Thông tư THÔNG TƯ
Của Liên bộ giáo dục - Tài chính - Lao động
số 28/TT-LB ngày 31-12-1973 Về việc hướng dẫn thi hành
quyết định 251-TTg, ngày 07-09-1972 và thông tư 132-TTg, ngày 31-05-1973 của Thủ tướng Chính phủ về việc cải tiến và tăng cường công tác dạy và học ngoại ngữ ở các trường phổ thông
Tiếp theo Quyết định sô 251/TTg ngày 07-09-1972 về việc cải tiến và tăng cường công tác dạy và học ngoại ngữ ở các trường phổ thông, ngày 31-05-1973, Thủ tướng Chính phủ lại ban hành Thông tư sồ 132/TTg, quy định chế độ động viên và tổ chức những cán bộ đang công tác ở các ngành, có trình độ ngoại ngữ, tham gia giảng dạy ngoại ngữ ở các trường phổ thông.
Liên Bộ Giáo dục - Tài chính - Lao động ra thông tư hướng dẫn thi hành như sau:
I- VẤN ĐỀ THU NHẬN VÀ BỐ TRÍ, SỬ DỤNG CÁN BỘ CÁC NGÀNH, THAM GIA GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG
1. Tất cả cán bộ đang công tác ở các ngành, các cấp, có trình độ ngoại ngữ (theo quy định của Bộ Giáo dục) về một trong các thứ tiếng: Nga, Anh, Trung, Pháp, có tư cách đạo đức tốt có thể đăng ký tham gia giảng dạy ngoại ngữ ở trường phổ thông, tại các Sở, Ty giáo dục nơi mình công tác.
Đối với những cán bộ dã về hưu hoặc được nghỉ việc, nếu sức khoẻ còn đủ đảm bảo, đều có thể đăng ký tham gia giảng dạy.
Thời gian tham gia giảng dạy là từ 1 năm trở lên.
Các cơ quan quản lý cán bộ cần thu xếp công tác, tạo điều kiện để tất cả cán bộ có trình độ ngoại ngữ được tham gia giảng dạy và đảm bảo việc giảng dạy được liên tục trong suốt thời gian đã đăng ký...
2. Thời gian cán bộ đến trường học tham gia giảng dạy được lấy vào thời gian làm việc, mỗi tuần hai buổi, tương đương với 8 giờ. Số thời gian này sẽ do ngành giáo dục quản lý và sử dụng.
Ngành giáo dục sẽ căn cứ vào trình độ ngoại ngữ, hoàn cảnh công tác của cán bộ và kế hoạch học tập môn ngoại ngữ của các trường phổ thông mà bố trí, sử dụng cán bộ hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ có thể hoàn thành tốt công tác ở cơ quan và công tác giảng dạỵ ở trường học.
Các đơn vị công tác có cán bộ tham gia giảng dạy ngoại ngữ cần bố trí sinh hoạt, hội họp hợp lý để cán bộ có thời gian ngoài giờ làm việc, tiến hành các công việc soạn bài, chấm bài, nghiên cứu tài liệu hướng dẫn giảng dạy... phục vụ cho số giờ lên lớp.
3. Để ổn định kế hoạch công tác của cán bộ và không xáo trộn kế hoạch học tập của nhà trường, các trường phổ thông ( có cán bộ tham gia giảng dạy) cần sắp xếp thời khoá biểu cho cán bộ thống nhất lên lớp giảng dạy ngoại ngữ vào các buổi của ngày thứ 3 và thứ 6, hàng tuần.
4. Cuối năm học, ngành giáo dục có trách nhiệm thông báo kết quả giảng dạy và thời gian tham gia giảng dạy của mỗi cán bộ trong năm học đó cho cơ quan quản lý cán bộ biết.
II- VẤN ĐỀ THỰC HIỆN CÁC CHẾ DỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ THAM GIA GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ
1. Cán bộ các ngành tham gia giảng dạy ngoại ngữ ở các trường phổ thông vẫn được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp (nếu có) trong những ngày liên lớp giảng dạy và những ngày đi bồi dưỡng nghiệp vụ, chyên môn do ngành giáo dục tổ chức:
- Đối với cán bộ công tác ở khu vực hành chính, sự nghiệp thì tiến lương và phụ cấp những ngày cán bộ đi tham gia giảng dạy và đi dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn vẫn do cơ quan chủ quản thanh toán như thường lệ.
- Đối với cán bộ công tác ở các đơn vị hạch toán kinh tế, khi được huy động đi dạy ngoại ngữ thì tiền lương và phụ cấp lương những ngày cán bộ đi tham gia giảng dạy và bồi dưỡng nghiệp vụ sẽ do ngành giáo dục thanh toán, theo giấy chứng nhận mức lương tháng (hoặc lương ngày) và phụ cấp lương của đơn vị chủ quản. Đơn vị chủ quản vẫn trả cho cán bộ những khoản phụ cấp khác và không trả phần lương và phụ cấp lương những ngày đi dạy học và đi bồi dưỡng nghiệp vụ.
2. Cán bộ các ngành tham gia giảng dạy ngoại ngữ ở trường phổ thông được hưởng thù lao theo giá biểu quy định tại Thông tư 132/TTg: 1đ00/giờ đối với cấp II, và 1đ20/giờ đối với cấp III.
Riêng giáo viên ngoại ngữ đang giảng dạy ở cá trường phổ thông có nhiệm vụ dạy đủ số giờ tiêu chuẩn trong tuần và khi cần thiết, sẵn sàng dạy thêm một số giờ (cùng thứ ngoại ngữ đó) nữa theo quy định hiện hành và hưởng theo giá biểu dạy thêm giờ ở trường phổ thông. Nếu dạy thêm một môn ngoại ngữ khác (ngoài môn ngoại ngữ chính phải dạy) thì số giờ dạy thêm này được hưởng chế độ thù lao như cán bộ các ngành.
3. Cán bộ đi dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn về dạy ngoại ngữ, do ngành giáo dục triệu tập được tính tiền công tác phí theo chế độ hiện hành.
4. Các khoản tiền trên, các đơn vị giáo dục chịu trách nhiệm thanh toán cho cán bộ vào đầu tháng sau.
5. Cán bộ tham gia giảng dạy, hàng tháng được cấp 1/2 định suất văn phòng phẩm (giấy, bút, mực) so với giáo viên ngoại ngữ, để làm việc, và được nhà trường cho mượn sách giáo khoa và các tài liệu cần thiết khác phục vụ cho việc dạy và học ngoại ngữ.
6. Số ngày mà cán bộ thoát ly cơ quan để tham gia công tác giáo dục và giảng dạy trong một năm, được coi là số ngày công tác liên tục tại cơ quan đó.
Về thành tích tham gia công tác giáo dục và giảng dạy ở trường học sẽ do ngành giáo dục xét và khen thưởng trong dịp tổng kết năm học.
Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến dạy và học ngoại ngữ ở các trường phổ thông. Vì vậy, mong các ngành, các cấp và mọi cán bộ biết ngoại ngữ hãy nhiệt tình thực hiện tốt chủ trương này và coi đó là một nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký.