LUẬT
Hoạt động giám sát của Quốc hội
Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, gópphần bảo đảm cho Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghịquyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội được thi hành nghiêm chỉnh và thống nhất,
Căn cứ vào Hiến pháp nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghịquyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội Khóa X, kỳ họp thứ10,
Luật này quy định về hoạt động giám sát của Quốc hội, Uỷ ban Thườngvụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội vàđại biểu Quốc hội,
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.Chức năng giám sát của Quốc hội Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đốivới toàn bộ hoạt động của Nhà nước.
Quốchội thực hiện quyền giám sát tối cao của mình tại kỳ họp Quốc hội trên cơ sởhoạt động giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban củaQuốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội.
Điều 2.Giải thích từ ngữ
TrongLuật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giám sát là việc Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội theo dõi, xemxét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việcthi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷban Thường vụ Quốc hội.
2. Chất vấn là một hoạt động giám sát, trong đó đại biểu Quốc hội nêu những vấnđề thuộc trách nhiệm của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chínhphủ, Bộ trưởng và các thành viên kháccủa Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm nát nhândân tối cao và yêu cầu những người này trả lời.
Điều 3.Thẩm quyền giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốchội và đại biểu Quốc hội.
1.Thẩm quyền giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn bài biểu Quốchội và đại biểu Quốc hội được quy định như sau:
a)Quốc hội giám sát hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chínhphủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởngvà các thành viên khác của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sátnhân dân tối cao trong việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, Uỷ ban Thường vụ Quốchội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sátnhân dân tối cao;
b)Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giám sát hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chínhphủ, Bộ trưởng và các thành viên kháccủa Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Hộiđồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thi hành Hiếnpháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụQuốc hội; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chínhphủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, nghị quyết củaHội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; giúp Quốc hội thựchiện quyền giám sát theo sự phân công của Quốc hội;
c)Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn củamình giám sát hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, cơ quan ngangBộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong việc thi hànhluật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốchội; giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực Hội đồng dân tộc, Uỷban phụ trách; giúp Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thực hiện quyền giámsát theo sự phân công của các cơ quan này;
d)Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức hoạt động giám sát của Đoàn và tổ chức để đạibiểu Quốc hội trong Đoàn giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương; giám sát văn bảnquy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; thamgia Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban củaQuốc hội tại địa phương khi có yêu cầu;
đ)Đại biểu Quốc hội chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chínhphủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tốicao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; trong phạm vi nhiệm vụ, quyềnhạn của mình giám sát văn bản quy phạm pháp luật, giám sát việc thi hành phápluật ở địa phương, giám sát việc giải quyếtkhiếu nại, tố cáo của công dân.
2.Khi xét thấy cần thiết, Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc,Uỷ ban của Quốc hội tiến hành giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhânkhác.
Điều 4.Trách nhiệm của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội vàđại biểu Quốc hội trong việc thực hiện quyền giám sát
Việcthực hiện quyền giám sát của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dântộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội phải bảođảm công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định củapháp luật và không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cánhân chịu sự giám sát. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc; Uỷ ban củaQuốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm về quyếtđịnh, yêu cầu, kiến nghị giám sát của mình. Quốc hội xem xét, đánh giá và báocáo về hoạt động giám sát của mình trước cử tri cả nước.
Uỷban Thường vụ Quốc hội chịu trách nhiệm và báo cáo về hoạt động giám sát củamình trước Quốc hội.
Hộiđồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội chịu trách nhiệm và báo cáo về hoạt động giámsát của mình trước Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Đoànđại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm về hoạt động giám sát của mình; báo cáo vềhoạt động giám sát của Đoàn và của các đại biểu Quốc hội trong Đoàn với Uỷ banThường vụ Quốc hội.
Đạibiểu Quốc hội chịu trách nhiệm và báo cáo về việc thực hiện nhiệm vụ giám sátcủa mình trước cử tri tại địa phương.
Điều 5.Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát
Cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sựgiám sát có các quyền và trách nhiệm theo quy định của Luật này và các quy địnhkhác của pháp luật có liên quan
Điều 6.Tham gia giám sát của cơ quan, tổ chức cá nhân
1.Khi thực hiện quyền giám sát, Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồngdân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội dựavào sự tham gia của nhân dân, của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chứcthành viên của Mặt trận.
2.Khi tiến hành hoạt động giám sát, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, hội đồng dân tộc,Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội có thể mời đạidiện Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận vàyêu cầu đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan tham gia; cơ quan, tổ chức,cá nhân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu này.
Chương II
HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TỐI CAO CỦA QUỐC HỘI
Điều 7. Cáchoạt động giám sát của Quốc hội Quốc hội giám sát thông qua các hoạt động saudây:
1.Xem xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chínhphủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
2.Xem xét báo cáo của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về tình hình thi hành Hiến pháp,luật, nghị quyết của Quốc hội;
3.Xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, Uỷ ban Thường vụ Quốchội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sátnhân dân tối cao có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;
4.Xem xét việc trả lời chất vấn của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướngchính phủ, Bộ trưởng và các thành viên kháccủa Chính phủ, chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhândân tối cao;
5.Thành lập Uỷ ban lâm thời để điều tra về một vấn đề nhất định và xem xét báocáo kết quả điều tra của Uỷ ban.
Điều 8.Chương trình giám sát của Quốc hội Quốc hội quyết định chương trình giám sáthàng năm của mình theo đề nghị của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc,Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Uỷ ban trung ươngMặt trận Tổ quốc Việt Nam và ý kiến, kiếnnghị của cử tri cả nước.
Uỷban Thường vụ Quốc hội dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội trình Quốchội xem xét, quyết định tại kỳ họp cuối năm của năm trước và tổ chức thực hiệnchương trình đó.
