LUẬT
THUỶSẢN
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đãđược sửa đổi, bổ sung theo Nghịquyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốchội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định vềhoạt động thuỷ sản.
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều1. Đối tượng, phạm vi áp dụng
Luật này áp dụng đối với hoạtđộng thuỷ sản của tổ chức, cá nhân ViệtNam, tổ chức, cá nhân nước ngoài trên đất liền,hải đảo, vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùngđặc quyền kinh tế và thềm lục địacủa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam.
Trong trường hợp điềuước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy địnhkhác với quy định của Luật này thì áp dụngđiều ước quốc tế đó.
Điều2. Giải thích từ ngữ
1. Nguồn lợi thuỷ sản là tàinguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên, có giá trịkinh tế, khoa học để phát triển nghề khaithác thuỷ sản, bảo tồn và phát triển nguồnlợi thuỷ sản.
2. Hoạt động thuỷ sảnlà việc tiến hành khai thác, nuôi trồng, vận chuyểnthuỷ sản khai thác; bảo quản, chế biến, muabán, xuất khẩu, nhập khẩu thuỷ sản; dịchvụ trong hoạt động thuỷ sản; điềutra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
3. Tái tạo nguồn lợi thuỷ sảnlà quá trình tự phục hồi hoặc hoạt độnglàm phục hồi, gia tăng nguồn lợi thuỷ sản.
4. Khai thác thuỷ sản làviệc khai thác nguồn lợi thuỷ sản trên biển,sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiênkhác.
5. Ngư trường là vùng biển cónguồn lợi thuỷ sản tập trung đượcxác định để tàu cá đến khai thác.
6. Đất để nuôitrồng thuỷ sản là đất có mặtnước nội địa, bao gồm ao, hồ, đầm,phá, sông, ngòi, kênh, rạch; đất có mặt nướcven biển; đất bãi bồi ven sông, ven biển; bãi cát,cồn cát ven biển; đất sử dụng cho kinh tếtrang trại; đất phi nông nghiệp có mặt nướcđược giao, cho thuê để nuôi trồng thuỷ sản.
7. Mặt nước biển đểnuôi trồng thuỷ sản là vùng nước biểnđược quy hoạch để nuôi trồng thuỷsản.
8. Giống thuỷ sản mới là giốngthuỷ sản lần đầu tiên được nhậpvào hoặc lần đầu tiên được tạo ra ởViệt Nam.
9. Tàu cá là tàu, thuyền và cáccấu trúc nổi khác chuyên dùng cho khai thác, nuôi trồng, bảoquản, chế biến thuỷ sản.
10. Cảng cá là cảng chuyên dùngcho tàu cá, bao gồm vùng đất cảng và vùng nướcđậu tàu. Vùng đất cảng bao gồmcầu cảng, kho bãi, nhà xưởng, khu hành chính, dịchvụ hậu cần, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩuthuỷ sản.
11. Cá nhân trong Luật này là ngườitrực tiếp hoạt động thuỷ sản hoặcngười đại diện của hộ gia đìnhđăng ký kinh doanh hoạt động thuỷ sản.
Điều3. Sở hữu nguồn lợithuỷ sản
Nguồn lợi thuỷ sảnlà tài nguyên thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nướcthống nhất quản lý. Tổchức, cá nhân có quyền khai thác thuỷ sản theo quy định của pháp luật.
Điều4. Nguyên tắc hoạtđộng thuỷ sản
1. Bảo đảm hiệu quả kinh tếgắn với bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồnlợi thuỷ sản, tính đa dạng sinh học; bảovệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên. Việc pháttriển các lĩnh vực trong hoạt động thuỷsản phải theo quy hoạch, kế hoạchphát triển ngành Thuỷ sản trong phạm vi cảnước và của từng địa phương.
2. Chủ động phòng, tránh và giảm nhẹtác hại của thiên tai và dịch bệnhthuỷ sản; bảo đảm an toàn cho người,tàu cá, công trình và thiết bị trong hoạt động thuỷsản.
3. Hoạt động thuỷ sản phảikết hợp với bảo đảm quốc phòng, anninh; bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc giatrên sông, biển; tuân theo quy định củaLuật này và các quy định khác của pháp luật cóliên quan.
Điều5. Phát triển thuỷ sảnbền vững
1. Nhà nước có chính sách bảo đảmphát triển thuỷ sản bền vững; khuyến khích,tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức,cá nhân khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi thuỷsản; bảo đảm tái tạo nguồn lợi thuỷsản và phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên biển,sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiênkhác.
2. Nhà nước khuyến khích tổ chức,cá nhân đầu tư, nghiên cứu khoa học và ứng dụngcông nghệ tiên tiến, phát triển nguồn nhân lực,xây dựng kết cấu hạ tầng trong hoạt độngthuỷ sản; phát triển nuôi trồng thuỷ sản sạch;đẩy mạnh hoạt động khuyến ngưđể phục vụ có hiệu quả hoạt độngthuỷ sản, bảo vệ và phát triển nguồn lợithuỷ sản; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham giabảo hiểm về người và tài sản trong hoạtđộng thuỷ sản, trừ trường hợp bắtbuộc mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
3. Nhà nước phát triển kinh tế thuỷsản trên cơ sở quy hoạch phát triển ngành Thuỷsản phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triểnkinh tế - xã hội trong phạm vi cả nước và củatừng địa phương; bảo đảm việcxây dựng các công trình ven sông, ven biển hoặc gần khuvực nuôi trồng thuỷ sản không làm ảnh hưởngđến nguồn lợi thuỷ sản.
4. Chính phủ xác định ranh giớivùng biển ven bờ trên cơ sở căn cứ vào độsâu, khoảng cách từ bờ biển và một sốđặc điểm khác ở vùng biển ven bờ đểphân cấp cho địa phương có bờ biển tổchức quản lý tổng hợp vùng biển ven bờ gắnvới phát triển sản xuất, kinh doanh.
Điều6. Những hành vi bị cấm trong hoạt động thuỷsản
1. Khai thác, huỷ hoại trái phép các rạnđá ngầm, rạn san hô, các bãi thực vật ngầm,rừng ngập mặn và hệ sinh cảnh khác; phá huỷ,cản trở trái phép đường di chuyển tựnhiên của các loài thuỷ sản ở sông, hồ, đầm,phá, eo, vịnh.
2. Khai thác các loài thuỷ sản thuộc danhmục cấm kể cả cấm có thời hạn, trừtrường hợp vì mục đích nghiên cứu khoa họcđược Chính phủ cho phép; khai thác thuỷ sảnnhỏ hơn kích cỡ quy định, trừ trườnghợp được phép khai thác để nuôi trồng.
3. Lấn, chiếm, xâm hại các khu bảotồn vùng nước nội địa, khu bảo tồnbiển đã được quy hoạch và công bố; vi phạm các quy định trong quy chế quảnlý khu bảo tồn.
4. Vi phạm các quy định củapháp luật về bảo vệ môi trường đốivới môi trường sống của các loài thuỷ sản.
5. Khai thác thuỷ sản ở khu vực cấm,khu vực đang trong thời gian cấm; khaithác quá sản lượng cho phép.
6. Sản xuất, lưu hành, sử dụngngư cụ bị cấm; sử dụngloại nghề bị cấm để khai thác thuỷ sản;sử dụng các loại chất nổ, chất độc,xung điện và các phương pháp có tính huỷ diệtkhác.
7. Sử dụng các ngư cụ làm cảntrở hoặc gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhânkhác đang khai thác; thả neo, đậu tàu tại nơicó ngư cụ của tổ chức, cá nhân khác đang khaithác hoặc nơi tàu cá khác ra dấu hiệu đang khaithác, trừ trường hợp bất khả kháng.
8. Vứt bỏ ngư cụxuống vùng nước tự nhiên, trừ trường hợpbất khả kháng.
9. Vi phạm các quy định về an toàngiao thông, an toàn của các công trình theo quyđịnh của pháp luật về hàng hải, vềgiao thông đường thuỷ nội địa và các quyđịnh khác của pháp luật có liên quan.
