điều9. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã thẩmtra, cho ý kiến đối với các báo cáo của Ủy bannhân dân:
1.Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thẩm tra, cho ý kiến đối với các báocáo của Ủy ban nhân dân theo quy định tại các Điều 6, 7 và 8của Quy chế này.
2.Căn cứ ý kiến của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy bannhân dân báo cáo những vấn đề tiếp thu, những vấn đề giải trình để làm rõ vàhoàn chỉnh các báo cáo, trình Hội đồng nhân dân.
3.Chủ tịch Hội đồng nhân dân chủ trì có sự phối hợp của Ủy bannhân dân hoàn chỉnh báo cáo thẩm tra, trình Hội đồng nhân dân.
4.Báo cáo của Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân và báo cáo thẩmtra của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân được gửi đến đại biểu Hội đồngnhân dân theo Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp.
Chương IV
THẢO LUẬN, QUYẾT ĐỊNH DỰ TOÁN, PHƯƠNG ÁN PHÂN BỔ VÀPHÊ CHUẨN QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
Điều10. Hội đồng nhân dân thảo luận,quyết định dự toán, phương án phân bổ ngân sách cấp mình và phê chuẩn quyếttoán ngân sách địa phương:
1. Phươngthức thảo luận:
a) Ủy bannhân dân trình bày các báo cáo trước Hội đồng nhân dân.
b)Ban Kinh tế và Ngân sách, Ban Kinh tế - Xã hội, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (đốivới cấp xã) báo cáo kết quả thẩm tra các báo cáo của Ủy bannhân dân.
c)Hội đồng nhân dân tổ chức thảo luận về các báo cáo của Ủy bannhân dân; thư ký kỳ họp tổng hợp ý kiến của các đại biểu và gửi đại biểu Hộiđồng nhân dân, Ban Kinh tế và Ngân sách, Ban Kinh tế - Xã hội, Chủ tịch và PhóChủ tịch Hội đồng nhân dân (đối với cấp xã), đồng gửi cơ quan tài chính cùngcấp.
d) Ủy bannhân dân báo cáo tiếp thu và giải trình về các ý kiến của đại biểu Hội đồngnhân dân.
2.Căn cứ báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách, Ban Kinh tế - Xã hội, Chủtịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân (đối với cấp xã) và báo cáogiải trình của Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân thảo luận và quyếtđịnh:
a) Dựtoán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương theo các chỉtiêu quy định tại Điều 25 của Luật Ngân sách nhà nước.
b)Căn cứ dự toán chi ngân sách địa phương đã được quyết định, thảo luận quyếtđịnh phương án phân bổ ngân sách cấp mình theo các chỉ tiêu quy định tại Điều25 của Luật Ngân sách nhà nước.
Trongquá trình thảo luận, quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn,chi ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp mình; nếu Hội đồngnhân dân quyết định tăng các khoản chi hoặc bổ sung khoản chi mới, thì phảiđồng thời xem xét, quyết định các giải pháp để đảm bảo cân đối ngân sách.
c)Đối với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, ngoài các nội dung trên, còn thảo luận,quyết định các nội dung quy định tại khoản 5 Điều 4 của Quy chế này.
d)Phê chuẩn quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phươngnăm trước.
Điều11. Thời gian quyết định dự toánngân sách, phân bổ ngân sách cấp mình và quyết toán ngân sách địa phương.
1.Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định dự toán ngân sách địa phương và phương ánphân bổ ngân sách cấp mình năm sau trước ngày 10 tháng 12 năm hiện hành; Hộiđồng nhân dân cấp dưới quyết định dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngânsách cấp mình năm sau chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân cấptrên trực tiếp quyết định dự toán và phân bổ ngân sách.
2.Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương chậm nhất12 tháng sau khi năm ngân sách kết thúc và quy định thời hạn phê chuẩn quyếttoán ngân sách của Hội đồng nhân dân cấp dưới, nhưng chậm nhất không quá 06tháng sau khi năm ngân sách kết thúc.
3.Căn cứ vào thời gian quy định tại khoản 1 và 2 Điều này, Hội đồng nhân dân cấptỉnh quy định cụ thể thời gian gửi báo cáo dự toán, phương án phân bổ và quyếttoán ngân sách địa phương của Ủy ban nhân dân các cấp đến Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Điều12. Nghị quyết của Hội đồng nhândân:
1.Nghị quyết về dự toán thu ngân sách nhà nướctrên địa bàn, chi ngân sách địa phương; phương án phân bổ ngân sách cấp mình.
2.Nghị quyết phê chuẩn quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, quyết toánchi ngân sách địa phương./.