LUẬT
Kế toán
Để thống nhất quảnlý kế toán, bảo đảm kế toán là công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ, có hiệu quảmọi hoạt động kinh tế, tài chính, cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực, kịp thời,công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu tổ chức, quản lý điều hành của cơ quannhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân,
Căn cứ vào Hiếnpháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sungtheo Nghị quyết số 51/2001/QHI0 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội Khóa X,kỳ họp thứ 10;
Luật này quy địnhvề kế toán,
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định vềnội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán và hoạtđộng nghề nghiệp kế toán.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Đối tượng áp dụngcủa Luật này bao gồm:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị sựnghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước;
b) Đơn vị sự nghiệp,tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước;
c) Doanh nghiệp thuộccác thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chinhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
d) Hợp tác xã;
đ) Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác;
e) Người làm kế toán,người khác có liên quan đến kế toán.
2. Đối với văn phòngđại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, hộ kinh doanh cáthể và tổ hợp tác, Chính phủ quy định cụ thể nội dung công tác kế toán theonhững nguyên tắc cơ bản của Luật này.
Điều 3. Áp dụng điều ước quốc tế Trường hợp điều ước quốc tế màCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định về kế toánkhác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kế toán làviệc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tàichính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.
2. Kế toán tàichính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tinkinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụngthông tin của đơn vị kế toán.
3. Kế toán quản trịlà việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chínhtheo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kết.oán.
4. Nghiệp vụ kinhtế, tài chính lànhững hoạt động phát sinh cụ thể làm tăng, giảm tài sản, nguồn hình thành tàisản của đơn vị kế toán.
5. Đơn vị kế toán là đối tượng quy định tại cácđiểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 2 của Luật này có lập báo cáo tài chính.
6. Kỳ kế toán làkhoảng thời gian xác định từ thời điểm đơn vị kế toán bắt đầu ghi sổ kế toánđến thời điểm kết thúc việc ghi sổ kế toán, khóa sổ kế toán để lập báo cáo tàichính.
7. Chứng từ kế toánlà những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phátsinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.
8. Tài liệu kế toánlà chứng từ kếtoán, sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, báo cáo kiểm toán,báo cáo kiểm tra kế toán và tài liệu khác có liên quan đến kế toán.
9. Chế độ kế toán là những quy định và hướng dẫnvề kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan quản lýnhà nước về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước về kế toán ủyquyền ban hành.
10. Kiểm tra kếtoán là xemxét, đánh giá việc tuân thủ pháp luật về kế toán, sự trung thực, chính xác củathông tin, số liệu kế toán.
11. Hành nghề kếtoán là hoạtđộng cung cấp dịch vụ kế toán của doanh nghiệp hoặc cá nhân có đủ tiêu chuẩn,điều kiện thực hiện dịch vụ kế toán.
12. Hình thức kếtoán là cácmẫu sổ kế toán, trình tự, phương pháp ghi sổ và mối liên quan giữa các sổ kếtoán.
13. Phương pháp kếtoán là cáchthức và thủ tục cụ thể để thực hiện từng nội dung công việc kế toán.
Điều 5. Nhiệm vụ kế toán
1. Thu thập, xử lýthông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theochuẩn mực và chế độ kế toán.
2. Kiểm tra, giám sátcác khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm traviệc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngănngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
3. Phân tích thôngtin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trịvà quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
4. Cung cấp thông tin,số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Yêu cầu kế toán
1. Phản ánh đầy đủnghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báocáo tài chính.
2. Phản ánh kịp thời,đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán.
3. Phản ánh rõ ràng,dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán.
4. Phản ánh trung thựchiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tàichính.
5. Thông tin, số liệukế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt độngkinh tế, tài chính, từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động của đơn vị kếtoán; số liệu kế toán phản ánh kỳ này phải kế tiếp theo số liệu kế toán của kỳtrước.
6. Phân loại, sắp xếpthông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có thể so sánh được
Điều 7. Nguyên tắc kế toán
1. Giá trị của tài sảnđược tính theo giá gốc, bao gồm chi phí mua, bốc xếp, vận chuyển, lắp ráp, chếbiến và các chi phí liên quan trực tiếp khác đến khi đưa tài sản vào trạng tháisẵn sàng sử dụng. Đơn vị kế toán không được tự điều chỉnh lại giá trị tài sảnđã ghi sổ kế toán, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Các quy định và phươngpháp kế toán đã chọn phải được áp dụng nhất quán trong kỳ kế toán năm; trườnghợp có sự thay đổi về các quy định và phương pháp kế toán đã chọn thì đơn vị kếtoán phải giải trình trong báo cáo tài chính.
3. Đơn vị kế toán phảithu thập, phản ánh khách quan, đầy đủ, đúng thực tế và đúng kỳ kế toán mànghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
4. Thông tin, số liệutrong báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải được công khai theo quyđịnh tại Điều 32 của Luật này.
5. Đơn vị kế toán phảisử dụng phương pháp đánh giá tài sản và phân bổ các khoản thu, chi một cáchthận trọng, không được làm sai lệch kết quả hoạt động kinh tế, tài chính củađơn vị kế toán.
6. Cơ quan nhà nước,đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước ngoài việcthực hiện quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này còn phải thực hiện kếtoán theo mục lục ngân sách nhà nước.
Điều 8. Chuẩn mực kế toán
1. Chuẩn mực kế toángồm những nguyên tắc và phương pháp kế toán cơ bản để ghi sổ kế toán và lập báocáo tài chính.
2. Bộ Tài chính quy định chuẩn mực kếtoán trên cơ sở chuẩn mực quốc tế về kế toán và theo quy định của Luật này.
Điều 9. Đối tượng kế toán
1. Đối tượng kế toánthuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước, hành chính, sự nghiệp; hoạt độngcủa đơn vị, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước gồm:
a) Tiền, vật tư và tàisản cố định;
b) Nguồn kinh phí,quỹ;
c) Các khoản thanhtoán trong và ngoài đơn vị kế toán;
d) Thu, chi và xử lýchênh lệch thu, chi hoạt động;
đ) Thu, chi và kết dưngân sách nhà nước;
e) Đầu tư tài chính,tín dụng nhà nước;
g) Nợ và xử lý nợ của Nhà nước;
h) Tài sản quốc gia;
i) Các tài sản khác cóliên quan đến đơn vị kế toán.
2. Đối tượng kế toánthuộc hoạt động của đơn vị, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nướcgồm các tài sản, nguồn hình thành tài sản theo quy định tại các điểm a, b, c, dvà i khoản 1 Điều này.