10. Vi phạm các quy định về quy hoạchphát triển nuôi trồng thuỷ sản.
11. Chuyển mục đích sử dụngđất, mặt nước biển để nuôi trồngthuỷ sản đã được giao, cho thuê mà khôngđược phép của cơ quan nhà nước có thẩmquyền.
12. Nuôi trồng giống thuỷ sản mớikhi chưa được Bộ Thuỷ sản cho phép vàcác loài thuỷ sản thuộc danh mục cấm nuôitrồng.
13. Nuôi trồng thuỷ sản không theo quy hoạch làm cản trở dòng chảy,cản trở hoạt động khai thác thuỷsản, ảnh hưởng xấu đến hoạtđộng của các ngành, nghề khác.
14. Sử dụng thuốc, phụ gia, hoá chấtthuộc danh mục cấm sử dụng đểnuôi trồng thủy sản, sản xuất thức ănnuôi trồng thủy sản, chế biến, bảo quảnthuỷ sản; đưa tạp chất vào nguyên liệu,sản phẩm thuỷ sản.
15. Thả thuỷ sản nuôi trồng bịnhiễm bệnh vào nơi nuôi trồng hoặc vào các vùngnước tự nhiên.
16. Xả thải nước, chất thảitừ cơ sở sản xuất giống thuỷ sản,cơ sở nuôi trồng thuỷ sản, cơ sở bảoquản, chế biến thuỷ sản mà chưa qua xửlý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn quy địnhvào môi trường xung quanh.
17. Chế biến, vận chuyển hoặcđưa ra thị trường các loài thuỷ sản thuộcdanh mục cấm khai thác; thuỷ sản có xuất xứở vùng nuôi trồng trong thời gian bị cấm thu hoạch;thuỷ sản có dư lượng các chất độchại vượt quá giới hạn cho phép; thuỷ sảncó độc tố tự nhiên gây nguy hiểm đếntính mạng con người, trừ trường hợpđược cơ quan nhà nước có thẩm quyềncho phép.
18. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoáthuỷ sản thuộc danh mục cấm xuất khẩu,nhập khẩu.
CHƯƠNG II
BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THUỶ SẢN
Điều7. Bảo vệ môi trườngsống của các loài thuỷ sản
1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảovệ môi trường sống của các loài thuỷ sản.
2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạtđộng thuỷ sản hoặc có các hoạt độngkhác ảnh hưởng trực tiếp đến môitrường sống, di cư, sinh sản của các loài thuỷsản phải tuân theo quy định của Luật này,pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luậtvề tài nguyên nước và các quy định khác củapháp luật có liên quan.
3. Tổ chức, cá nhân khixây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ các côngtrình có liên quan đến môi trường sống, di cư,sinh sản của các loài thuỷ sản phải thực hiệnviệc đánh giá tác động môi trường theo quyđịnh của pháp luật về bảo vệ môitrường.
4. Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sảnbằng đặt đăng, đáy hoặc bằngphương pháp ngăn, chắn khác ở các sông, hồ,đầm, phá phải dành hành lang cho các loài thuỷ sảndi chuyển theo quy định của Uỷ ban nhân dân địaphương.
Điều8. Bảo tồn, bảo vệ,tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản
1. Nhà nước có chính sách bảo tồn, bảovệ nguồn lợi thuỷ sản, đặc biệtlà các loài thuỷ sản đang có nguy cơ tuyệt chủng,các loài quý hiếm, các loài có giá trị kinh tế cao và cácloài có ý nghĩa khoa học; khuyến khích nghiên cứu khoa họcđể có các biện pháp phù hợp nhằm phát triểnnguồn lợi thuỷ sản; đầu tư sản xuấtgiống thuỷ sản để thả vào môi trườngsống tự nhiên và tạo ra các vùng cư trú nhân tạonhằm tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
2. Tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ thựchiện việc bảo tồn, bảo vệ, tái tạo vàphát triển nguồn lợi thuỷ sản theoquy định của Luật này và các quy định khác củapháp luật có liên quan.
3. Bộ Thuỷ sản định kỳcông bố:
a) Danh mục các loài thuỷ sản đãđược ghi trong sách đỏ Việt Nam và các loàithuỷ sản khác bị cấm khai thác; danh mục các loàithuỷ sản bị cấm khai thác có thời hạn và thờigian cấm khai thác;
b) Các phương pháp khai thác, loại nghềkhai thác, ngư cụ bị cấmsử dụng hoặc bị hạn chế sử dụng;
c) Chủng loại, kích cỡ tối thiểucác loài thuỷ sản được phép khai thác, mùa vụkhai thác;
d) Khu vực cấm khai thác và khu vực cấmkhai thác có thời hạn.
4. Trong trường hợp cần thiếtvà được sự đồng ý của Bộ Thuỷsản, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh)công bố bổ sung những nội dung quy định tạikhoản 3 Điều này cho phù hợp với thựctế hoạt động khai thác nguồn lợi thuỷsản tại địa phương.
Điều9. Quy hoạch và quản lýkhu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảotồn biển
1. Căn cứ vào mức độ đa dạngsinh học điển hình theo tiêu chuẩn quốc gia, quốctế, các khu bảo tồn vùng nước nội địa,khu bảo tồn biển được phân loại thànhvườn quốc gia; khu bảo tồn loài, sinh cảnh;khu dự trữ tài nguyên thiên nhiên thuỷ sinh.
2. Chính phủ ban hành tiêu chuẩn đểphân loại và công bố các khu bảo tồn; quy hoạch,xây dựng và phân cấp quản lý các khu bảo tồn vùngnước nội địa, khu bảo tồn biển;ban hành quy chế quản lý khu bảo tồn có tầm quantrọng quốc gia và quốc tế.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy chếquản lý khu bảo tồn được phân cấp chođịa phương quản lý theohướng dẫn của Bộ Thuỷ sản.
3. Nhà nước đầu tư đểbảo tồn quỹ gen và đa dạng sinh học thuỷsản; có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân trongnước, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầutư xây dựng và tham gia quản lý các khu bảo tồn;có chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp,tái định cư, bảo đảm lợi ích cho dâncư trong khu bảo tồn.
4. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảovệ các khu bảo tồn vùng nước nội địa,khu bảo tồn biển theo Quy chếquản lý khu bảo tồn.
Điều10. Nguồn tài chính đểtái tạo nguồn lợi thuỷ sản
1. Nguồn tài chính để tái tạo nguồnlợi thuỷ sản bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước cấp;
b) Quỹ tái tạo nguồnlợi thuỷ sản được hình thành từ sựđóng góp của tổ chức, cá nhân khai thác, nuôi trồng,chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thuỷsản; sự đóng góp của tổ chức, cá nhân hoạtđộng trong các ngành, nghề có ảnh hưởng trựctiếp đến nguồn lợi thuỷ sản; tài trợcủa tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức,cá nhân nước ngoài; các nguồn thu khác theo quy địnhcủa pháp luật.
2. Chính phủ quy định việc quảnlý, sử dụng nguồn tài chính để tái tạo nguồnlợi thuỷ sản; quy định cụ thể đốitượng, mức đóng góp và trường hợpđược miễn, giảm đóng góp vào quỹ tái tạonguồn lợi thuỷ sản.
CHƯƠNG III
KHAI THÁC THUỶ SẢN
Điều11. Nguyên tắc khai thác thuỷsản
1. Khai thác thuỷ sản ở vùng biển,sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiênkhác phải bảo đảm không làm cạn kiệt nguồnlợi thuỷ sản; phải tuân theo quy định vềmùa vụ khai thác, thời hạn khai thác, vùng khai thác, chủngloại và kích cỡ thuỷ sản được khaithác, sản lượng cho phép khai thác hàng năm và phảituân theo quy định của Luật này và các quy địnhkhác của pháp luật có liên quan.
2. Sử dụng các loại ngư cụ, phương tiện khai thác thuỷsản có kích cỡ phù hợp với các loài thuỷ sảnđược phép khai thác.
Điều12. Khai thác thuỷ sảnxa bờ
1. Nhà nước có chính sách đồng bộvề đầu tư, đào tạo nghề, xây dựnghệ thống thông tin liên lạc, điều tra nguồnlợi, dự báo ngư trường, dịch vụ hậucần, tổ chức các hình thức sản xuất phù hợpđể khuyến khích tổ chức, cá nhân phát triểnkhai thác thuỷ sản xa bờ.