Điều 9: Xem xét báo cáo công tác
1.Tại kỳ họp cuối năm, Quốc hội xem xét, thảo luận báo cáo công tác hàng năm củaUỷ ban Thường vụ quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sátnhân dân tối cao. Tài kỳ họp giữa năm, các cơ quan này gửi báo cáo công tác đếnđại biểu Quốc hội; khi cần thiết, Quốc hội có thể xem xét, thảo luận.
Tạikỳ họp cuối nhiệm kỳ, Quốc hội xem xét, thảo luận báo cáo công tác cả nhiệm kỳcủa Quốc hội, Chủ tịch nước, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ,Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Quốchội có thể yêu cầu Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tốicao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo về những vấn đề khác khi xét thấycần thiết.
2.Các báo cáo công tác quy định tại khoản 1 Điều này, trừ các báo cáo của Quốchội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước, phải được Hội đồng dân tộc, Uỷban của Quốc hội thẩm tra theo sự phân công của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
3.Quốc hội xem xét, thảo luận báo cáo theo trình tự sau đây:
a)Người đứng đầu cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này trình bày báo cáo;
b)Chủ tịch Hội đồng dân tộc hoặc Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội trình bày báo cáothẩm tra;
c)Quốc hội thảo luận;
d)Người đứng đầu cơ quan trình bày báo cáo có thể trình bày thêm những vấn đề cóliên quan mà đại biểu Quốc hội quan tâm;
đ)Quốc hội ra nghị quyết về công tác của cơ quan đã báo cáo khi xét thấy cầnthiết.
Điều 10. Xemxét văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyếtcủa Quốc hội
1.Khi phát hiện văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có dấu hiệu trái vớiHiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội thì Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét,đình chỉ việc thi hành và trình Quốc hội xem xét, quyết định việc bãi bỏ mộtphần hoặc toàn bộ văn bản đó tại kỳ họp gần nhất.
Khiphát hiện văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nướccó dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội thì đại biểu Quốchội đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước sửa đổi hoặc hủy bỏ mộtphần hoặc toàn bộ văn bản đó; Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước có tráchnhiệm xem xét, trả lời đại biểu Quốc hội. Trong trường hợp đại biểu Quốc hộikhông đồng ý với trả lời của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước thì yêucầu Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp gầnnhất.
2.Quốc hội xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủtịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểmsát nhân dân tối cao có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốchội theo trình tự sau đây:
a)Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét văn bản quy phạm pháp luật códấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;
b)Quốc hội thảo luận.
Trongquá trình thảo luận, người đứng đầu cơ quan đã ban hành văn bản quy phạm phápluật có thể trình bày bổ sung những vân đề có liên quan;
c)Quốc hội ra nghị quyết về việc văn bản quy phạm pháp luật không trái với Hiếnpháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; quyết định bãi bỏ một phần hoặc toàn bộvản bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
Điều 11.Chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp
Tạikỳ họp Quốc hội, việc chất vấn và trả lời chất vân được thực hiện như sau:
1.Đại biểu Quốc hội ghi rõ nội dung chất vấn, người bị chất vấn vào phiếu ghichất vấn và gửi đến Chủ tịch Quốc hội để chuyển đến người bị chất vấn. Đoàn thưký kỳ họp giúp Chủ tịch quốc hội tổng hợp các chất vấn của đại biểu Quốc hội đểbáo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
2.Uỷ ban Thường vụ Quốc hội dự kiến danh sách những người có trách nhiệm trả lờichất vấn tại kỳ họp và báo cáo Quốc hội quyết định;
3.Việc trả lời chất vấn tại phiên họp toàn thể của Quốc hội được tiến hành theotrình tự sau đây:
a)Người bị chất vấn trả lời trực tiếp, đầy đủ nội dung các vấn đề mà đại biểuQuốc hội đã chất vấn và xác định rõ trách nhiệm, biện pháp khắc phục;
b)Đại biểu Quốc hội có thể nêu câu hỏi liên quan đến nội dung đã chất vấn để ngườibị chất vấn trả lời. Thời gian trả lời chất vấn, thời gian nêu câu hỏi và trảlời thêm được thực hiện theo quy định tại Điều 43 của Nội quy kỳ họp Quốc hội.
4.Sau khi nghe trả lời chất vấn, nếu đại biểu Quốc hội không đồng ý với nội dungtrả lời thì có quyền đề nghị Quốc hội tiếp tục thảo luận tại phiên họp đó, đưara thảo luận tại phiên họp khác của Quốc hội hoặc kiến nghị Quốc hội xem xéttrách nhiệm đối với người bị chất vấn. Quốc hội ra nghị quyết về việc trả lờichất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn khi xét thấy cần thiết;
5.Người đã trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, tại phiên họp Uỷ ban Thường vụQuốc hội hoặc đã trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội bằng văn bản có tráchnhiệm báo cáo với các đại biểu Quốc hội bằng văn bản về việc thực hiện nhữngvấn đề đã hứa khi trả lời chất vấn tại kỳ họp tiếp theo.
Điều 12.Thành lập Uỷ ban lâm thời của Quốc hội
1.Khi xét thấy cần thiết, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tự mình hoặc theo đề nghị củaChủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội hoặccủa đại biểu Quốc hội trình Quốc hội quyết định thành lập Uỷ ban lâm thời đểđiều tra về một vấn đề nhất định.
Nhiệmvụ, quyền hạn của Uỷ ban lâm thời do Quốc hội quyết định.
2.Quốc hội xem xét báo cáo kết quả điều tra của Uỷ ban lâm thời theo trình tự sauđây:
a)Chủ nhiệm Uỷ ban lâm thời trình bày báo cáo kết quả điều tra;
b)Quốc hội thảo luận;
c)Quốc hội ra nghị quyết về vấn đề đã được điều tra.