3. Đối tượng kế toánthuộc hoạt động kinh doanh gồm:
a) Tài sản cố định,tài sản lưu động;
b) Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
c) Các khoản doanhthu, chi phí kinh doanh, chi phí khác và thu nhập;
d) Thuế và các khoảnnộp ngân sách nhà nước;
đ) Kết quả và phânchia kết quả hoạt động kinh doanh;
e) Các tài sản khác cóliên quan đến đơn vị kế toán.
4. Đối tượng kế toánthuộc hoạt dộng ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư tài chính,ngoài quy định tại khoản 3 Điều này còn có:
a) Các khoản đầu tưtài chính, tín dụng;
b) Các khoản thanhtoán trong và ngoài đơn vị kế toán;
c) Các khoản cam kết,bảo lãnh, các giấy tờ có giá
Điều 10. Kế toán tài chính, kế toán quảntrị, kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết
1. Kế toán ở đơn vị kế toán gồm kế toán tàichính và kế toán quản trị.
2. Khi thực hiện côngviệc kế toán tài chính và kế toán quản trị, đơn vị kế toán phải thực hiện kếtoán tổng hợp và kế toán chi tiết như sau:
a) Kế toán tổng hợpphải thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin tổng quát về hoạt độngkinh tế, tài chính của đơn vị. Kế toán tổng hợp sử dụng đơn vị tiền tệ để phảnánh tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản, tình hình và kết quả hoạt độngkinh tế, tài chính của đơn vị kế toán;
b) Kế toán chi tiếtphải thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin chi tiết bằng đơn vị tiềntệ, đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động theo từng đối tượng kế toán cụthể trong đơn vị kế toán. Kế toán chi tiết minh họa cho kế toán tổng hợp. Số liệu kế toán chi tiết phải khônđúng với số liệu kế toán tổng hợp trong một kỳ kế toán.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn áp dụng kếtoán quản trị phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động.
Điều 11. Đơn vị tính sử dụng trong kếtoán Đơn vị tính sử dụng trong kế toán gồm:
1. Đơn vị tiền tệ làĐồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là "đ", ký hiệu quốc tế là"VND"). Trong trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh làngoại tệ, phải ghi theo nguyên tệ và Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái thực tếhoặc quy đổi theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tạithời điểm phát sinh, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; đối với loạingoại tệ không có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông quamột loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam.
Đơn vị kế toán chủ yếuthu, chi bằng ngoại tệ thì được chọn một loại ngoại tệ do Bộ Tài chính quy định làm đơn vịtiền tệ để kế toán, nhưng khi lập báo cáo tài chính sử dụng tại Việt Nam phảiquy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Namcông bố tại thời điểm khóa sổ lập báo cáo tài chính, trừ trường hợp pháp luậtcó quy định khác.
2. Đơn vị hiện vật vàđơn vị thời gian lao động là đơn vị đo lường chính thức của Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam; trường hợp có sử dụng đơn vị đo lường khác thì phải quy đổi rađơn vị đo lường chính thức của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 12. Chữ viết và chữ số sử dụngtrong kế toán
1. Chữ viết sử dụngtrong kế toán là tiếng Việt.
Trường hợp phải sửdụng tiếng nước ngoài trên chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính ở Việt Nam thì phải sử dụng đồngthời tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
2. Chữ viết sử dụngtrong kế toán là chữ số ẢRập: 0, 1, 2, 3,4, 5, 6, 7, 8, 9; sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phảiđặt dấu chấm (.); khi còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy(,) sau chữ số hàng đơn vị.
Điều 13. Kỳ kế toán
1. Kỳ kế toán gồm kỳkế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng và được quy định như sau:
a) Kỳ kế toán năm là mườihai tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dươnglịch. Đơn vị kế toán có đặc thù riêng về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kếtoán năm là mười hai tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau vàthông báo cho cơ quan tài chính biết;
b) Kỳ kế toán quý làba tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của thángcuối quý;
c) Kỳ kế toán tháng làmột tháng, tính từ đầu ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng.
2. Kỳ kế toán của đơnvị kế toán mới được thành lập được quy định như sau:
a) Kỳ kế toán đầu tiêncủa doanh nghiệp mới được thành lập tính từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăngký kinh doanh đến hết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kếtoán tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Kỳ kế toán đầu tiêncủa đơn vị kế toán khác tính từ ngày có hiệu lực ghi trên quyết định thành lậpđến hết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán thángtheo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Đơn vị kế toán khichia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứthoạt động hoặc phá sản thì kỳ kế toán cuối cùng tính từ đầu ngày kỳ kế toánnăm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này đếnhết ngày trước ngày ghi trên quyết định chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyểnđổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động hoặc phá sản đơn vị kế toáncó hiệu lực
4. Trường hợp kỳ kếtoán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng có thời gian ngắn hơn chín mươingày thì dược phép cộng (+) với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc cộng (+) với kỳkế toán năm trước đó để tính thành một kỳ kế toán năm.
Kỳ kế toán năm đầutiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng phải ngắn hơn mười lăm tháng.
Điều 14. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Giả mạo, khai man,thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa tài liệu kế toán.
2. Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc ngườikhác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật
3. Để ngoài sổ kế toántài sản của đơn vị kế toán hoặc tài sản liên quan đến đơn vị kế toán.
4. Hủy bỏ hoặc cố ýlàm hư hỏng tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ quy định tại Điều 40 củaLuật này.
5. Ban hành, công bốchuẩn mực kế toán, chế độ kế toán không đúng thẩm quyền.
6. Lợi dụng chức vụ,quyền hạn đe dọa, trù dập người làm kế toán trong việc thực hiện công việc kếtoán.
7. Người có tráchnhiệm quản lý, điễu hành đơn vị kế toán kiêm làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ hoặcmua, bán tài sản, trừ doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể.
8. Bố trí người làm kếtoán, người làm kế toán trưởng không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tạiĐiều 50 và Điều 53 của Luật này.
9. Các hành vi khác vềkế toán mà pháp luật nghiêm cấm.
Điều 15. Giá trị của tài liệu, số liệukế toán
1. Tài liệu, số liệukế toán có giá trị pháp lý về tình hình kinh tế, tài chính của đơn vị kế toánvà được sử dụng để công bố công khai theo quy định của pháp luật.
2. Tài liệu, số liệu kếtoán là cơ sở để xây dựng và xét duyệt kế hoạch, dự toán, quyết toán, xem xét,xử lý vi phạm pháp luật.