2. Tổ chức, cá nhân đầu tư vàohoạt động khai thác thuỷ sản xa bờđược áp dụng theo Luậtkhuyến khích đầu tư trong nước và đượchưởng các chính sách ưu đãi khác của Nhà nước.
3. Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sảnxa bờ phải có trang thiết bị bảo đảmthông tin liên lạc, phương tiện cứu sinh trên tàucá; tuân theo các quy định của phápluật về hàng hải.
4. Chủ tàu có trách nhiệm mua bảo hiểmbắt buộc đối với thuyền viên làm việctrên tàu cá khai thác thuỷ sản xa bờ. Nhànước có chính sách khuyến khích đối vớichủ tàu tự nguyện mua bảo hiểm thân tàu.
Điều kiện bảo hiểm, mứcphí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tốithiểu đối với thuyền viên được thựchiện theo quy định của pháp luậtvề kinh doanh bảo hiểm.
Điều13. Khai thác thuỷ sảnven bờ
1. Nhà nước có chính sách tổ chức lạisản xuất, chuyển đổi cơ cấu nghềnghiệp trong hoạt động khai thác thuỷ sản ởvùng biển ven bờ và cơ cấu nghề nghiệp giữacác nghề khai thác, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản,nghề nông, nghề rừng, nghề dịch vụ.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sảnven bờ khi chuyển đổi sang khai thác thuỷ sảnxa bờ, nuôi trồng thuỷ sản thì đượchướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ vốn,giao đất, mặt nước biển để nuôi trồngthuỷ sản theo chính sách của Nhà nước.
3. Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sảnven bờ phải có phương tiện cứu sinh,phương tiện theo dõi dự báo thờitiết; tuân theo các quy định của pháp luật vềgiao thông đường thuỷ nội địa và pháp luậtvề hàng hải.
Điều14. Điều tra, nghiên cứunguồn lợi thuỷ sản
1. Nhà nước đầu tư cho điềutra, nghiên cứu, đánh giá nguồn lợi thuỷ sảnvà xây dựng bản đồ về nguồn lợi thuỷsản.
2. Bộ Thuỷ sản chủ trì phối hợpvới các bộ, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnhtổ chức việc điều tra, đánh giá nguồn lợithuỷ sản ở từng vùng biển, ngư trường,vùng sông, hồ lớn; công bố ngư trường, vùngkhai thác thuỷ sản, xác định sản lượngkhai thác cho phép hàng năm ở từng vùng biển, ngưtrường.
3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệmtổ chức đánh giá nguồn lợi thuỷ sảntrong phạm vi địa phươngtheo hướng dẫn của Bộ Thuỷ sản.
Điều15. Quản lý vùng khai thácthuỷ sản
1. Tổ chức, cá nhân hoạt độngkhai thác thuỷ sản trên các vùng biển, sông, hồ, đầm,phá và các vùng nước tự nhiên khác phải tuân theo quy định của Luật này và các quyđịnh khác của pháp luật có liên quan.
2. Chính phủ có trách nhiệm phân vùng biển,phân tuyến khai thác thuỷ sản; phân công, phân cấp quảnlý cho các bộ, ngành hữu quan và địa phươngđể bảo đảm sự phối hợp chặtchẽ, đồng bộ giữa các lực lượngkiểm tra, kiểm soát hoạt động thuỷ sảntrên các vùng biển, tuyến khai thác thuỷ sản.
3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệmban hành quy chế vùng khai thác thuỷ sản ở sông, hồ,đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác thuộcphạm vi quản lý của mình theo hướng dẫn củaBộ Thuỷ sản; tổ chức cho nhân dân địaphương thực hiện quyền giám sát, phát hiện, tốcáo hành vi vi phạm pháp luật về thuỷ sản trongvùng khai thác thuỷ sản.
Điều16. Giấy phép khai thác thuỷsản
1. Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sảnphải có Giấy phép khai thác thuỷ sản, trừtrường hợp cá nhân khai thác thuỷ sản bằngtàu cá có trọng tải dưới 0,5 tấn hoặc khôngsử dụng tàu cá.
2. Nội dung chủ yếu của Giấyphép khai thác thuỷ sản bao gồm:
a) Nghề khai thác, ngưcụ khai thác;
b) Vùng, tuyến được phép khai thác;
c) Thời gian hoạt động khai thác;
d) Thời hạn của Giấy phép;
đ) Các nội dung cần thiết khác theo quy định của pháp luật.
3. Chính phủ quy định trình tự, thủtục, phân cấp thẩm quyền cấp, thuhồi Giấy phép khai thác thuỷ sản.
Điều17. Điều kiện cấpGiấy phép khai thác thuỷ sản
Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sảnđược cấp Giấy phép khai thác thuỷ sảnphải có các điều kiện sau đây:
1. Có đăng ký kinh doanh khai thác thuỷ sản;
2. Có tàu cá đã đăng ký, đăng kiểm;
3. Có ngư cụ,phương tiện khai thác phù hợp;
4. Thuyền trưởng, máy trưởngtrên tàu cá phải có văn bằng, chứng chỉ phù hợptheo quy định của pháp luật.
Điều18. Thu hồi Giấy phép khaithác thuỷ sản
Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sảnbị thu hồi Giấy phép khai thác thuỷsản trong trường hợp sau đây:
1. Không còn đủ điều kiện quyđịnh tại Điều 17 của Luật này;
2. Viphạm nghiêm trọng các quy định của Luật nàyvề khai thác thuỷ sản hoặc đã bị xử phạtvi phạm hành chính về hoạt độngthuỷ sản ba lần trong thời hạn của Giấyphép khai thác thuỷ sản;
3. Tẩy xoá, sửa chữa nội dung Giấyphép khai thác thuỷ sản;
4. Có hành vi vi phạm khácmà pháp luật quy định phải thu hồi Giấy phépkhai thác thuỷ sản.
Điều19. Báo cáo khai thác thuỷ sảnvà ghi nhật ký khai thác thủy sản
1. Tổ chức, cá nhân có Giấy phép khaithác thuỷ sản phải báo cáo khai thác thuỷ sản vớicơ quan quản lý thuỷ sản ở địaphương nơi đăng ký tàu cá.
2. Đối với loại tàu cá mà theo quy định của Bộ Thuỷ sảnthuyền trưởng phải có bằng thuyền trưởng,thì khi hoạt động khai thác thuỷ sản thuyềntrưởng có trách nhiệm tổ chức thực hiệnviệc ghi nhật ký khai thác thuỷ sản.
3. Bộ Thuỷ sản ban hànhmẫu sổ, chế độ quản lý và nội dung củanhật ký khai thác thuỷ sản; nội dung, chế độbáo cáo khai thác thuỷ sản.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệmtổ chức việc báo cáo khai thác thuỷ sản trong phạmvi địa phương theo hướngdẫn của Bộ Thuỷ sản.
Điều20. Quyền của tổchức, cá nhân khai thác thuỷ sản
1. Khai thác thuỷ sản theo nội dung ghi trong Giấy phép khai thác thuỷsản.
2. Được cơ quan chuyên môn thông báo kịpthời về tình hình diễn biến thời tiết;được thông báo về nguồn lợi thuỷ sản,thông tin về hoạt động thuỷ sản, thịtrường thuỷ sản và hướng dẫn về kỹthuật khai thác thuỷ sản.
3. Được Nhà nước bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp do thành quả lao động và kết quả đầutư trong khai thác thuỷ sản.
4. Có các quyền khác theoquy định của pháp luật.
Điều21. Nghĩa vụ của tổchức, cá nhân khai thác thuỷ sản
1. Thực hiện các quy định ghi trongGiấy phép khai thác thuỷ sản.
2. Nộp thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
3. Đánh dấu ngư cụđang được sử dụng tại ngư trườngbằng dấu hiệu dễ nhận biết theo quy địnhcủa Bộ Thuỷ sản.