Điều 13.Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm
1.Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phêchuẩn theo quy định sau dây:
a)Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tự mình hoặc khi có kiến nghị của ít nhất hai mươiphần trăm (20%) tổng số đại biểu Quốc hội hoặc kiến nghị của Hội đồng dân tộc,Uỷ ban của Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụdo Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn;
b)Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quyền trình bày ý kiến của mình trướcQuốc hội;
c)Quốc hội thảo luận và bỏ phiếu tín nhiệm.
2.Trong trường hợp người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm không được quá nửa tổngsố đại biểu Quốc hội tín nhiệm thì cơ quan hoặc người đã giới thiệu để bầu hoặcđề nghị phê chuẩn người đó có trách nhiệm trình Quốc hội xem xét, quyết địnhviệc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức người đó.
Điều 14.Thẩm quyền của Quốc hòi trong việc xem xét kết quả giám sát
Căncứ vào kết quả giám sát, Quốc hội có các quyền sau đây:
1.Yêu cầu Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhândân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành văn bản hướng dẫn thi hànhHiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;
2.Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, Uỷban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tốicao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết củaQuốc hội;
3.Ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn khixét thấy cần thiết;
4.Miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, PhóChủ tịch Quốc hội, ủy viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ,Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên kháccủa Chính phủ.
Chương III
HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
Điều 15. Cáchoạt động giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Uỷban Thường vụ Quốc hội giám sát thông qua các hoạt động sau đây:
1.Xem xét báo cáo công tác của Chính phủ,
Tòaán nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong thời gian giữa hai kỳhọp Quốc hội;
2.Xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa ánnhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có dấu hiệu trái với Hiếnpháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụQuốc hội;
3.Xem xét việc trả lời chất vấn của người bị chất vấn trong thời gian giũa hai kỳhọp Quốc hội;
4.Xem xét báo cáo hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương; xem xét nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháplệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
5.Xem xét việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân;
6.Tổ chức Đoàn giám sát.
Điều 16. Chươngtrình giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyếtđịnh chương trình giám sát hàng quý, hàng năm của mình căn cứ vào chương trìnhgiám sát của Quốc hội, đề nghị của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoànđại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc ViệtNam và ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước.
Căncứ vào chương trình giám sát đã được thông qua, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phâncông thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thực hiện các nội dung trong chươngtrình, có thể giao Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội thực hiện một số nội dungthuộc chương trình và báo cáo kết quả với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; quyết địnhtiến độ thực hiện và các biện pháp bảo đảm thực hiện chương trình giám sát.
Điều 17.Xem xét báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dântối cao
1.Trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét báocáo công tác của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tốicao; yêu cầu các cơ quan này báo cáo về những vấn đề khác khi xét thấy cầnthiết.
2.Báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối caođược Hội đồng dân tộc hoặc Uỷ ban của Quốc hội thẩm tra trước khi trình Uỷ banThường vụ Quốc hội.
3.Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo theo trình tự sau đây:
a)Người đứng đầu cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này trình bày báo cáo;
b)Chủ tịch Hội đồng dân tộc hoặc Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội trình bày báo cáothẩm tra;
c)Đại diện các cơ quan, tổ chức được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;
d)Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thảo luận;
đ)Người đứng đầu cơ quan trình báo cáo có thể trình bày thêm những vấn đề có liênquan mà thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quan tâm;
e)Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ra nghị quyết về công tác của cơ quan đã báo cáo khixét thấy cần thiết.
Điều 18.Xem xét văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghịquyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
1.Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tự mình hoặc theo đề nghị của Hội đồng dân tộc, Uỷban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội hoặc của đại biểu Quốc hội quyết địnhxem xét văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa ánnhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có dấu hiệu trái với Hiếnpháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụQuốc hội Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giao cho Hội đồng dân tộc hoặc Uỷ ban củaQuốc hội chuẩn bị ý kiến về văn bản quy phạm pháp luật đó để báo cáo Uỷ ban Thườngvụ Quốc hội.
2.Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét văn bản quy phạm pháp luật quy định tại khoản1 Điều này theo trình tự sau đây:
a)Chủ tịch Hội đồng dân tộc hoặc Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội trình bày ý kiến;
b)Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thảo luận;
c)Người đứng đầu cơ quan đã ban hành văn bản trình bày ý kiến;
d)Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ra nghị quyết về việc văn bản quy phạm pháp luậtkhông trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyếtcủa Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; quyết định, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bảnquy phạm pháp luật trái với pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốchội; đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luậttrái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội xem xét,quyết định tại kỳ họp gần nhất.
Điều 19.Trả lời chất vấn tại phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
1.Việc trả lời chất vấn tại phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội được thực hiện nhưsau:
a)Chủ tịch Quốc hội nêu chất vấn của đại biểu Quốc hội đã được Quốc hội quyếtđịnh cho trả lời tại phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và những chất vấn khácđược gửi tới Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốchội;
b)Người bị chất vấn trả lời trực tiếp, đầy đủ nội dung các vấn đề mà đại biểuQuốc hội đã chất vấn và xác định rõ trách nhiệm, biện pháp khắc phục;
c)Đại biểu Quốc hội đã chất vấn có thể được mời tham dự phiên họp Uỷ ban Thườngvụ Quốc hội và phát biểu ý kiến. Trong trường hợp đại biểu Quốc hội có chất vấnkhông tham dự phiên họp thì nội dung trả lời chất vấn, kết quả phiên họp trảlời chất vấn phải được gửi tới đại biểu đó chậm nhất là bảy ngày, kể từngày kết thúc phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; nếu đại biểu Quốc hội cóchất vấn không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền đề nghị Uỷ ban Thườngvụ Quốc hội đưa ra thảo luận tại kỳ họp Quốc hội.
2.Sau khi nghe trả lời chất vấn, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ra nghị quyết về việctrả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn khi xét thấy cần thiết.