Điều 16. Trách nhiệm quản lý, sử dụng,cung cấp thông tin, tài liệu kế toán
1. Đơn vị kế toán cótrách nhiệm quản lý, sử dụng, bảo quản và lưu trữ tài liệu kế toán.
2. Đơn vị kế toán cótrách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu kế toán kịp thời, đầy đủ, trung thực,minh bạch cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Chương II
NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN
Mục 1. CHỨNG TỪ KẾ TOáN
Điều 17. Nội dung chứng từ kế toán
1. Chứng từ kế toánphải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và số hiệu củachứng từ kế toán;
b) Ngày, tháng, nămlập chứng từ kế toán;
c) Tên, địa chỉ củađơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;
d) Tên, địa chỉ củađơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;
đ) Nội dung nghiệp vụkinh tế, tài chính phát sinh;
e) Số lượng, đơn giá và số tiền củanghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số, tổng số tiền của chứng từ kế toándùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;
g) Chữ ký, họ và têncủa người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán.
2. Ngoài những nộidung chủ yếu của chứng từ kế toán quy định tại khoản 1 Điều này, chứng từ kếtoán có thể có thêm những nội dung khác theo từng loại chứng từ.
Điều 18. Chứng từ điện tử
1. Chứng từ điện tử đượccoi là chứng từ kế toán khi có các nội dung quy định tại Điều 17 của Luật nàyvà được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử, được mã hóa mà không bị thay đổitrong quá trình truyền qua mạng máy tính hoặc trên vật mang tin như băng từ,đìa từ, các loại thẻ thanh toán.
2. Chính phủ quy địnhchi tiết về chứng từ điện tử.
Điều 19. Lập chứng từ kế toán
1. Các nghiệp vụ kinhtế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của đơn vị kế toán đều phải lậpchứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinhtế, tài chính.
2. Chứng từ kế toánphải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung quy định trênmẫu. Trong trường hợp chứng từ kế toán chưa có quy định mẫu thì đơn vị kế toánđược tự lập chứng từ kế toán nhưng phải có đầy đủ các nội dung quy định tạiĐiều 17 của Luật này.
3. Nội dung nghiệp vụkinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán không được viết tắt, không được tẩyxóa, sửa chữa; khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục, khôngngắt quãng, chỗ trong phải gạch chéo; chứng từ bị tẩy xóa, sửa chữa đều khôngcó giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai vào mẫu chứng từ kế toánthì phải hủy bỏ bằng cách gạch chéo vào chứng từ viết sai.
4. Chứng từ kế toánphải được lập đủ số liên quy định. Trường hợp phải lập nhiều liên chứng từ kếtoán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính thì nội dung các liên phải giốngnhau. Chứng từ kế toán do đơn vị kế toán quy định tại các điểm a, b, c và dkhoản 1 Điều 2 của Luật này lập để giao dịch với tổ chức, cá nhân bên ngoài đơnvị kế toán thì liên gửi cho bên ngoài phải có dấu của đơn vị kế toán.
5. Người lập, người kýduyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kế toán phải chịu trách nhiệm vềnội dung của chứng từ kế toán.
6. Chứng từ kế toán đượclập dưới dạng chứng từ điện tử phải tuân theo quy định tại Điều 18 của Luật nàyvà khoản 1, khoản 2 Điều này.
Chứng từ điện tử phảiđược in ra giấy và lưu trữ theo quy định tại Điều 40 của Luật này.
Điều 20. Ký chứng từ kế toán
1. Chứng từ kế toánphải có đủ chữ ký. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng bút mực.
Không được ký chứng từkế toán bằng mực đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn: Chữ ký trên chứng từ kế toáncủa một người phải thống nhất.
2. Chữ ký trên chứngtừ kế toán phải do người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền ký.
Nghiêm cấm ký chứng từkế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký.
3. Chứng từ kế toánchi tiền phải do người có thẩm quyền ký duyệt chi và kế toán trưởng hoặc ngườiđược ủy quyền ký trước khi thực hiện. Chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chitiền phải ký theo từng liên.
4. Chứng từ điện tửphải có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật.
Điều 21. Hóa đơn bán hàng
1. Tổ chức, cá nhânkhi bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ phải lập hóa đơn bán hàng giao cho kháchhàng. Trường hợp bán lẻ hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ dưới mức tiền quy địnhmà người mua hàng không yêu cầu thì không phải lập hóa đơn bán hàng. Chính phủquy định cụ thể các trường hợp bán hàng và mức tiền bán hàng không phải lập hóađơn bán hàng.
2. Tổ chức, cá nhânkhi mua hàng hóa hoặc được cung cấp dịch vụ có quyền yêu cầu người bán hàng, ngườicung cấp dịch vụ lập, giao hóa đơn bán hàng cho mình.
3. Hóa đơn bán hàng đượcthể hiện bằng các hình thức sau đây:
a) Hóa đơn theo mẫu insẵn;
b) Hóa đơn in từ máy;
c) Hóa đơn điện tử;
d) Tem, vé, thẻ in sẵngiá thanh toán.
4. Bộ Tài chính quy định mẫu hóa đơn,tổ chức in, phát hành và sử dụng hóa đơn bán hàng.
Trường hợp tổ chứchoặc cá nhân tự in hóa đơn bán hàng thì phải được cơ quan tài chính có thẩmquyền chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.
5. Tổ chức, cá nhân khi bán hàng hóahoặc cung cấp dịch vụ nếu không lập, không giao hóa đơn bán hàng hoặc lập hóađơn bán hàng không đúng quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này và cáckhoản 1, 2, 3 và 4 Điều này thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Quản lý, sử dụng chứng từ kếtoán
1. Thông tin, số liệutrên chứng từ kế toán là căn cứ để ghi sổ kế toán.
2. Chứng từ kế toánphải được sắp xếp theo nội dung kinh tế, theo trình tự thời gian và bảo quản antoàn theo quy định của pháp luật.
3. Chỉ cơ quan nhà nướccó thẩm quyền mới có quyền tạm giữ, tịch thu hoặc niêm phong chứng từ kế toán.Trường hợp tạm giữ hoặc tịch thu thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải saochụp chứng từ bị tạm giữ, bị tịch thu và ký xác nhận trên chứng từ sao chụp;đồng thời lập biên bản ghi rõ lý do, số lượng từng loại chứng từ kế toán bị tạmgiữ hoặc bị tịch thu và ký tên, đóng dấu.
4. Cơ quan có thẩm quyền niêm phongchứng từ kế toán phải lập biên bản, ghi rõ lý do, số lượng từng loại chứng từkế toán bị niêm phong và ký tên, đóng dấu.