4. Tuân thủ sự kiểm tra, kiểm soátcủa các lực lượng, cơ quan có thẩm quyềntheo quy định của pháp luật.
5. Phải cứu nạn khi gặp người,tàu thuyền bị nạn.
6. Tuân theo các quy định về quảnlý vùng khai thác, bảo vệ trật tự, anninh trên địa bàn khai thác.
7. Phát hiện, tố giác, ngăn chặn cáchành vi vi phạm pháp luật về thuỷsản.
8. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều22. Phòng, tránh và giảm nhẹtác hại của thiên tai trong khai thác thuỷsản
1. Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sảnphải tuân theo quy định củapháp luật về phòng, tránh thiên tai; phải có đủtrang thiết bị an toàn theo quy định của pháp luật;chủ động thực hiện các biện pháp phòng,tránh, giảm nhẹ tác hại của thiên tai; tham gia cứuhộ, cứu nạn.
2. Các cơ quan nhà nước có liên quan phảikịp thời tổ chức, áp dụng các biện phápđể cứu người, tàu thuyền và các tài sảnkhác bị tai nạn, sự cố, thiên tai trong khai thác thuỷsản.
CHƯƠNG IV
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Điều23. Quy hoạch phát triểnnuôi trồng thuỷ sản
1. Quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷsản là một bộ phận của quy hoạch tổngthể phát triển ngành Thuỷ sản đã đượcChính phủ phê duyệt.
2. Bộ Thuỷ sản chủ trì phối hợpvới các bộ có liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnhxây dựng quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sảntrong phạm vi cả nước và trongphạm vi từng tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương.
Căn cứ vào quy hoạch đã đượcChính phủ phê duyệt và theo hướng dẫn của BộThuỷ sản, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựngquy hoạch chi tiết để trình Hội đồngnhân dân cùng cấp thông qua và báo cáo Bộ Thuỷ sản.
Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạchphát triển nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương đãđược phê duyệt và theo sự chỉ đạocủa Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấpdưới xây dựng quy hoạch chi tiết các vùng nuôi trồngthuỷ sản trong phạm vi quản lý của mình đểtrình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua và báo cáo Uỷban nhân dân cấp trên trực tiếp.
3. Việc thay đổi, bổ sung quy hoạchphát triển nuôi trồng thuỷ sản phải do cơquan có thẩm quyền thông qua, phê duyệt quy hoạch quyếtđịnh.
Điều24. Điều kiện nuôitrồng thuỷ sản
1. Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thuỷsản phải có các điều kiện sau đây:
a) Địa điểm xây dựng cơ sởnuôi trồng thuỷ sản theo quy hoạch;
b) Cơ sở nuôi trồng thuỷ sảnphải bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩnkỹ thuật về nuôi trồng thuỷ sản; tiêu chuẩnvệ sinh thú y và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
c) Sử dụng các loại thức ăn,thuốc thú y bảo đảm tiêu chuẩn theoquy định của pháp luật về thú y.
2. Bộ Thuỷ sản ban hành tiêu chuẩn,quy trình, quy phạm nuôi trồng đối với cơ sởnuôi trồng thuỷ sản; chủ trì phối hợp vớicác bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan, Uỷ ban nhân dân cấptỉnh trong việc hướng dẫn, tổ chức kiểmtra và công nhận cơ sở nuôi trồng thuỷ sảntheo phương thức bán thâm canh, thâm canh đạt tiêuchuẩn bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Điều25. Quyền của tổ chức,cá nhân nuôi trồng thuỷ sản
1. Được cơ quan nhà nước cóthẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyềnsử dụng đất để nuôi trồng thuỷ sản,mặt nước biển để nuôi trồng thuỷsản.
2. Được Nhà nước bảo vệkhi bị người khác xâm hại đến quyền sửdụng đất để nuôi trồng thuỷ sản,mặt nước biển để nuôi trồng thuỷsản hợp pháp của mình; được bồithường thiệt hại khi Nhà nước thu hồivì mục đích công cộng, quốc phòng, an ninh trướckhi hết thời hạn được giao, cho thuê theo quyđịnh của pháp luật.
3. Được cơ quanchuyên ngành thuỷ sản phổ biến, đào tạo, tậphuấn, chuyển giao kỹ thuật mới về nuôi trồngthuỷ sản, kỹ thuật sản xuất giống thuỷsản mới, kỹ thuật phòng trừ và phát hiện dịchbệnh thuỷ sản, thông báo về tình hình môi trườngvà dịch bệnh vùng nuôi trồng thuỷ sản, thông tinvề thị trường thuỷ sản.
Điều26. Nghĩa vụ của tổchức, cá nhân nuôi trồng thuỷ sản
1. Sử dụng đúng mục đích, có hiệuquả diện tích đất, mặt nước biểnđược giao, cho thuê để nuôi trồng thuỷ sảnvà bảo vệ các công trình phục vụ chungcho nuôi trồng thuỷ sản.
2. Thực hiện nghĩa vụ tài chính vềsử dụng đất để nuôi trồng thuỷ sản,mặt nước biển để nuôi trồng thuỷsản theo quy định của pháp luật.
3. Báo cáo thống kê nuôi trồng thuỷ sảntheo quy định của pháp luật vềthống kê.
4. Giao lại đất để nuôi trồngthuỷ sản, mặt nước biển để nuôitrồng thuỷ sản khi có quyết định thu hồi theo quy định của pháp luật.
5. Thực hiện các quy định củapháp luật về bảo vệ môi trường.
Điều27. Giao, cho thuê, thuhồi đất để nuôi trồng thuỷ sản
1. Việc giao, cho thuê, thu hồi đất để nuôi trồngthuỷ sản phải tuân theo quy định của pháp luậtvề đất đai và các quy định khác của phápluật có liên quan.
2. Tổ chức, cá nhânđược giao, cho thuê đất để nuôi trồngthuỷ sản phải thực hiện các quyền và nghĩavụ theo quy định của Luậtnày, pháp luật về đất đai và các quy địnhkhác của pháp luật có liên quan.
Điều28. Giao, cho thuê mặt nước biển đểnuôi trồng thuỷ sản
1. Việc giao, cho thuê mặt nước biểnđể nuôi trồng thuỷ sản phải thực hiệntheo quy hoạch phát triển nuôi trồngthuỷ sản.
2. Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thịxã, thành phố thuộc tỉnh giao mặt nước biểnkhông thu tiền sử dụng mặt nước biểncho cá nhân sinh sống tại địa phương trựctiếp nuôi trồng thuỷ sản mà nguồn sống chủyếu dựa vào thu nhập từ nuôi trồng thuỷ sảnđược Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấnsở tại xác nhận hoặc phải chuyển đổicơ cấu nghề nghiệp theo quy định tạikhoản 1 Điều 13 của Luật này.
3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cho thuê mặtnước biển để nuôi trồng thuỷ sảntrong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân thuê mặt nướcbiển để nuôi trồng thuỷ sản theo dự án được cơ quan nhànước có thẩm quyền xét duyệt;
b) Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuêmặt nước biển để nuôi trồng thuỷsản theo dự án đượccơ quan nhà nước có thẩm quyền của ViệtNam xét duyệt.
4. Đối với tổ chức, cá nhânđược Nhà nước giao mặt nước biểnđể nuôi trồng thủy sản trước khi Luậtnày có hiệu lực thì được chuyển sang thuê khihết thời hạn được giao, trừ đốitượng quy định tại khoản 2 Điềunày.
5. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao mặtnước biển cho cơ quan nghiên cứu khoa học vềthuỷ sản theo quy hoạch,chương trình được cơ quan nhà nước cóthẩm quyền phê duyệt.
6. Thời hạn giao, cho thuê mặt nướcbiển để nuôi trồng thuỷ sản không quá 20năm. Khi hết thời hạn giao, cho thuê mặt nướcbiển, người sử dụng có nhu cầu tiếp tụcsử dụng để nuôi trồng thuỷ sản mà Nhànước không có nhu cầu thu hồithì người sử dụng được quyền tiếptục sử dụng theo quyết định giao mặtnước biển hoặc hợp đồng thuê mặtnước biển mới.
7. Chính phủ quy định chi tiết việcgiao, cho thuê và hạn mức diện tích mặt nướcbiển được giao, cho thuê để nuôi trồngthuỷ sản.