Điều 20. Xemxét nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cóđấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghịquyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
1.Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tự mình hoặc theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ,Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội hoặc của đại biểuQuốc hội quyết định xem xét nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốchội pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Uỷ ban Thường vụ Quốchội giao cho Hội đồng dân tộc hoặc Uỷ ban của Quốc hội chuẩn bị ý kiến về nghịquyết đó để báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
2.Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét nghị quyết quy định tại khoản 1 Điều này theotrình tự sau đây:
a)Chủ tịch Hội đồng dân tộc hoặc Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội trình bày ý kiến;
b)Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thảo luận;
c)Chủ tịch Hội đồng nhân dân nơi đã ra nghị quyết được mời tham dự phiên họp vàtrình bày ý
d)Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ra nghị quyết về việc nghị quyết của Hội đồng nhândân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không trái với Hiến pháp, luật, nghịquyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; quyếtđịnh bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội,pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Điều 21.Xem xét báo cáo hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương.
Hàngnăm, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi báo cáo hoạtđộng của mình đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Khixét thấy cần thiết, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét và ra nghị quyết về hoạtđộng của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều 22. Giámsát việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân Uỷ banThường vụ Quốc hội giám sát việc bầu củ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồngnhân dân các cấp, bảo đảm cho việc bầu cử được tiến hành dân chủ, đứng phápluật. Trình tự, thủ tục giám sát việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hộiđồng nhân dân các cấp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bầu cử.
Điều 23.Tổ chức Đoàn giám sát của Uỷ banThường vụ Quốc hội
1.Căn cứ vào chương trình giám sát của mình hoặc theo yêu cầu của Quốc hội, đềnghị của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội hoặc củađại biểu Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Đoàn giám sátcủa Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hộivề việc thành lập. Đoàn giám sát phải xác định rõ nội dung, kế hoạch giám sát,thành phần Đoàn giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát.
Nộidung, kế hoạch giám sát của Đoàn giám sát được thông báo cho cơ quan, tổ chức,cá nhân chịu sự giám sát chậm nhất là bảy ngày, trước ngày Đoàn bắt đầu tiếnhành hoạt động giám sát.
2.Đoàn giám sát có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a)Thực hiện đúng nội dung, kế hoạch giám sát trong nghị quyết về việc thành lậpĐoàn giám sát;
b)Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo bằng văn bản, cungcấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung giám sát, giải trình nhữngvấn đề mà Đoàn giám sát quan tâm;
c)Xem xét, xác minh những vấn đề mà Đoàn giám sát thấy cần thiết;
d)Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước,quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì Đoàn giám sát có quyền yêucầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan áp dụng các biện pháp để kịp thời chấmdứt hành vi vi phạm và khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợppháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩmquyền xem xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theoquy định của pháp luật;
đ)Chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc hoạt động giám sát, Đoàn giámsát phải có báo cáo kết quả giám sát gửi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét,quyết định.
Điều 24.Xem xét báo cáo của Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
Uỷban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo của Đoàn giám sát theo trình tự sau đây:
1.Trưởng Đoàn giám sát trình bày báo cáo;
2.Đại diện cơ quan, tổ chức được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;
3.Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thảo luận.
Trongquá trình thảo luận, đại diện Đoàn giám sát có thể trình bày bổ sung những vấnđề có liên quan;
4.Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ra nghị quyết về vấn đề được giám sát. Nghị quyết nàyđược gửi tới cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát.
Điều 25.Giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đối với việc giải quyết khiếu nại, tốcáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tốcáo; xem xét báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhândân tối cao về việc giải quyết khiếu nại tố cáo; tổ chức Đoàn giám sát hoặc giaoHội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội giám sát việc giải quyết khiếu nại, tốcáo.
Khiphát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước,quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì Uỷ ban Thường vụ Quốc hộiyêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp để kịpthời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, xem xét trách nhiệm, xử lý người viphạm, khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cánhân bị vi phạm, đồng thời yêu cầu người có thẩm quyền xem xét, giải quyết; nếukhông đồng ý với việc giải quyết của người đó thì yêu cầu người đứng đầu cơquan, tổ chức cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quancó trách nhiệm thực hiện yêu cầu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và phải báo cáoUỷ ban Thường vụ Quốc hội trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết địnhgiải quyết.
Điều 26.Thẩm quyền của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trong việc xem xét kết quả giám sát
Căncứ vào kết quả giám sát, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có các quyền sau đây:
1.Đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật củaChính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dântối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội xemxét, quyết định việc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó tại kỳ họp gầnnhất;
2.Quyết định hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Chínhphủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tốicao trái với pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
3.Kiến nghị với Quốc hội hoặc yêu cầu cơ quan, cá nhân có thẩm quyền miễn nhiệm,bãi nhiệm hoặc cách chức, xử lý đối với những người có hành vi vi phạm phápluật nghiêm trọng;
4.Đề nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầuhoặc phê chuẩn;
5.Quyết định bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nghị quyết sai trái của Hội đồng nhândân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; giải tán Hội đồng nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệthại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân;
6.Ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn khixét thấy cần thiết;
7.Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp để kịpthời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, xem xét trách nhiệm, xử lý người viphạm, kịp thời khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổchức, cá nhân bị vi phạm;
8.Hủy bỏ cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở đơn vị bầu cử có vi phạm pháp luật nghiêm trọng vàquyết định bầu cử lại ởđơn vị bầu cử đó.