Mục 2. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN VÀ SỔ KẾ TOÁN
Điều 23. Tài khoản kế toán và hệ thốngtài khoản kế toán.
1. Tài khoản kế toándùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo nộidung kinh tế.
2. Hệ thống tài khoảnkế toán gồm các tài khoản kế toán cần sử dụng. Mỗi đơn vị kế toán phải sử dụngmột hệ thống tài khoản kế toán.
3. Bộ Tài chính quy định cụ thể về tàikhoản kế toán và hệ thống tài khoản kế toán.
Điều 24. Lựa chọn áp dụng hệ thống tàikhoản kế toán
1. Đơn vị kế toán phảicăn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính quy định để chọn hệ thống tài khoản kế toán áp dụng ở đơn vị.
2. Đơn vị kế toán đượcchi tiết các tài khoản kế toán đã chọn phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị.
Điều 25. Sổ kế toán và hệ thống sổ kế toán
1. Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệthống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liênquan đến đơn vị kế toán.
2. Sổ kế toán phải ghi rõ tên đơn vịkế toán; tên sổ; ngày, tháng, năm lập sổ, ngày, tháng, năm khóa sổ; chữ ký củangười lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kếtoán; số trang; đóng dấu giáp lai.
3. Sổ kế toán phải có các nội dungchủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng ghi sổ;
b) Số hiệu và ngày, tháng của chứngtừ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;
c) Tóm tắt nội dungcủa nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
d) Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tàichính phát sinh ghi vào các tài khoản kế toán;
đ) Số dư đầu kỳ, sốtiền phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ.
4. Sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợpvà sổ kế toán chi tiết.
5. Bộ Tài chính quy định cụ thể vềhình thức kế toán, hệ thống sổ kế toán và sổ kế toán.
Điều 26. Lựa chọn áp dụng hệ thống sổkế toán
1. Mỗi đơn vị kế toánchỉ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm.
2. Đơn vị kế toán phảicăn cứ vào hệ thống sổ kế toán do Bộ Tài chính quy định để chọn một hệ thống sổ kế toán áp dụng ở đơn vị.
3. Đơn vị kế toán đượccụ thể hóa các sổ kế toán đã chọn để phục vụ yêu cầu kế toán của đơn vị
Điều 27. Mở sổ, ghi sổ, khóa sổ kế toán
1. Sổ kế toán phải mở vào đầu kỳ kếtoán năm; đối với đơn vị kế toán mới thành lập, sổ kế toán phải mở từ ngàythành lập.
2. Đơn vị kế toán phảicăn cứ vào chứng từ kế toán để ghi sổ kế toán.
3. Sổ kế toán phải ghi kịp thời, rõràng, đầy đủ theo các nội dung của sổ. Thông tin, số liệu ghi vào sổ kế toánphải chính xác, trung thực, đúng với chứng từ kế toán.
4. Việc ghi sổ kế toánphải theo trình tự thời gian phát sinh của nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
Thông tin, số liệu ghitrên sổ kế toán của năm sau phải kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toáncủa năm trước liền kề. Sổ kế toán phải ghi liên tục từ khi mở sổ đến khi khóasổ.
5. Thông tin, số liệutrên sổ kế toán phải được ghi bằng bút mực; không ghi xen thêm vào phía trênhoặc phía dưới; không ghi chồng lên nhau; không ghi cách dòng; trường hợp ghikhông hết trang sổ phải gạch chéo phần không ghi; khi ghi hết trang phải cộngsố liệu tổng cộng của trang và chuyển số liệu tổng cộng sang trang kế tiếp.
6. Đơn vị kế toán phảikhóa sổ kế toán vào cuối kỳ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính và các trườnghợp khóa sổ kế toán khác theo quy định của pháp luật.
7. Đơn vị kế toán đượcghi sổ kế toán bằng tay hoặc ghi sổ kế toán bằng máy vi tính. Trường hợp ghi sổkế toán bằng máy vi tính thì phải thực hiện các quy định về sổ kế toán tại Điều25, Điều 26 của Luật này và các khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều này. Sau khi khóa sổkế toán trên máy vi tính phải in sổ kế toán ra giấy và đóng thành quyển riêngcho từng kỳ kế toán năm.
Điều 28. Sửa chữa sổ kế toán
1. Khi phát hiện sổ kếtoán ghi bằng tay có sai sót thì không được tẩy xóa làm mất dấu vết thông tin, sốliệu ghi sai mà phải sửa chữa theo một trong ba phương pháp sau:
a) Ghi cải chính bằngcách gạch một đường thẳng vào chỗ sai và ghi số hoặc chữ đúng ở phía trên và phải có chữ ký củakế toán trưởng bên cạnh;
b) Ghi số âm bằng cáchghi lại số sai bằng mực đỏ hoặc ghi lại số sai trong dấu ngoặc đơn, sau đó ghilại số đúng và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh;
c) Ghi bổ sung bằngcách lập "chứng từ ghi sổ bổ sung" và ghi thêm số chênh lệch thiếucho đủ.
2. Trường hợp pháthiện sổ kế toán có sai sót trước khi báo cáo tài chính năm được nộp cho cơ quannhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên số kế toán của năm đó.
3. Trường hợp pháthiện sổ kế toán có sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan nhànước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ kế toán của năm đã phát hiện saisót và ghi chú vào dòng cuối của sổ kế toán năm có sai sót
4. Sửa chữa sổ kế toántrong trường hợp ghi sổ bằng máy vi tính:
a) Trường hợp pháthiện sai sót trước khi báo cáo tài chính năm được nộp cho cơ quan nhà nước cóthẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đó trên máy vitính;
b) Trường hợp pháthiện sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan nhà nước có thẩmquyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sóttrên máy vi tính và ghi chú vào dòng cuối của sổ kế toán năm có sai sót;
c) Sửa chữa sổ kế toántrong trường hợp ghi sổ bằng máy vi tính được thực hiện theo phương pháp quyđịnh tại điểm b hoặc điểm c khoản 1 Điều này.
Mực 3. BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Điều 29. Báo cáo tài chính
1. Báo cáo tài chính đượclập theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán dùng để tổng hợp và thuyết minh vềtình hình kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
2. Báo cáo tài chínhcủa đơn vị kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước, cơ quan hànhchính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và đơnvị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước gồm:
a) Bảng cân đối tàikhoản;
b) Báo cáo thu, chi;
c) Bản thuyết minh báocáo tài chính;
d) Các báo cáo kháctheo quy định của pháp luật
3. Báo cáo tài chínhcủa đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh gồm:
a) Bảng cân đối kếtoán;
b) Báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh;
c) Báo cáo lưu chuyểntiền tệ;
d) Bản thuyết minh báocáo tài chính.