Điều29. Thu hồi mặt nướcbiển đã giao, cho thuê để nuôi trồng thuỷ sản
1. Nhà nước thực hiện việc thu hồi toàn bộ hoặc một phầnmặt nước biển đã giao, cho thuê để nuôitrồng thuỷ sản trong các trường hợp sauđây:
a) Sử dụng không đúng mục đích;
b) Quá 24 tháng liền mà không sử dụngđể nuôi trồng thuỷ sản, trừ trườnghợp có lý do chính đáng được cơ quan nhànước có thẩm quyền chấp thuận;
c) Người sử dụng mặt nướcbiển để nuôi trồng thuỷ sản không thựchiện đầy đủ các nghĩa vụ quy địnhtại Điều 26 và Điều 31 của Luật này;
d) Người sử dụng mặt nướcbiển để nuôi trồng thuỷ sản tự nguyệntrả lại diện tích được giao, thuê;
đ) Nhà nước có nhu cầu thu hồi vì mục đích công cộng, quốcphòng và an ninh.
2. Cơ quan nào có thẩm quyền giao, chothuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷsản thì có quyền thu hồi mặtnước biển để nuôi trồng thuỷ sảnđã giao, cho thuê theo quy định của pháp luật.
Điều30. Quyền của tổchức, cá nhân được giao, cho thuê mặt nướcbiển để nuôi trồng thuỷ sản
Tổ chức, cá nhân được giao, chothuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷsản ngoài các quyền quy định tại Điều25 của Luật này còn có các quyền sau đây:
1. Cá nhân được giao mặt nướcbiển để nuôi trồng thuỷ sản đượcđể thừa kế; được thế chấptài sản thuộc sở hữu của mình gắn liềnvới quyền sử dụng mặt nước biểnđể vay vốn sản xuất, kinh doanh theoquy định của pháp luật;
2. Tổ chức, cá nhân được Nhànước cho thuê mặt nước biển đểnuôi trồng thuỷ sản mà trả tiền thuê mặtnước biển hàng năm có các quyền sau đây:
a) Thế chấp tài sản thuộc sởhữu của mình gắn liền với mặt nướcbiển được thuê tại tổ chức tín dụngViệt Nam để vay vốn sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Chuyển nhượng tàisản thuộc sở hữu của mình gắn liền vớimặt nước biển được thuê; ngườinhận tài sản đó nếu có yêu cầu đượcNhà nước tiếp tục cho thuê mặt nước biểnđể nuôi trồng thuỷ sản thì vẫn có các quyềnquy định tại khoản này.
3. Tổ chức, cá nhânđược Nhà nước cho thuê mặt nước biểnđể nuôi trồng thuỷ sản đã trả trướctiền thuê mặt nước biển ít nhất là 10năm có các quyền sau đây:
a) Thế chấp giá trịquyền sử dụng mặt nước biểnđược thuê và tài sản thuộc sở hữu củamình gắn liền với mặt nước biểnđược thuê trong thời hạn thuê tại tổ chứctín dụng Việt Nam để vay vốn sản xuất,kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Chuyển nhượng quyền sử dụngmặt nước biển cùng với tài sản thuộc sởhữu của mình gắn liền với mặt nướcbiển được thuê. Cá nhân được đểthừa kế quyền sử dụng mặt nướcbiển được thuê trong thời hạn thuê theo quy định của pháp luật. Ngườinhận chuyển nhượng, người đượcthừa kế quyền sử dụng mặt nướcbiển đã thuê để nuôi trồng thuỷ sản cócác quyền quy định tại khoản này;
c) Góp vốn bằng giá trị quyền sửdụng mặt nước biển được thuê cùngvới tài sản thuộc sở hữu của mình gắnliền với mặt nước biển đã thuê đểhợp tác sản xuất, kinh doanh với tổ chức,cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nướcngoài theo quy định của pháp luật;
d) Cho thuê lại quyền sử dụng mặtnước biển trong thời hạn thuê mặt nướcbiển. Việc cho thuê lại chỉ được thựchiện khi mặt nước biển đó đãđược đầu tư theo dựán và người thuê lại phải sử dụng mặtnước biển đó đúng mục đích.
Điều31. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhânsử dụng mặt nước biển để nuôi trồngthuỷ sản
Tổ chức, cá nhân sử dụng mặtnước biển để nuôi trồng thuỷ sảnngoài các nghĩa vụ quy định tại Điều 26của Luật này còn có các nghĩa vụ sau đây:
1. Sử dụng đúng ranh giới khu vựcnuôi trồng, tuân theo quy định củapháp luật về nuôi trồng thuỷ sản, pháp luậtvề bảo vệ môi trường và các quy địnhkhác của pháp luật có liên quan;
2. Không làm tổn hại đến lợiích hợp pháp của người sử dụng mặtnước biển xung quanh; thực hiện các quy địnhvề an toàn cho người và tài sản.
Điều32. Vùng nuôi trồng thuỷsản tập trung
1. Nhà nước hỗ trợđầu tư xây dựng kết cấu hạ tầngvùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung theoquy hoạch, kế hoạch phát triển ngành Thuỷ sản;đầu tư xây dựng trạm quan trắc môi trườngthuỷ sản, trạm kiểm soát dịch bệnh thủysản.
2. Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủysản ở vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung phảituân theo các quy định của vùng nuôitrồng thuỷ sản tập trung; tiêu chuẩn kỹ thuậtchuyên ngành của công trình nuôi trồng thuỷ sản, kỹthuật nuôi trồng thuỷ sản và môi trường nuôitrồng thuỷ sản.
3. Bộ Thuỷ sản quy định tiêuchuẩn chất lượng nước cho nuôi trồngthuỷ sản, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành củacông trình nuôi trồng thuỷ sản; ban hành quy chế tổchức, hoạt động của vùng nuôi trồng thuỷsản tập trung và thời gian cấm thu hoạch đểbảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệmtổ chức thực hiện việc quản lý vùng nuôi trồngthuỷ sản tập trung.
Điều33. Giống thủy sản
1. Giống thủy sản để nuôi trồng,tái tạo, phát triển nguồn lợi thuỷ sản phảibảo đảm chất lượng theohệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinhdoanh giống thủy sản phải có đủ điềukiện kinh doanh theo quy định củaChính phủ; phải bảo đảm sản xuất giốngtheo quy định của tiêu chuẩn ngành.
3. Giống thủy sản mới, giốngthuỷ sản lần đầu đưa vào nuôi trồngphải được Bộ Thuỷ sản công nhậnvà cho phép đưa vào sản xuất, kinh doanh.
4. Nhà nước có chính sách khuyến khíchnghiên cứu giống thuỷ sản quý hiếm, tạo giốngthuỷ sản mới; đầu tư xây dựng các trungtâm giống thuỷ sản quốc gia. Bộ Thuỷ sảnphối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổchức kiểm tra chất lượng giống thuỷ sảnở các cơ sở sản xuất giống.
Điều34. Nhập khẩu, xuấtkhẩu giống thủy sản
1. Giống thủy sản nhập khẩuphải qua kiểm dịch theo quy địnhcủa pháp luật về thú y và pháp luật về bảovệ và kiểm dịch thực vật.
2. Giống thuỷ sảnmới nhập khẩu lần đầu phảiđược Bộ Thuỷ sản cho phép bằng vănbản.
3. Giống thuỷ sản quá cảnh ViệtNam phải thực hiện theo quy địnhcủa pháp luật về thú y, pháp luật về bảo vệvà kiểm dịch thực vật và các quy định khác củapháp luật có liên quan.
4. Giống thuỷ sản xuấtkhẩu phải thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩuchuyên ngành thuỷ sản, trừ trường hợp traođổi giống, hợp tác nghiên cứu khoa học kỹthuật, quà tặng và trường hợp đặc biệtkhác do Bộ Thuỷ sản quy định.
Điều35. Thức ănnuôi trồng thuỷ sản; thuốc, hoá chất dùng trongnuôi trồng thủy sản
1. Thức ăn, nguyên liệu làm thức ăn nuôi trồng thuỷ sản; thuốc,hoá chất dùng trong nuôi trồng thủy sản phải bảođảm đạt tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn ViệtNam.