Chương IV
HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG DÂN TỘC, ỦY BAN CỦA QUỐC HỘI
Điều 27.Các hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội
Hộiđồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội giám sát thông qua các hoạt động sau đây:
1.Thẩm tra báo cáo công tác của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sátnhân dân tối cao thuộc lĩnh vực Hội đồng, Uỷ ban phụ trách hoặc theo sự phâncông của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
2.Xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang Bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, văn bản quyphạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa cơ quannhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội códấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghịquyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quannhà nước cấp trên;
3.Trong trường hợp cần thiết, yêu cầu Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Tòa ánnhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo về hoạt động thuộclĩnh vực Hội đồng, Uỷ ban phụ trách;
4.Tổ chức Đoàn giám sát;
5.Cử thành viên đến cơ quan, tổ chức hữu quan để xem xét, xác minh về vấn đề màHội đồng, Uỷ ban quan tâm;
6.Tổ chức nghiên cứu, xử lý và xemxét việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
Điều 28.Chương trình giám sát của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội
Hộiđồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội quyết định chương trình giám sát hàng quý,hàng năm của mình căn cứ vào chương trình giám sát của Quốc hội, Uỷ ban Thườngvụ Quốc hội và ý kiến của các thành viên Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội.Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Uỷ ban của Quốc hội dự kiến chươngtrình giám sát trình Hội đồng, Uỷ ban xem xét, quyết định và tổ chức thực hiệnchương trình đó.
Điều 29.Trình tự xem xét, thẩm tra báo cáo
1.Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội tổ chức phiên họp thẩm tra báo cáo côngtác của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Báocáo thẩm tra của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội được gửi đến Quốc hội,Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
2.Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội tổ chức phiên họp để xem xét báo cáo hoạtđộng của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểmsát nhân dân tối cao thuộc lĩnh vực Hội đồng, Uỷ ban phụ trách.
3.Việc xem xét, thẩm tra háo cáo quy định tại khoản 1 và khoảng 2 Điều này đượctiến hành theo trình tự sau đây:
a.Người đứng đầu cơ quan có báo cáo trình bày báo cáo;
b.Đại diện cơ quan, tổ chức được mời dự phiên họp phát biểu ý kiến;
c.Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội thảo luận;
d.Chủ tọa phiên họp kết luận.
Điều 30. Hộiđồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội giám sát văn bản quy phạm pháp luật
1.Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn củamình có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, đôn đốc Chính phủ, Thủ tướng Chínhphủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang Bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành vănbản quy phạm pháp luật để hướng dẫn thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội,pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đúng thời hạn theo quy địnhcủa pháp luật.
2.Khi nhận được văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan hữu quan gửi đến, Hội đồngdân tộc, Uỷ ban của Quốc hội có trách nhiệm nghiên cứu, xem xét nội dung vănbản đó.
3.Trong trường hợp phát hiện văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiếnpháp, luật nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụQuốc hội thì Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ,quyền hạn của mình có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xemxét, sửa đổi, bổ sung, đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộvăn bản đó. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan,tổ chức, cá nhân phải thông báo cho Hội đồng, Uỷ ban biết việc giải quyết; quáthời hạn nói trên mà không trả lời hoặc giải quyết không đáp ứng với yêu cầuthì Hội đồng, Uỷ ban có quyền;
a)Đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc đình chỉ thi hànhvăn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dântối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật,nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội xem xét, quyết định;
b)Đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định hủy bỏ một phần hoặc toànbộ văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhândân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có dấu hiệu trái với pháp lệnh,nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; quyết định bãi bỏ một phần hoặc toànbộ nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tráivới Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ banThường vụ Quốc hội;
c)Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thihành một phần hoặc toàn bộ quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởngcơ quan ngang bộ có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội,pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, nghị quyết, nghị định củaChính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ;
d)Kiến nghị với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, quyết định bãibỏ hoặc đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luậtliên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa cơ quannhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội códấu hiệu trái với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấptrên.
Điều 31.Tổ chức đoàn giám sát của Hội đồngdân tộc, Uỷ ban của Quốc hội
1.Căn cứ vào chương trình giám sát của mình hoặc qua giám sát việc giải quyếtkhiếu nại, tố cáo của công dân, qua phương tiện thông tin đại chúng phát hiệncó dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giao thì Hộiđồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội tổ chức Đoàn giám sát của Hội đồng, Uỷ ban.
Việcthành lập Đoàn giám sát, nội dung, kế hoạch giám sát, thành phần Đoàn giám sátvà cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát do Thường trực Hội đồng, Thườngtrực Uỷ ban quyết định. Nội dung kế hoạch giám sát của Đoàn giám sát được thôngbáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát chậm nhất là bảy ngày, trướcngày Đoàn bắt đầu tiến hành hoạt động giám sát.
1.Đoàn giám sát có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a)Thực hiện đúng nội dung, kế hoạch giám sát trong quyết định thành lập Đoàn giámsát;
b)Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo bằng văn bản, cungcấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung giám sát; giải trình nhữngvấn đề mà Đoàn quan tâm;
c)Xem xét, xác minh những vấn đề mà Đoàn thấy cần thiết;
d)Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước,quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì Đoàn giám sát có quyền yêucầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan áp dụng các biện pháp để kịp thời chấmdứt hành vi vi phạm pháp luật, khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi íchhợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cóthẩm quyền xem xét trách nhiệm cửa cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạmtheo quy định của pháp luật;
đ)Chậm nhất là mười ngày, kể từ ngày kết thúc hoạt động giám sát, Đoàn giám sátphải báo cáo kết quả giám sát với Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội hoặcvới Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Uỷ ban của Quốc hội. Điều 32.Xem xét báo cáo của Đoàn giám sát của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội
1.Căn cứ vào tính chất, nội dung của vấn đề được giám sát, Hội đồng dân tộc, Uỷban của Quốc hội tổ chức phiên họp Hội đồng, Uỷ ban hoặc phiên họp Thường trựcHội đồng, Thường trực Uỷ ban để xem xét, thảo luận về báo cáo của Đoàn giámsát.