4. Bộ Tài chính quy định cụ thể vềbáo cáo tài chính cho từng lĩnh vực hoạt động.
Điều 30. Lập báo cáo tài chính
1. Đơn vị kế toán phảilập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm; trường hợp pháp luật có quy địnhlập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác thì đơn vị kế toán phải lập theo kỳkế toán đó
2. Việc lập báo cáotài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán. Đơn vị kế toán cấptrên phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất dựatrên báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trong cùng đơn vị kế toán cấptrên.
3. Báo cáo tài chínhphải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kếtoán; trường hợp báo cáo tài chính trình bày khác nhau giữa các kỳ kế toán thìphải thuyết minh rõ lý do.
4. Báo cáo tài chínhphải được người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vịkế toán ký. Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dung củabáo cáo.
Điều 31. Thời hạn nộp báo cáo tài chính
1. Báo cáo tài chínhnăm của đơn vị kế toán phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trongthời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quyđịnh của pháp luật; đối với báo cáo quyết toán ngân sách thì thời hạn nộp báocáo được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Chính phủ quy địnhcụ thể thời hạn nộp báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách cho từnglĩnh vực hoạt động và từng cấp quản lý.
Điều 32. Nội dung công khai báo cáo tàichính
1. Nội dung công khaibáo cáo tài chính của đơn vị kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước,cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhànước và đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nướcgồm.
a) Đơn vị kế toánthuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước công khai quyết toán thu, chi ngânsách nhà nước năm;
b) Đơn vị kế toán làcơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhànước công khai quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước năm và các khoản thu, chitài chính khác;
c) Đơn vị kế toán làđơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước công khaiquyết toán thu, chi tài chính năm;
d) Đơn vị kế toán cósử dụng các khoản đóng góp của nhân dân công khai mục đích huy động và sử dụngcác khoản đóng góp, đối tượng đóng góp, mức huy động, kết quả sử dụng và quyếttoán thu, chi từng khoản đóng góp.
2. Nội dung công khaibáo cáo tài chính của đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh gồm:
a) Tình hình tài sản,nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
b) Kết quả hoạt độngkinh doanh;
c) Trích lập và sửdụng các quỹ,
d) Thu nhập của ngườilao động.
3. Báo cáo tài chínhcủa đơn vị kế toán đã được kiểm toán khi công khai phải kèm theo kết luận củatổ chức kiểm toán.
Điều 33. Hình thức và thời hạn côngkhai báo cáo tài chính
1. Việc công khai báocáo tài chính được thực hiện theo các hình thức:
a) Phát hành ấn phẩm;
b) Thông báo bằng vănbản;
c) Niêm yết;
d) Các hình thức kháctheo quy định của pháp luật
2. Đơn vị kế toánthuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước phải công khai báo cáo tài chínhnăm trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày được cấp có thẩm quyền duyệt.
3. Đơn vị kế toán làcơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp , tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sáchnhà nước và đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước,đơn vị kế toán có sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân phải công khai báocáo tài chính năm trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp có thẩmquyền duyệt.
4. Đơn vị kế toánthuộc hoạt động kinh doanh phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạnmột trăm hai mươi ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
Điều 34. Kiểm toán báo cáo tài chính.
1. Báo cáo tài chínhnăm của đơn vị kế toán mà pháp luật quy định phải kiểm toán thì phải được kiểmtoán trước khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trước khi công khai.
2. Đơn vị kế toán khiđược kiểm toán phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về kiểm toán.
3. Báo cáo tài chínhđã được kiểm toán khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều31 của Luật này phải có báo cáo kiểm toán đính kèm.
Mục 4. KIỂM TRA KẾ TOÁN
Điều 35. Kiểm tra kế toán
Đơn vị kế toán phảichịu sự kiểm tra kế toán của cơ quan có thẩm quyền và không quá một lần kiểm tracùng một nội dung trong một năm. Việc kiểm tra kế toán chỉ được thực hiện khicó quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 36. Nội dung kiểm tra kế toán
1. Nội dung kiểm trakế toán gồm:
a) Kiểm tra việc thựchiện các nội dung công tác kế toán;
b) Kiểm tra việc tổchức bộ máy kế toán và người làm kế toán;
c) Kiểm tra việc tổchức quản lý và hoạt động nghề nghiệp kế toán;
d) Kiểm tra việc chấphành các quy định khác của pháp luật về kế toán.
2. Nội dung kiểm trakế toán phải được xác định trong quyết định kiểm tra.
Điều 37. Quyền và trách nhiệm của đoànkiểm tra kế toán
1. Khi kiểm tra kếtoán, đoàn kiểm tra kế toán phải xuất trình quyết định kiểm tra kế toán.
Đoàn kiểm tra kế toáncó quyền yêu cầu đơn vị kế toán được kiểm tra cung cấp tài liệu kế toán có liênquan đến nội dung kiểm tra kế toán và giải trình khi cần thiết.
2. Khi kết thúc kiểmtra kế toán, đoàn kiểm tra kế toán phải lập biên bản kiểm tra kế toán và giaocho đơn vị kế toán được kiểm tra một bản; nếu phát hiện có vi phạm pháp luật vềkế toán thì xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển hồ sơ đến cơ quan nhà nước cóthẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Trưởng đoàn kiểmtra kế toán phải chịu trách nhiệm về các kết luận kiểm tra.
4. Đoàn kiểm tra kếtoán phải tuân thủ trình tự nội dung, phạm vi và thời gian kiểm tra, không đượclàm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường và không được sách nhiễu đơn vị kế toánđược kiểm tra.
Điều 38. Trách nhiệm và quyền của đơnvị kế toán được kiểm tra kế toán
1. Đơn vị kế toán đượckiểm tra kế toán có trách nhiệm:
a) Cung cấp cho đoànkiểm tra kế toán tài liệu kế toán có liên quan đến nội dung kiểm tra và giảitrình các nội dung theo yêu cầu của đoàn kiểm tra;
b) Thực hiện kết luậncủa đoàn kiểm tra kế toán.