2. Tổ chức, cá nhân khi nhập khẩuthức ăn, nguyên liệu làm thức ăn nuôi trồngthủy sản; thuốc, hoá chất dùng trong nuôi trồngthuỷ sản thuộc danh mục hàng hoá nhập khẩuchuyên ngành thuỷ sản phải tuân theo quy định củapháp luật về thú y, chất lượng hàng hoá,thương mại và các quy định khác của pháp luậtcó liên quan. Trường hợp không thuộc danh mục hànghoá nhập khẩu chuyên ngành thuỷ sản, trướckhi nhập khẩu thương mại lần đầuphải qua khảo nghiệm, kiểm nghiệm theo quy định của Bộ Thuỷ sản.
3. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinhdoanh thức ăn nuôi trồng thuỷ sản; thuốc,hoá chất dùng trong nuôi trồng thủy sản phải cóđủ điều kiện kinh doanh theo quy định củaChính phủ; phải tuân theo các quy định của pháp luậtvề thú y, chất lượng hàng hoá, bảo vệ môitrường, nhãn hiệu hàng hoá và các quy định khác củapháp luật có liên quan.
4. Bộ Thuỷ sản có trách nhiệm:
a) Công bố danh mục và tiêu chuẩn thứcăn, nguyên liệu làm thức ăn nuôitrồng thủy sản; thuốc, hoá chất dùng trong nuôitrồng thuỷ sản thuộc danh mục hàng hoá xuấtkhẩu, nhập khẩu chuyên ngành thuỷ sản;
b) Quy định tiêu chuẩnvệ sinh thú y, bảo vệ môi trường đối vớicơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn nuôi trồngthuỷ sản, thuốc thú y dùng trong nuôi trồng thuỷsản;
c) Công bố danh mục thuốc,hoá chất được dùng trong nuôi trồng thuỷ sản;cấm sử dụng, hạn chếsử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản.
Điều36. Phòng trừ dịch bệnhthủy sản
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất giốngthuỷ sản, nuôi trồng thuỷ sản phải áp dụngcác biện pháp phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản.Khi dịch bệnh thuỷ sản phát sinh phảikịp thời có biện pháp xử lý và phải thông báo chochính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn.
Thuỷ sản nuôi trồng bị nhiễmbệnh phải được xử lý theoquy định của pháp luật về thú y, pháp luật vềbảo vệ và kiểm dịch thực vật.
2. Bộ Thuỷ sản, Uỷ ban nhân dân cáccấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện phòngtrừ dịch bệnh thuỷ sản. Việc quyếtđịnh công bố, bãi bỏ quyết định công bốdịch bệnh thuỷ sản; công bố danh mục các bệnhthuỷ sản, dịch bệnh thuỷ sản đượcthực hiện theo quy định củapháp luật về thú y.
CHƯƠNG V
TÀU CÁ VÀ CƠ SỞ DỊCH VỤ HOẠT ĐỘNG THUỶSẢN
Điều37. Phát triển tàu cá
1. Việc phát triển tàu cá phải phù hợpvới quy hoạch phát triển ngành Thuỷ sản.
2. Nhà nước có chính sách khuyến khíchphát triển tàu cá phù hợp với chiến lượckhai thác thuỷ sản xa bờ.
3. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu tàucá phải thực hiện theo quy địnhcủa Chính phủ.
Điều38. Đóng mới, cảihoán tàu cá
1. Tổ chức, cá nhân đóng mới, cảihoán tàu cá thuộc diện đăng kiểm phảiđược cơ quan nhà nước có thẩm quyềncho phép và phê duyệt hồ sơ thiết kế tàu; tàu cáđược đóng mới, cải hoán phải bảođảm các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật; tiêu chuẩn về bảovệ môi trường.
Bộ Thuỷ sản cho phép và phê duyệt hồsơ thiết kế đóng mới, cải hoán tàu cá có chiềudài đường nước thiết kế từ 20 méttrở lên; cơ quan quản lý nhà nước về thuỷsản cấp tỉnh cho phép và phê duyệt hồ sơ thiếtkế đóng mới, cải hoán tàu cá có chiều dàiđường nước thiết kế dưới 20mét.
2. Cơ sở sản xuất, kinh doanhđóng mới, cải hoán tàu cá phải có đủ điềukiện kinh doanh theo quy định củaChính phủ.
3. Bộ Thuỷ sản ban hành tiêu chuẩnchất lượng, an toàn kỹ thuật;tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường củatàu cá.
Điều39. Đăng kiểm tàucá
1. Tàu cá phải được đăng kiểm,trừ các tàu cá có chiều dài đường nướcthiết kế dưới 15 mét mà không lắp máy hoặccó lắp máy mà tổng công suất dưới 20 sức ngựa.
2. Bộ Thuỷ sản tổ chức thốngnhất thực hiện việc đăng kiểm tàu cátrong phạm vi cả nước; thựchiện việc đăng kiểm đối với tàu cácó chiều dài đường nước thiết kế từ20 mét trở lên. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chứcthực hiện việc đăng kiểm theosự hướng dẫn thống nhất của BộThuỷ sản đối với tàu cá có chiều dàiđường nước thiết kế dưới 20mét.
3. Cơ quan đăng kiểm tàu cá khi kiểmtra an toàn kỹ thuật tàu cá phải tuân theohệ thống tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn Việt Nam.
Điều40. Đăng ký tàu cá vàđăng ký thuyền viên tàu cá
1. Tàu cá phải được đăngký; tên tàu, số đăng ký tàu phải đượcghi trên thân tàu theo quy định của BộThuỷ sản.
2. Chủ tàu cá phải đăng ký thuyềnviên làm việc trên tàu, có sổ danh bạ thuyền viên và sổthuyền viên theo quy định của BộThuỷ sản.
3. Bộ Thuỷ sản thốngnhất quản lý việc đăng ký tàu cá và đăngký thuyền viên tàu cá, quy định chức danh thuyềnviên tàu cá trong phạm vi cả nước; thực hiệnviệc đăng ký tàu cá, thuyền viên tàu cá củađơn vị trực thuộc Bộ Thuỷ sản,đơn vị thuộc các bộ, ngành khác, đơn vịvũ trang nhân dân làm kinh tế; tàu cá của Việt Nam khaithác thuỷ sản ở ngoài vùng biển của ViệtNam.
4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chứcthực hiện việc đăng ký tàu cá, thuyền viêntàu cá của địa phương theohướng dẫn của Bộ Thuỷ sản, trừtàu cá, thuyền viên tàu cá quy định tại khoản 3Điều này.
Điều41. Cảng cá, bến cá,khu neo đậu trú bão của tàu cá
1. Việc phát triển cảng cá, bến cá,khu neo đậu trú bão của tàu cá phải phù hợp vớiquy hoạch phát triển ngành Thuỷ sản.
2. Nhà nước đầutư xây dựng cơ sở hạ tầng của cảngcá, khu neo đậu trú bão của tàu cá và hỗ trợđầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng củabến cá; khuyến khích tổ chức, cá nhân thuộc cácthành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựngcác công trình phục vụ sản xuất, kinh doanh của cảngcá, bến cá, khu neo đậu trú bão của tàu cá.
3. Bộ Thuỷ sản chủ trì phối hợpvới các bộ có liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnhban hành quy chế mẫu về quản lý cảng cá, bếncá, khu neo đậu trú bão của tàu cá; ban hành tiêu chuẩnkỹ thuật của cảng cá, khu neo đậu trú bão củatàu cá.
4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệmtổ chức và phân cấp quản lý cảng cá, bếncá, khu neo đậu trú bão của tàu cá thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
Điều42. Chợ thuỷ sảnđầu mối
1. Chợ thuỷ sản đầu mốilà nơi giao dịch bán buôn thuỷ sản, đượcđặt ở vùng sản xuất thuỷ sản tậptrung hoặc nơi tiêu thụ thuỷ sản với khốilượng lớn. Việc phát triển chợthuỷ sản đầu mối phải phù hợp vớiquy hoạch phát triển ngành Thuỷ sản.