2.Việc xem xét báo cáo của Đoàn giám sát được tiến hành theo trình tự sau đây:
a)Trưởng Đoàn giám sát trình bày báo cáo;
b)Đại diện cơ quan, tổ chức được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;
c)Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội hoặc Thường trực Hội đồng, Thường trực Uỷban thảo luận về báo cáo của Đoàn giám sát;
d)Chủ tọa phiên họp kết luận; Hội đồng dân tộc Uỷ ban của Quốc hội hoặc Thườngtrực Hội đồng, Thường trực Uỷ ban biểu quyết khi xét thấy cần thiết.
3.Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội gửi báo cáo kết quả giám sát đến Uỷ banThường vụ Quốc hội, đồng thời gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giámsát. Báo cáo phải nêu rõ kiến nghị về các biện pháp cần thiết.
Điều 33.Giám sát của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội đối với việc giải quyếtkhiếu nại, tố cáo
1.Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn củamình có trách nhiệm tiếp công dân; tiếp nhận, nghiên cứu và xử lý khiếu nại, tốcáo của công dân; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân thuộclĩnh vực Hội đồng, Uỷ ban phụ trách.
2.Khi nhận được khiếu nại, tố cáo của công dân, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốchội có trách nhiệm tổ chức nghiên cứu và chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhâncó thẩm quyền để xem xét, giải quyết; nếu không đồng ý với kết quả giải quyếtđó thì yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp xem xét, giảiquyết. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quanphải xem xét, giải quyết trong thời hạn do pháp luật quy định và thông báo vềviệc giải quyết đến Hội đồng dân tộc Uỷ ban của Quốc hội trong thời hạn bảyngày, kể từ ngày ra quyết định giải quyết.
3.Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng dân tộc Uỷ ban của Quốc hội có quyền yêucầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc người khiếu nại, tố cáo đếntrình bày và cung cấp thông tin, tài liệu mà Hội đồng hoặc Uỷ ban quan tâm; tổchức Đoàn giám sát để xem xét, xác minh về những vấn đề mà Hội đồng, Uỷ banquan tâm hoặc theo yêu cầu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội.
Điều 34.Thẩm quyền của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội trong việc kiến nghị Uỷban Thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với ngườigiữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn
1.Trong quá trình giám sát, nếu phát hiện người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặcphê chuẩn có hành vi vi phạm pháp luật hoặc không thực hiện đúng và đầy đủnhiệm vụ, quyền hạn được giao, gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước,quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì Hội đồng dân tộc, Uỷ ban củaQuốc hội có quyền kiến nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội bỏphiếu tín nhiệm đối với người đó.
2.Việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này được tiến hành theo trình tự sauđây:
a)Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội tổ chức phiên họp để xem xét, thảo luận,đánh giá về hành vi vi phạm của người đang được xem xét đề nghị Quốc hội bỏphiếu tín nhiệm;
b)Đại diện cơ quan, tổ chức được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;
c)Người đang được xem xét đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm có thể được mời tham dựphiên họp và trình bày ý kiến về những vấn đề mà Hội đồng dân tộc, Uỷ ban củaQuốc hội quan tâm;
d)Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội thảo luận;
đ)Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội biểu quyết Trong trường hợp có ít nhấthai phần ba tổng số thành viên tán thành đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm, thì Hộiđồng dân tộc, Uỷ ban Quốc hội kiến nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét trìnhQuốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người đó.
Điều 35.Thẩm quyền của Hội đồng dân tộc.
Uỷban của Quốc hội trong việc xem xét kết quả giám sát.
Căncứ vào kết quả giám sát, Hội đồng dân tộc Uỷ ban của Quốc hội có các quyền sauđây:
1.Kiến nghị, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung,đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luậthoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới;
2.Kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ, các thành viên khác của Chính phủ, Chánh ánTòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịchUỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về những vấn đề thuộclĩnh vực Hội đồng, Uỷ ban phụ trách. Người nhận được kiến nghị có trách nhiệmxem xét và trả lời trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được kiếnnghị. Quá thời hạn này mà không nhận được trả lời hoặc trong trường hợp khôngtán thành với nội dung trả lời thì Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội cóquyền kiến nghị với Chủ tịch Quốc hội yêu cầu người nhận được kiến nghị trả lờitại phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hoặc tại kỳ họp gần nhất của Quốc hội;đối với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì đềnghị Thủ tướng Chính phủ xem xét;
3.Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước,quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì yêu cầu cơ quan, tổ chức, cánhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạmpháp luật, xem xét trách nhiệm, xử lý người vi phạm, khôi phục lợi ích của Nhànước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm.
Điều 36.Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động giám sát củaHội đồng dân tộc, các uỷ ban của Quốc hội Trong việc chỉ đạo, điều hòa, phốihợp hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Uỷ ban Thườngvụ Quốc hội có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1.Phân công Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội thẩm tra các dự án, báo cáotrình Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; giao Hội đồng dân tộc, Uỷ ban củaQuốc hội thực hiện một số nội dung trong chương trình giám sát của Uỷ ban Thườngvụ Quốc hội;
2.Yêu cầu Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội định kỳ báo cáo về chương trình,nội dung, kế hoạch giám sát của Hội đồng, Uỷ ban;
3.Yêu cầu Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội phối hợp thực hiện một số hoạtđộng giám sát ở cùng một cơ quan, địa phương,đơn vị để bảo đảm chất lượng và hiệu quả hoạt động giám sát;
4.Xem xét, thảo luận báo cáo kết quả giám sát và kiến nghị giám sát của Hội đồngdân tộc, Uỷ ban của Quốc hội. Trong trường hợp cần thiết, Uỷ ban Thường vụ Quốchội ra nghị quyết về những vấn đề mà Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội kiềnnghị, các biện pháp để khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra,yêu cầu xử lý người vi phạm và giao cho các cơ quan, tổ chức hữu quan thựchiện.