2. Đơn vị kế toán đượckiểm tra kế toán có quyền:
a) Từ chối kiểm tranếu thấy việc kiểm tra không đúng thẩm quyền hoặc nội dung kiểm tra trái vớiquy định tại Điều 36 của Luật này;
b) Khiếu nại về kếtluận của đoàn kiểm tra kế toán với cơ quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra kếtoán; trường hợp không đồng ý với kết luận của cơ quan có thẩm quyền quyết địnhkiểm tra kế toán thì thực hiện theo quy định của pháp luật
Mục 5. KIỂM KÊ TÀI SẢN, BẢO QUẢN, LƯU TRỮ TÀI LIỆU KẾ TOáN
Điều39. Kiểmkê tài sản
1. Kiểm kê tài sản làviệc cân, đong, đo, đếm số lượng; xác nhận và đánh giá chất lượng, giá trị củatài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê để kiểm tra, đối chiếu với sốliệu trong sổ kế toán.
2. Đơn vị kế toán phảikiểm kê tài sản trong các trường hợp sau:
a) Cuối kỳ kế toánnăm, trước khi lập báo cáo tài chính;
b) Chia, tách, hợpnhất, sáp nhập, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản hoặc bán, khoán, cho thuêdoanh nghiệp;
c) Chuyển đổi hìnhthức sở hữu doanh nghiệp;
d) Xảy ra hỏa hoạn, lũlụt và các thiệt hại bất thường khác;
đ) Đánh giá lại tàisản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
e) Các trường hợp kháctheo quy định của pháp luật.
3. Sau khi kiểm kê tàisản, đơn vị kế toán phải lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê. Trường hợp cóchênh lệch giữa số liệu thực tế kiểm kê với số liệu ghi trên sổ kế toán, đơn vịkế toán phải xác định nguyên nhân và phải phản ánh số chênh lệch và kết quả xửlý vào sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính.
4. Việc kiểm kê phảiphản ánh đúng thực tế tài sản, nguồn hình thành tài sản. Người lập và ký báocáo tổng hợp kết quả kiểm kê phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm kê.
Điều 40. Bảo quản, lưu trữ tài liệu kếtoán
1. Tài liệu kế toán phảiđược đơn vị kế toán bảo quản đầy đủ, an toàn trong quá trình sử dụng và lưu trữ
2. Tài liệu kế toán lưutrữ phải là bản chính.
Trường hợp tài liệu kếtoán bị tạm giữ, bị tịch thu thì phải có biên bản kèm theo bản sao chụp có xácnhận; nếu bị mất hoặc bị hủy hoại thì phải có biên bản kèm theo bản sao chụphoặc xác nhận.
3. Tài liệu kế toánphải đưa vào lưu trữ trong thời hạn mười hai tháng, kể từ ngày kết thúc kỳ kếtoán năm hoặc kết thúc công việc kế toán.
4. Người đại diện theopháp luật của đơn vị kế toán chịu trách nhiệm tổ chức bảo quản, lưu trữ tàiliệu kế toán.
5. Tài liệu kế toánphải được lưu trữ theo thời hạn sau đây:
a) Tối thiểu năm nămđối với tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành của đơn vị kế toán, gồm cảchứng từ kế toán không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tàichính;
b) Tối thiểu mười nămđối với chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tàichính, sổ kế toán và báo cáo tài chính năm, trừ trường hợp pháp luật có quyđịnh khác;
c) Lưu trữ vĩnh viễnđối với tài liệu kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, anninh, quốc phòng.
6. Chính phủ quy địnhcụ thể từng loại tài liệu kế toán phải lưu trữ, thời hạn lưu trữ, thời điểmtính thời hạn lưu trữ quy định tại khoản 5 Điều này, nơi lưu trữ và thủ tụctiêu hủy tài liệu kế toán lưu trữ.
Điều 41. Công việc kế toán trong trườnghợp tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại
Khi phát hiện tài liệukế toán bị mất hoặc bị hủy hoại, đơn vị kế toán phải thực hiện ngay các côngviệc sau đây:
1. Kiểm tra, xác địnhvà lập biên bản về số lượng, hiện trạng, nguyên nhân tài liệu kế toán bị mấthoặc bị hủy hoại và thông báo cho tổ chức, cá nhân có liên quan và cơ quan nhànước có thẩm quyền; .
2. Tổ chức phục hồi lại tài liệu kếtoán bị hư hỏng;
3. Liên hệ với tổchức, cá nhân có giao dịch tài liệu, số liệu kế toán để được sao chụp hoặc xácnhận lại tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại;
4. Đối với tài liệu kếtoán có liên quan đến tài sản nhưng không thể phục hồi bằng các bên pháp quy địnhtại khoản 2 và khoản 3 Điều này thì phải kiểm kê tài sản để lập lại tài liệu kếtoán bị mất hoặc bị hủy hoại.
Mục 6. CÔNG VIỆC KẾ TOÁN TRONG TRƯỜNG HỢP ĐƠN VỊ KẾ TOÁNCHIA, TÁCH, HỢP NHẤT, SÁP NHẬP, CHUYỂN ĐỔI HÌNH THỨC SỞ HỮU, GIẢI THỂ, CHẤMDỨT HOẠT ĐỘNG, PHÁ SẢN
Điều 42. Công việc kế toán trong trườnghợp chia đơn vị kế toán
1. Đơn vị kế toán bịchia thành các đơn vị kế toán mới phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Khóa sổ kế toán,kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;
b) Phân chia tài sản,nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàngiao;
c) Bàn giao tài liệukế toán liên quan đến tài sản, nợ chưa thanh toán cho các đơn vị kế toán mới.
2. Đơn vị kế toán mới đượcthành lập căn cứ vậy biên bản bàn giao mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán theo quyđịnh của Luật này.
Điều 43. Công việc kế toán trong trườnghợp tách đơn vị kế toán
1. Đơn vị kế toán bịtách một bộ phận để thành lập đơn vị kế toán mới phải thực hiện các công việcsau đây:
a) Kiểm kê tài sản,xác định nợ chưa thanh toán của bộ phận được tách;
b) Bàn giao tài sản,nợ chưa thanh toán của bộ phận được tách, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kếtoán theo biên bản bàn giao;
c) Bàn giao tài liệukế toán liên quan đến tài sản, nợ chưa thanh toán cho đơn vị kế toán mới; đốivới tài liệu kế toán không bàn giao thì đơn vị kế toán bị tách lưu trữ theo quyđịnh tại Điều 40 của Luật này.
2. Đơn vị kế toán mớiđược thành lập căn cứ vào biên bản bàn giao mở sổ kế toán và ghi sổ kế toántheo quy đinh của Luật này.