2. Nhà nước có chính sách hỗ trợđầu tư xây dựng chợ thuỷ sản đầumối; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầutư xây dựng, kinh doanh khai thác và quản lý chợ thuỷsản đầu mối.
3. Bộ Thuỷ sản phối hợp vớicác bộ có liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh banhành quy chế mẫu về quản lý chợ thuỷ sảnđầu mối; hướng dẫn, kiểm tra việcthực hiện quy chế quản lý chợ thuỷ sảnđầu mối; xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuậtcủa chợ thuỷ sản đầu mối.
4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệmphê duyệt quy chế, tổ chức quản lý hoạtđộng của chợ thuỷ sản đầu mối;kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩmtại chợ thuỷ sản đầu mối.
CHƯƠNG VI
CHẾ BIẾN, MUA BÁN, XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THUỶSẢN
Điều43. Chế biến thuỷsản
1. Việc phát triển cơ sở chếbiến thuỷ sản phải phù hợp với quy hoạch,kế hoạch phát triển ngành Thuỷ sản và địaphương.
2. Cơ sở chế biến thuỷ sảnphải bảo đảm các điều kiện sauđây:
a) Địa điểm xây dựng phảitheo quy hoạch;
b) Nhà xưởng, kho chứa, trang thiếtbị, dụng cụ chế biến, dụng cụ vệsinh, hệ thống xử lý nước thải, chấtthải rắn và khí thải, trang thiết bị kiểmtra chất lượng sản phẩm phải bảođảm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩnvệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trườngtheo quy định của pháp luật;
c) Trường hợp chế biến thuỷsản theo phương thức công nghiệpphải có cán bộ, nhân viên kỹ thuật có chuyên môn vàtrình độ phù hợp;
d) Phải áp dụng hệ thống quảnlý chất lượng, thực hiện các quy định vềbảo đảm vệ sinh an toàn thựcphẩm;
đ) Phải bảo đảm chấtlượng đã công bố đối với sản phẩmxuất xưởng; phải tự kiểm tra và chịutrách nhiệm về chất lượng sản phẩmđã công bố; thực hiện quy chế ghi nhãn hàng hoá theo quy định của pháp luật;
e) Không được sử dụng các loạiphụ gia, hoá chất thuộc danh mục cấm sử dụngđể bảo quản và chế biến thuỷ sản.
3. Nguyên liệu thuỷ sản đưa vàochế biến phải có nguồn gốc xuất xứ rõràng, bảo đảm vệ sinh an toànthực phẩm.
4. Bộ Thuỷ sản phối hợp vớicác bộ có liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổchức kiểm tra, công nhận cơ sở chế biếnthuỷ sản đạt tiêu chuẩn; ban hành tiêu chuẩnkỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm,tiêu chuẩn vệ sinh môi trường trong chế biếnthuỷ sản.
Điều44. Bảo quản nguyên liệuthuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản
1. Trên tàu cá, phương tiện vận tảithuỷ sản; cảng cá, bến cá, chợ thuỷ sảnđầu mối; cơ sở thu gom thuỷ sản, khothuỷ sản, cơ sở chế biến thuỷ sảnphải áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợpđể bảo quản nguyên liệu thuỷ sản và sảnphẩm thuỷ sản bảo đảm tiêu chuẩn chấtlượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; không sử dụngphụ gia, hoá chất thuộc danh mục cấm sử dụngđể bảo quản nguyên liệu thuỷ sản, sảnphẩm thuỷ sản.
2. Bộ Thuỷ sản có trách nhiệm:
a) Ban hành tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuậtbảo quản nguyên liệu thuỷ sản, sản phẩmthuỷ sản;
b) Công bố danh mục phụ gia, hoá chấtđược sử dụng trong bảo quản nguyên liệuthuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản.
Điều45. Chất lượng, vệsinh an toàn thực phẩm thuỷ sản
1. Tổ chức, cá nhân khai thác, nuôi trồng,bảo quản, vận chuyển, chế biến, xuấtkhẩu, nhập khẩu thuỷ sản phải tuân theo quy định của pháp luật vềchất lượng hàng hoá, pháp luật về vệ sinh antoàn thực phẩm.
2. Bộ Thuỷ sản phối hợp vớicác bộ có liên quan tổ chức kiểm tra việc thựchiện các quy định về chất lượng, vệsinh an toàn thực phẩm thuỷ sản xuất khẩu,nhập khẩu và thực phẩm thuỷ sản tiêu dùngtrong nước.
3. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiệnquản lý nhà nước về kiểm tra chất lượng,vệ sinh an toàn thực phẩm thuỷ sản, xử lý kịpthời tổ chức, cá nhân sản xuất và đưara thị trường sản phẩm thuỷ sản khôngbảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thựcphẩm thuộc phạm vi quản lý của địaphương.
Điều46. Xuất khẩu, nhậpkhẩu hàng hoá thuỷ sản
1. Nhà nước khuyến khích, tạođiều kiện thuận lợi cho các tổ chức,cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đẩy mạnhxuất khẩu hàng hoá thuỷ sản, phát triển thịtrường xuất khẩu thuỷ sản.
2. Tổ chức, cá nhân hoạt độngxuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuỷ sản phảituân theo các quy định của Luậtnày và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Bộ Thuỷ sản phốihợp với các bộ có liên quan xây dựng và tổ chứcthực hiện chiến lược phát triển thịtrường xuất khẩu thuỷ sản; tổ chứccung cấp thông tin về thị trường, công nghệchế biến, pháp luật về xuất khẩu, nhậpkhẩu hàng hoá thuỷ sản cho các doanh nghiệp hoạtđộng kinh doanh thuỷ sản.
CHƯƠNG VII
HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ HOẠT ĐỘNG THUỶSẢN
Điều47. Nguyên tắc hợp tác quốctế về hoạt động thuỷ sản
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam thực hiện hợp tác quốc tế vềhoạt động thuỷ sản với các nước,vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế trên cơ sởbình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập,chủ quyền, pháp luật của mỗi bên và pháp luậtquốc tế.
Điều48. Phát triển hợp tácquốc tế về hoạt động thuỷ sản
1. Nhà nước có chính sáchkhuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức,cá nhân Việt Nam tham gia hợp tác kinh tế quốc tếtrong hoạt động thuỷ sản với tổ chức,cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật;thu hút người Việt Nam định cư ở nướcngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài, các tổ chứcquốc tế đầu tư, tham gia vào hoạt độngthuỷ sản ở Việt Nam theo quy định củaLuật này, Luật đầu tư nước ngoài tạiViệt Nam và các quy định khác của pháp luật cóliên quan.
2. Chính phủ thống nhất quản lý tàucá Việt Nam hoạt động ở ngoài vùng biển củaViệt Nam và tàu cá nước ngoài hoạt động trongvùng biển của Việt Nam.
Điều49. Khai thác thuỷ sản ở ngoài vùng biểncủa Việt Nam
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam khai thácthuỷ sản ở vùng biển quốc tế, vùng biểncủa quốc gia khác phải được phép củacơ quan nhà nước có thẩm quyền; phải tuântheo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập,tuân theo các quy định của Luật này, các quy địnhkhác của pháp luật có liên quan của Việt Nam và pháp luậtcủa quốc gia mà tàu cá đến khai thác.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyềncho phép tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản ởngoài vùng biển của Việt Nam có trách nhiệm phổbiến pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tếvà pháp luật của quốc gia mà tàu cá đến khai thác.
3. Chính phủ quy định cơ quan cấpphép, điều kiện, thủ tục cho tàu cá Việt Namđi khai thác thuỷ sản ở ngoài vùng biển củaViệt Nam.
Điều50. Tàu cá nước ngoài vào hoạtđộng trong vùng biển của Việt Nam
1. Tàu cá nước ngoài đượcxem xét cho vào hoạt động trong vùng biển của ViệtNam dựa trên khả năng sản lượng khai thác chophép hàng năm, theo các hiệp định song phươngmà Việt Nam đã ký kết và tuân theo các điều khoảncủa Công ước quốc tế về luật biển,điều ước quốc tế khác mà Việt Nam ký kếthoặc gia nhập.