Chương V
HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ ĐOÀN ĐẠIBIỂU QUỐC HỘI
Điều 37. Cáchoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội
1.Đại biểu Quốc hội giám sát thông qua các hoạt động sau đây:
a)Chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên kháccủa Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện điểm sát nhândân tối cao;
b)Giám sát văn bản quy phạm pháp luật; giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương;
c)Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
2.Đại biểu Quốc hội tự mình tiến hành hoạt động giám sát hoặc tham gia hoạt độnggiám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội; tham gia Đoàn giám sát của Uỷ ban Thườngvụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội tại địa phương khi có yêucầu
Điều 38.Các hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội
Đoànđại biểu Quốc hội giám sát thông qua các hoạt động sau đây:
1.Tổ chức Đoàn giámsát của Đoàn đại biểu
Quốchội và tổ chức để các đại biểu Quốc hội trong Đoàn giám sát việc thi hành phápluật ở địa phương; giám sát văn bảnquy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương;
2.Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân mà đại biểu Quốc hội,Đoàn đại biểu Quốc hội đã chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyềngiải quyết;
3.Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân ở địa phương trả lời về những vấn đề mà Đoàn đại biểu Quốc hội quantâm;
4.Cử đại biểu Quốc hội trong Đoàn tham gia Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụQuốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội tại địa phương khi có yêu cầu.
Điều 39. Chươngtrình giám sát của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội
Đạibiểu Quốc hội lập chương trình giám sát sáu tháng, hàng năm của mình và gửi đếnĐoàn đại biểu Quốc hội.
Đoànđại biểu Quốc hội căn cứ vào chương trình giám sát của từng đại biểu Quốc hộichương trình giám sát của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dântộc, Uỷ ban của Quốc hội, tình hình thực tế của địa phương, đề nghị của Uỷ banMặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương và ý kiến, khen nghị của cử tri tại địa phương lập chương trình giámsát sáu tháng, hàng năm của Đoàn và báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Đoàn đạibiểu Quốc hội tổ chức thực hiện các hoạt động giám sát của Đoàn và tổ chức đềđại biểu Quốc hội trong Đoàn thực hiện chương trình giám sát của mình.
Sáutháng và hàng năm, Đoàn đại biểu Quốc hội có trách nhiệm báo cáo Uỷ ban Thườngvụ Quốc hội về việc thực hiện chương trình giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hộivà của các đại biểu Quốc hội trong Đoàn.
Điều 40.Chất vấn của đại biểu Quốc hội Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước,Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ,
Chánhán Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Nộidung chất vấn phải ngắn gọn, rõ ràng, có căn cứ và phải liên quan đến nhiệm vụ,quyền hạn, trách nhiệm cá nhân của người bị chất vấn.
Chấtvấn được thể hiện bằng văn bản hoặc hỏi trực tiếp.
Trìnhtự, thủ tục chất vấn và trả lời chất vấn được thực hiện theo quy định tại Điều11 và Điều 19 của Luật này.
Điều 41.Đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội giám sát văn bản quy phạm pháp luậtKhi nhận được văn bản quy phạm pháp luật, đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốchội có trách nhiệm nghiên cứu, xem xét nội dung văn bản đó. Trong trường hợpphát hiện văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghịquyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thì đạibiểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn củamình có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung,đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luậthoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới.
Điều 42.Tổ chức Đoàn giám sát của Đoàn đạibiểu Quốc hội và tổ chức để đại biểu Quốc hội tiến hành giám sát việc thi hànhpháp luật ở dịa phương.
1.Căn cứ vào chương trình giám sát, Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức Đoàn giám sátcủa Đoàn đại biểu Quốc hội và tổ chức để đại biểu Quốc hội trong Đoàn tiến hànhgiám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương.
Việcthành lập Đoàn giám sát, nội dung, kế hoạch giám sát, thành phần Đoàn giám sátvà cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát do Đoàn đại biểu Quốc hội quyếtđịnh.
Đạibiểu Quốc hội tiến hành giám sát quyết định nội dung, kế hoạch giám sát, ngườiđược mời tham gia giám sát, cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát và báocáo Đoàn đại biểu Quốc hội.
Nộidung, kế hoạch giám sát của Đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội và của đạibiểu Quốc hội được Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thông báo cho cơ quan, tổchức, cá nhân chịu sự giám sát chậm nhất là bảy ngày, trước ngày bắt đầu tiếnhành hoạt động giám sát.
2.Khi tiến hành giám sát, Đoàn giám sát và đại biểu Quốc hội có những nhiệm vụ,quyền hạn sau đây:
a)Thực hiện đúng nội dung, kế hoạch giám sát trong quyết định thành lập Đoàn giámsát hoặc quyết định tổ chức hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội;
b)Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo bằng văn bản, cungcấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung giám sát; giải trình nhữngvấn đề mà Đoàn giám sát, đại biểu Quốc hội quan tâm; xem xét, giải quyết nhữngvấn đề có liên quan đến việc thi hành chính sách, pháp luật của Nhà nước hoặcliên quan đến đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân địa phương;
c)Xem xét, xác minh những vấn đề mà Đoàn giám sát, đại biểu Quốc hội thấy cầnthiết;
d)Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước,quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì kiến nghị cơ quan, tổ chức,cá nhân hữu quan áp dụng các biện pháp để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm,khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhânbị vi phạm; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét trách nhiệmcủa cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật;
đ)Chậm nhất là mười ngày, kể từ ngày kết thúc hoạt động giám sát, Đoàn giám sát,đại biểu Quốc hội tiến hành hoạt động giám sát phải gửi báo cáo kết quả giámsát đến Đoàn đại biểu Quốc hội.
3.Căn cứ vào tính chất, nội dung của vấn đề được giám sát, Đoàn đại biểu Quốc hộicó thể tổ chức thảo luận về các kiến nghị, yêu cầu của Đoàn giám sát hoặc củađại biểu Quốc hội đã tiến hành giám sát. Kiến nghị, yêu cầu của Đoàn đại biểuQuốc hội qua hoạt động giám sát được gửi tới cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sựgiám sát.