Điều 44. Công việc kế toán trong trườnghợp hợp nhất các đơn vị kế toán
1. Các đơn vị kế toánhợp nhất thành đơn vị kế toán mới thì từng đơn vị kế toán bị hợp nhất phải thựchiện các công việc sau đây:
a) Khóa sổ kể toán,kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;
b) Bàn giao toàn bộtài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biênbản bàn giao;
c) Bàn giao toàn bộtài liệu kế toán cho đơn vị kế toán hợp nhất.
2. Đơn vị kế toán hợpnhất phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Căn cứ vào các biênbản bàn giao, mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán;
b) Tổng hợp báo cáotài chính của các đơn vị kế toán bị hợp nhất thành báo cáo tài chính của đơn vịkế toán hợp nhất.
Điều 45. Công việc kế toán trong trườnghợp sáp nhập đơn vị kế toán
1. Đơn vị kế toán sápnhập vào đơn vị kế toán khác phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Khóa sổ kế toán,kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;
b) Bàn giao toàn bộtài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biênbản bàn giao;
c) Bàn giao toàn bộtài liệu kế toán cho đơn vị kế toán nhận sáp nhập.
2. Đơn vị kế toán nhậnsáp nhập căn cứ vào biên bản bàn giao ghi sổ kế toán theo quy định của Luậtnày.
Điều 46. Công việc kế toán trong trườnghợp chuyển đổi hình thức sở hữu
1. Vị kế toán chuyểnđổi hình thức sở hữu phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Khóa sổ kế toán,kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;
b) Bàn giao toàn bộtài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biênbản bàn giao;
c) Bàn giao toàn bộtài liệu kế toán cho đơn vị kế toán có hình thức sở hữu mới.
2. Đơn vị kế toán cóhình thức sở hữu mới căn cứ vào biên bản bàn giao mở sổ kế toán và ghi sổ kếtoán theo quy định của Luật này.
Điều 47. Công việc kế toán trong trườnghợp giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản
1. Đơn vị kế toán bịgiải thể hoặc chấm dứt hoạt động phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Khóa sổ kế toán,kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;
b) Mở sổ kế toán theo dõi các nghiệpvụ kinh tế, tài chính liên quan đến giải thể, chấm dứt hoạt động;
c) Bàn giao tài liệukế toán của đơn vị kế toán giải thể hoặc chấm dứt hoạt động sau khi xử lý xongcho đơn vị kế toán cấp trên hoặc tổ chức, cá nhân lưu trữ theo quy định tạiĐiều 40 của Luật này.
2. Trường hợp đơn vịkế toán bị tuyên bố phá sản thì Tòa án tuyên bố phá sản chỉ định người thựchiện công việc kế toán theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Chương III
TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ NGƯỜI LÀM KẾ TOÁN
Điều 48. Tổ chức bộ máy kế toán
1. Đơn vị kế toán phảitổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc thuê làm kế toán.
2. Đơn vị kế toán phảibố trí người làm kế toán trưởng. Trường hợp đơn vị kế toán chưa bố trí được ngườilàm kế toán trưởng thì phải cử người phụ trách kế toán hoặc thuê người làm kếtoán trưởng (sau đây kế toán trưởng và người phụ trách kế toán gọi chung là kếtoán trưởng).
3. Trường hợp cơ quan,doanh nghiệp có đơn vị kế toán cấp trên và đơn vị kế toán cấp cơ sở thì tổ chứcbộ máy kế toán theo quy định của pháp luật
Điều 49. Trách nhiệm của người đại diệntheo pháp luật của đơn vị kế toán
1. Tổ chức bộ máy kế toán, bố trí ngườilàm kế toán, người làm kế toán trưởng theo đúng tiêu chuẩn, điều kiện quy địnhtại Luật này.
2. Quyết định thuê làmkế toán, thuê làm kế toán trưởng.
3. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện côngtác kế toán trong đơn vị kế toán theo quy định của pháp luật về kế toánvà chịu trách nhiệm về hậu quả do những sai trái mà mình gây ra.
Điều 50. Tiêu chuẩn, quyền và tráchnhiệm của người làm kế toán
1. Người làm kế toánphải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp,trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
b) Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụvề kế toán.
2. Người làm kế toáncó quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.
3. Người làm kế toáncó trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, thực hiện cáccông việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ của mình.Khi thay đổi người làm kế toán, người làm kế toán cũ phải có trách nhiệm bàngiao công việc kế toán và tài liệu kế toán cho người làm kế toán mới. Người làmkế toán cũ phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình làmkế toán.
Điều 51. Những người không được làm kếtoán
1. Người chưa thànhniên; người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải đưavào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc bị quản chế hành chính.
2. Người đang bị cấmhành nghề, cấm làm kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án; người đangbị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đãbị kết án về một trong các tội về kinh tế, về chức vụ liên quan đến tài chính,kế toán mà chưa được xóa án tích.
3. Bố, mẹ, vợ, chồng,con, anh, chị, em ruột của người có trách nhiệm quản lý điều hành đơn vị kếtoán, kể cả kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán là doanh nghiệp nhà nước,công ty cổ phần, hợp tác xã, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sửdụng kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinhphí ngân sách nhà nước.
4. Thủ kho, thủ quỹ,người mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán là doanh nghiệp nhà nước,công ty cổ phần, hợp tác xã, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sửdụng kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinhphí ngân sách nhà nước.
Điều 52. Kế toán trưởng
1. Kế toán trưởng có nhiệmvụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán theo quy định tạiĐiều 5 của Luật này.
2. Kế toán trưởng củacơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước,đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và doanhnghiệp nhà nước ngoài nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này còn có nhiệm vụgiúp người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán giám sát tài chính tạiđơn vị kế toán.
3. Kế toán trưởng chịusự lãnh đạo của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; trường hợp cóđơn vị kế toán cấp trên thì đồng thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của kế toántrưởng cấp trên về chuyên môn, nghiệp vụ.
4. Trường hợp đơn vịkế toán cử người phụ trách kế toán thay kế toán trưởng thì người phụ trách kếtoán phải có các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này và phảithực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng.
Điều 53. Tiêu chuẩn và điều kiện của kếtoán trưởng
1. Kế toán trưởng phảicó các tiêu chuẩn sau đây:
a) Các tiêu chuẩn quyđịnh tại khoản 1 Điều 50 của Luật này;
b) Có chuyên môn, nghiệp vụ về kếtoán từ bậc trung cấp trở lên;
c) Thời gian công tácthực tế về kế toán ít nhất là hai năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ vềkế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ítnhất là ba năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán bậc trung cấp.
2. Người làm kế toántrưởng phải có chứng chỉ qua lớp bồi dưỡng kế toán trưởng.
3. Chính phủ quy địnhcụ thể tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng phù hợp với từng loại đơn vịkế toán.