2. Tàu cá nước ngoài vào hoạt độngtrong vùng biển của Việt Nam phải đượccơ quan nhà nước có thẩm quyền của ViệtNam cấp Giấy phép hoạt động thuỷ sảnvà phải tuân theo các quy định củaLuật này và các quy định khác của pháp luật cóliên quan.
3. Tàu cá nước ngoài được cấpGiấy phép hoạt động thuỷ sản trong vùng biểncủa Việt Nam mà vi phạm quy định của Luậtnày, quy định khác của pháp luật có liên quan và tàu cánước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam thì bịxử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.
4. Chính phủ quy định điều kiện,thủ tục, thẩm quyền cấp, thuhồi Giấy phép hoạt động thuỷ sản chotàu cá nước ngoài hoạt động trong vùng biển củaViệt Nam.
CHƯƠNG VIII
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THUỶ SẢN
Điều51. Nội dung quản lýnhà nước về thuỷ sản
1. Xây dựng và tổ chức thực hiệnchiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các chínhsách phát triển ngành Thuỷ sản.
2. Ban hành, tuyên truyền, phổ biến, giáodục và tổ chức thực hiện các văn bảnpháp luật về thuỷ sản.
3. Tổ chức điều tra, đánh giávà quản lý, bảo vệ sự phát triển bền vữngnguồn lợi thuỷ sản; nghiên cứu khoa học, ứngdụng công nghệ mới trong hoạt động thuỷsản; quy hoạch và quản lý các khu bảo tồn vùngnước nội địa, khu bảo tồn biển;thực hiện thống kê, thông tin về hoạt độngthuỷ sản.
4. Xác định và phân cấp quản lý vùngbiển ven bờ trong hoạt động thuỷ sản;quản lý và phân cấp quản lý vùng biển đểkhai thác; phân tuyến khai thác; công bố ngư trườngkhai thác; quản lý việc giao, cho thuê, thu hồi đấtđể nuôi trồng thủy sản, mặt nướcbiển để nuôi trồng thuỷ sản.
5. Quản lý việc cấp, thu hồi các loạigiấy phép, giấy chứng nhận trong lĩnh vựcthuỷ sản theo quy định của pháp luật;đào tạo, sát hạch, cấp bằng thuyền trưởng,máy trưởng tàu cá; cấp, thu hồi Giấy phép hoạtđộng thuỷ sản cho tàu cá nước ngoài.
6. Quản lý việc thẩm định vàcông nhận giống thuỷ sản mới, thuốc thú ythuỷ sản, thức ăn nuôi trồng thuỷ sản;kiểm tra và tổ chức phòng, trừ dịch bệnhthuỷ sản; quản lý việc bảo vệ môi trườngtrong hoạt động thuỷ sản.
7. Quản lý và phân cấp quản lý tàu cá, cảngcá, chợ thuỷ sản đầu mối.
8. Thực hiện hợp tác quốc tếvề hoạt động thuỷ sản.
9. Quản lý tổ chức bộmáy, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Thuỷ sản;hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành chocác hội nghề nghiệp thuỷ sản.
10. Kiểm tra, thanh tra việcthực hiện pháp luật về thuỷ sản, xửlý các hành vi vi phạm pháp luật vềthuỷ sản; giải quyết tranh chấp, khiếu nại,tố cáo trong hoạt động thuỷ sản theo quyđịnh của pháp luật.
Điều52. Trách nhiệm quản lýnhà nước về thuỷ sản
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhànước về thuỷ sản trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Thuỷ sản chịu trách nhiệmtrước Chính phủ thực hiện chức năng quảnlý nhà nước về thuỷ sản trong phạm vi cả nước.
3. Bộ Nông nghiệp và phát triển nôngthôn, Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Y tế, BộCông an, Bộ Quốc phòng và các bộ, cơ quan ngang bộkhác trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn củamình phối hợp với Bộ Thuỷ sản thực hiệnquản lý nhà nước về thuỷ sản theo quy địnhcủa Luật này và các quy định khác của pháp luậtcó liên quan.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệmquản lý nhà nước về thuỷ sản tạiđịa phương theo quy địnhcủa Luật này và các quy định khác của pháp luậtcó liên quan.
Điều53. Thanh tra thuỷ sản
1. Thanh tra thuỷ sản làthanh tra chuyên ngành về hoạt động thuỷ sản.
2. Thanh tra thuỷ sản đượctrang bị đồng phục, phù hiệu và nhữngphương tiện cần thiết để hoạtđộng.
3. Chính phủ quy địnhcụ thể tổ chức và hoạt động củathanh tra thuỷ sản.
Điều54. Nhiệm vụ củathanh tra thuỷ sản
1. Thanh tra việc thi hành pháp luật vềthuỷ sản; phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thuỷ sản.
2. Phối hợp với thanh tra chuyên ngành,các lực lượng kiểm tra, kiểm soát của các bộ,ngành và địa phương trong việc phát hiện,ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luậtvề thuỷ sản.
3. Chịu trách nhiệmtrước pháp luật về hậu quả của quyếtđịnh thanh tra.
Điều55. Thẩm quyền củathanh tra thuỷ sản
Cơ quan thanh tra, thanh tra viên thuỷ sảnkhi tiến hành thanh tra có các quyền sau đây:
1. Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quancung cấp tài liệu và trả lời những vấnđề cần thiết cho việc thanh tra;
2. Thu thập, xác minh chứng cứ, tài liệuliên quan đến nội dung thanh tra và tiến hành nhữngbiện pháp kiểm tra kỹ thuật tại hiệntrường;
3. Quyết định tạm đình chỉhoặc đình chỉ những hành vi códấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc những hoạtđộng có nguy cơ gây tác hại nghiêm trọng trong hoạtđộng thuỷ sản;
4. Xử lý theo thẩm quyềnhoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước cóthẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật vềthuỷ sản.
Điều56. Trách nhiệm của tổchức, cá nhân đối với hoạt động củathanh tra thuỷ sản
1. Tổ chức, cá nhân là đối tượngthanh tra có nghĩa vụ thực hiện yêu cầu và chấphành quyết định của cơ quan thanh tra, thanh traviên thuỷ sản; được quyền khiếu nạiquyết định của cơ quan thanh tra, thanh tra viênthuỷ sản theo quy định củapháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân khác có trách nhiệm tạođiều kiện để thanh tra thuỷ sản thihành nhiệm vụ.
CHƯƠNG IX
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều57. Khen thưởng
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việcthực hiện Luật này được khen thưởngtheo quy định của pháp luật.
Điều58. Xử lý viphạm
1. Người nào có hành vivi phạm quy định của Luật này thì tuỳ theotính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạthành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;nếu gây thiệt hại thì phải bồi thườngtheo quy định của pháp luật.
2. Người nào lợi dụng chức vụ,quyền hạn vi phạm hoặc bao che cho người cóhành vi vi phạm quy định của Luật này thì tuỳtheo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xửlý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệmhình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồithường theo quy định của pháp luật.
Điều59. Khiếu nại, tốcáo
1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếunại; cá nhân có quyền tố cáo hành vivi phạm pháp luật về thuỷ sản với cơquan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy địnhcủa pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân có thẩmquyền khi nhận được khiếu nại, tốcáo có trách nhiệm giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật vềkhiếu nại, tố cáo.
CHƯƠNG X
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều60. Quy định chuyểntiếp
Các loại giấy phép, giấy chứng nhậnđủ điều kiện kinh doanh các ngành, nghề thuỷsản; giấy chứng nhận quyền sử dụngđất để nuôi trồng thuỷ sản, giao, chothuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷsản đã cấp trước ngày Luật này có hiệulực mà các loại giấy tờ đó vẫn còn thờihạn và không thuộc các trường hợp cấm theoquy định của Luật này thì vẫn có giá trị thihành.
Điều61. Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lựcthi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2004.
Bãi bỏ Pháp lệnh bảo vệvà phát triển nguồn lợi thuỷ sản năm 1989 củaHội đồng Nhà nước.
Điều62. Hướng dẫn thihành
Chính phủ quy định chitiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
Luật này đãđược Quốc hội nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003.