Điều 43.Giám sát của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội đối yớị Việc giải quyếtkhiếu nại, tố cáo
1.Đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý, đônđốc, theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
Đoànđại biểu Quốc hội có trách nhiệm tổ chức để đại biểu Quốc hội tiếp công dân,giám sát cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếunại, tố cáo của công dân.
2.Khi nhận được khiếu nại, tố cáo của công dân, đại biểu Quốc hội có trách nhiệmtổ chức nghiên cứu và trực tiếp hoặc thông qua Đoàn đại biểu Quốc hội chuyểnđến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để xem xét, giải quyết. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩmquyền phải xem xét giải quyết trong thời hạn do pháp luật quy định và thông báocho đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội biết việc giải quyết trong thờihạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định giải quyết
Trong trường hợp xét thấy việc giải quyết không thỏa đáng, đại biểuQuốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội có quyền gặp người đứng đầu cơ quan, tổ chức hữu quan để tìmhiểu, yêu cầu xem xét lại Khi cần thiết, đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốchội có quyền yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức hữu quan cấp trên của cơquan, tổ chức đó giải quyết.
3.Trong trường hợp cần thiết, đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội có quyềnyêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc người khiếu nại, tố cáo đếntrình bày và cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan; xem xét, xác minh nhữngvấn đề mà đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội quan tâm; tổ chức Đoàn giámsát của Đoàn đại biểu Quốc hội để giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáocủa công dân tại địa phương.
Điều 44.Thẩm quyền của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội trong việc xem xét kếtquả giám sát
1.Căn cứ vào kết quả giám sát, đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội có cácquyền sau đây:
a)Kiến nghị, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung,đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luậthoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới;
b)Kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, giải quyết các vấnđề có liên quan đến chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước hoặc các vấnđề của địa phương;
c)Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước,quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trangnhân dân hoặc của công dân, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ápdụng các biện pháp để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, xem xéttrách nhiệm, xử lý người vi phạm, khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợiích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm. Trong thời hạn ba mươi ngày, kểtừ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân phải thông báo chođại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội biết việc giải quyết. Quá thời hạnnói trên mà không nhận được trả lời thì đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốchội có quyền kiến nghị với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trêntrực tiếp xem xét, giải quyết, đồng thời báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xemxét, quyết định.
2.Ngoài các quyền quy định tại khoản 1 Điều này, đại biểu Quốc hội còn có quyềnkiến nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệmđối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Chương VI
QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CHịU SỰ GIÁM SÁT VÀ CÁC BIỆN PHÁPBẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT
Điều 45.Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát
1.Cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sựgiám sát phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụQuốc hội; tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểuQuốc hội và đại biểu Quốc hội thực hiện quyền giám sát; kịp thời cung cấp thôngtin, tài liệu cần thiết khi được yêu cầu; giải quyết, trả lời yêu cầu, kiếnnghị của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đạibiểu Quốc hội.
2.Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dântối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang Bộ và các cơ quan, tổ chức hữuquan có trách nhiệm gửi văn bản quy phạm pháp luật mà mình đã ban hành đến Uỷban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban hữu quan của Quốc hội chậmnhất là ba ngày, kể từ ngày ký văn bản.
Hộiđồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tráchnhiệm gửi văn bản quy phạm pháp luật mà mình đã ban hành đến Đoàn đại biểu Quốchội chậm nhất là ba ngày, kể từ ngày ký văn bản.
3.Cá nhân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức chịu sự giám sát có trách nhiệm trựctiếp trình bày những vấn đề mà Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồngdân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội nêura; trường hợp uỷ quyền cho người khác trình bày thì phải được Quốc hội, Uỷ banThường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốchội, đại biểu Quốc hội chấp thuận.
4.Cá nhân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức chịu sự giám sát có hành vi cản trởhoặc không thực hiện những yêu cầu, quyết định của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụQuốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội hoặcđại biểu Quốc hội khi thực hiện quyền giám sát thì tùy theo tính chất, mức độvi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệmhình sự.
Điều 46.Quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát
KhiQuốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội,Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội tiến hành hoạt động giám sát, cơquan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát có các quyền sau đây:
1.Được thông báo trước về kế hoạch, nội dung giám sát hoặc nội dung được yêu cầubáo cáo, trả lời theo quy chính của pháp luật;
2.Trình bày ý kiến về các nội dung liên quan thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình;
3.Từ chối trả lời, cung cấp thông tin không thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn củamình hoặc những thông tin thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật;
4.Đề nghị cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội xem xétlại yêu cầu, kiến nghị giám sát liên quan đến hoạt động của cơ quan, tổ chức,đơn vị mình; trong trường hợp không tán thành với yêu cầu, kiến nghị giám sátcủa Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội hoặc đại biểuQuốc hội thì tự mình hoặc báo cáo với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vịcấp trên trực tiếp để đề nghị Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, kếtluận về các yêu cầu, kiến nghị đó.
Điều 47.Trách nhiệm của Văn phòng Quốc hội, Văn phòng giúp việc Đoàn đại biểu Quốc hộiTrong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng giúpviệc Đoàn đại biểu Quốc hội có trách nhiệm bảo đảm điều kiện vật chất và cungcấp thông tin, tư liệu cần thiết, tổ chức phục vụ Quốc hội, Uỷ ban Thường vụQuốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đạibiểu Quốc hội thực hiện các hoạt động giám sát.
Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 48.Hiệu lực thi hành
Luậtnày có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2003.
Nhữngquy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ.
Điều 49.Hướng dẫn thi hành
Uỷban thường vụ Quốc hội hướng dẫn thi hành Luật này.
Luậtnày đã được Quốc hội nước Cộng hào xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họpthứ 3 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2003./.