Điều 54. Trách nhiệm và quyền của kếtoán trưởng
1. Kế toán trưởng cótrách nhiệm:
a) Thực hiện các quyđịnh của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị kế toán;
b) Tổ chức điều hành bộ máy ké toántheo quy định của Luật này;
c) Lập báo cáo tàichính.
2. Kế toán trưởng cóquyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.
3. Kế toán trưởng củacơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước,đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và doanhnghiệp nhà nước, ngoài các quyền đã quy định tại khoản 2 Điều này còn có quyền:
a) Có ý kiến bằng văn bản với ngườiđại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán về việc tuyển dụng, thuyên chuyển,tăng lương, khen thưởng, kỷ luật người làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ;
b) Yêu cầu các bộ phậnliên quan trong đơn vị kế toán cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu liênquan đến công việc kế toán và giám sát tài chính của kế toán trưởng;
c) Bảo lưu ý kiếnchuyên môn bằng văn bản khi có ý kiến khác với ý kiến của người ra quyết định;
d) Báo cáo bằng vănbản cho người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán khi phát hiện các viphạm pháp luật về tài chính, kế toán trong đơn vị; trường hợp vẫn phải chấp hànhquyết định thì báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định hoặccơ quan nhà nước có thẩm quyển và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả củaviệc thi hành quyết định đó.
Chương IV
HOẠT ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP KẾ TOÁN
Điều 55. Hành nghề kế toán
1. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiệntheo quy định của pháp luật có quyền hành nghề kế toán.
2. Tổ chức kinh doanh dịch vụ kế toánphải thành lập doanh nghiệp dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật. Ngườiquản lý doanh nghiệp dịch vụ kế toán phải có chứng chỉ hành nghề kế toán do cơquan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định tại Điều 57 của Luật này.
3. Cá nhân hành nghềkế toán phải có chứng chỉ hành nghề kế toán do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấptheo quy định tại Điều 57 của Luật này và phải có đăng ký kinh doanh dịch vụ kếtoán.
Điều 56. Thuê làm kế toán, thuê làm kếtoán trưởng
1. Đơn vị kế toán đượcký hợp đồng với doanh nghiệp dịch vụ kế toán hoặc cá nhân có đăng ký kinh doanhdịch vụ kế toán để thuê làm kế toán hoặc thuê làm kế toán trưởng theo quy địnhcủa pháp luật.
2. Việc thuê làm kếtoán, thuê làm kế toán trưởng phải được lập thành hợp đồng bằng văn bản theoquy định của pháp luật.
3. Đơn vị kế toán thuêlàm kế toán, thuê làm kế toán trưởng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời,trung thực mọi thông tin, tài liệu liên quan đến công việc thuê làm kế toán,thuê làm kế toán trưởng và thanh toán đầy đủ, kịp thời phí dịch vụ kế toán theothỏa thuận trong hợp đồng.
4. Người được thuê làmkế toán trưởng phải có đủ tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Điều 58 của Luậtnày.
5. Doanh nghiệp, cánhân cung cấp dịch vụ kế toán và người được thuê làm kế toán trưởng phải chịutrách nhiệm về thông tin, số liệu kế toán theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Điều 57. Chứng chỉ hành nghề kế toán
1. Công dân Việt Nam đượccấp chứng chỉ hành nghề kế toán phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp,trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật; không thuộc đối tượng quyđịnh tại khoản 1 và khoản 2 Điều 51 của Luật này;
b) Có chuyên môn, nghiệp vụ về tàichính, kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về tàichính, kế toán từ năm năm trở lên;
c) Đạt kỳ thi tuyển docơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức.
2. Người nước ngoài đượccấp chứng chỉ hành nghề kế toán phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Được phép cư trútại Việt Nam;
b) Có chứng chỉ chuyên gia kế toánhoặc chứng chỉ kế toán do tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế về kế toáncấp được Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận;
c) Đạt kỳ thi sát hạchvề pháp luật kinh tế, tài chính, kế toán Việt Nam do cơ quan nhà nước có thẩmquyền tổ chức.
a. Bộ Tài chính quy định chương trìnhbồi dưỡng, hội đồng thi tuyển, thủ tục, thẩm quyền cấp và thu hồi chứng chỉhành nghề kế toán theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luậtcó liên quan.
Điều 58. Quyền tham gia tổ chức nghềnghiệp kế toán
Đơn vị kế toán và ngườilàm kế toán có quyền tham gia Hội kế toán Việt Nam hoặc tổ chức nghề nghiệp kếtoán khác nhằm mục đích phát triển nghề nghiệp kế toán, bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của hội viên theo quy định của pháp luật
Chương V
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KẾ TOÁN
Điều 59. Nội dung quản lý nhà nước về kếtoán
Nội dung quản lý nhà nướcvề kế toán bao gồm:
1. Xây dựng, chỉ đạothực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kế toán;
2. Ban hành, phổ biến,chỉ đạo và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về kế toán;
3. Kiểm tra kế toán;kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán;
4. Hướng dẫn hoạt độnghành nghề kế toán, tổ chức thi tuyển, cấp và thu hồi chứng chỉ hành nghề kếtoán;
5. Hướng dẫn và tổchức đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp kế toán;
6. Tổ chức và quản lý công tác nghiêncứu khoa học về kế toán và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kếtoán;
7. Hợp tác quốc tế vềkế toán;
8. Giải quyết khiếunại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về kế toán.
Điều 60. Cơ quan quản lý nhà nước về kếtoán
1. Chính phủ thốngnhất quản lý nhà nước về kế toán.
2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trướcChính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế toán.
3. Các Bộ, cơ quanngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyềnhạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về kế toán trong ngành, lĩnh vực đượcphân công phụ trách.
4. Uỷ ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn củamình có trách nhiệm quản lý nhà nước về kế toán tại địa phương.
Chương VI
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 61. Khen thưởng
Tổ chức, cá nhân cóthành tích trong hoạt động kế toán thì được khen thưởng theo quy định của phápluật.
Điều 62. Xử lý vi phạm
Tổ chức, cá nhân cóhành vi vi phạm pháp luật về kế toán thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm màbị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếugây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 63. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệulực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2004.
2. Pháp lệnh kế toánvà thống kê ngày 10 tháng 5 năm 1988 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệulực.
Điều 64. Quy định chi tiết và hướng dẫnthi hành
Chính phủ quy định chitiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốchội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XI, kỳ họp thứ 3 thông quangày 17 tháng 6 năm 2003./.