1. Phù hợp với Nghị định số 48/CP của Chính phủ, hộ chiếu Việt Nam chỉ cấp cho công dân Việt Nam, bao gồm công dân Việt Nam được phép xuất cảnh ra nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Khi ở nước ngoài người mang hộ chiếu Việt Nam có thể dùng hộ chiếu để chứng minh quốc tịch Việt Nam và yêu cầu Nhà nước Việt Nam, thông qua các Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự ở nước sở tại, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Về nguyên tắc mỗi người chỉ được sử dụng một hộ chiếu. Trường hợp cá biệt vì yêu cầu công tác và nếu cơ quan chủ quản cấp bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị thì có thể xét cấp hộ chiếu mới cùng loại hoặc khác loại thay cho hộ chiếu chưa hết thời hạn sử dụng. Hộ chiếu mới chỉ được cấp sau khi hộ chiếu cũ đã được nộp lại.
3. Những cơ quan dưới đây được Bộ Ngoại giao uỷ quyền cấp hộ chiếu, thị thực:
a. Vụ lãnh sự Bộ Ngoại giao, Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh cấp các loại hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ.
Vụ trưởng, Phó vụ trưởng Vụ lãnh sự ký cấp các loại hộ chiếu và thị thực thuộc diện Bộ Ngoại giao cấp và có thể uỷ quyền cho Trưởng phòng, Phó trưởng phòng xuất nhập cảnh, Trưởng phòng lãnh sự Vụ lãnh sự tại Đà Nẵng thừa lệnh Vụ trưởng Vụ lãnh sự ký cấp hộ chiếu công vụ và các loại thị thực, trừ thị thực vào hộ chiếu ngoại giao.
Giám đốc, Phó giám đốc Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh ký cấp các loại hộ chiếu và thị thực thuộc diện Bộ Ngoại giao cấp, và có thể uỷ quyền cho Trưởng phòng, Phó trưởng phòng lãnh sự của Sở Ngoại vụ thừa lệnh Giám đốc Sở ký cấp hộ chiếu công vụ vá các loại thị thực, trừ thị thực vào hộ chiếu ngoại giao.
b. Các Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán, lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài (dưới đây gọi chung là Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài) cấp hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ phù hợp với những quy định về việc cấp hộ chiếu trong những trường hợp dưới đây:
Khi hộ chiếu bị mất, hư hỏng, hết trang hay hết thời hạn sử dụng;
Khi có sự thay đổi nhiệm vụ công tác của người mang hộ chiếu hoặc tính chất chuyển đi công tác ở nước ngoài. Trường hợp này Cơ quan đại diện phải căn cứ vào ý kiến của Bộ Ngoại giao.
Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài còn có chức năng cấp hộ chiếu phổ thông cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài và cho những trường hợp khác theo sự uỷ quyền của Bộ Nội vụ.
Người đứng đầu Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài ký cấp các loại hộ chiếu và thị thực, và có thể uỷ quyền cho viên chức ngoại giao phụ trách công tác lãnh sự hoặc viên chức lãnh sự ký cấp hộ chiếu công vụ, hộ chiếu phổ thông và thị thực vào hộ chiếu đó. Những cơ quan đại diện có phòng lãnh sự thì người đứng đầu cơ quan đại diện có thể uỷ quyền cho Trưởng phòng lãnh sự ký cấp các loại hộ chiếu và thị thực.
4. Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh hoặc quá cảnh Việt Nam phải xuất trình hộ chiếu còn thời hạn giá trị, có thị thực hợp lệ hoặc giấy thông hành thay hộ chiếu. Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài không cấp thị thực Việt Nam vào hộ chiếu nước ngoài của họ mà cấp hộ chiếu Việt Nam nếu đương sự yêu cầu, hoặc cấp thị thực rồi đính kèm hộ chiếu nước ngoài hoặc đính kèm giấy thông hành thay hộ chiếu, nếu vào thời điểm xin thị thực họ không có hộ chiếu Việt Nam.
1. Hồ sơ xin cấp hộ chiếu và thị thực bao gồm:
a. Đơn xin cấp hộ chiếu, thị thực theo mẫu do Bộ Ngoại giao quy định; đơn phải có ảnh của người xin cấp hộ chiếu có đóng dấu giáp lai và xác nhận của cơ quan trực tiếp quản lý; kèm theo đơn nộp 3 ảnh (trắng đen hoặc mầu) cỡ 4x6cm, mắt nhìn thẳng, đầu để trần, chụp không quá 1 năm trở lại.
Nếu có trẻ em dưới 16 tuổi đi kèm thì trong đơn của cha (mẹ) hoặc người đỡ đầu phải ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh của trẻ em đó, dán ảnh có đóng dấu giáp lai của cơ quan cha (mẹ) hoặc người đỡ đầu và gửi thêm 2 ảnh nữa.
b. Quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép xuất cảnh, nhập cảnh, hoặc quá cảnh Việt Nam.
2. Hộ chiếu được cấp lần đầu với thời hạn giá trị là 5 năm (đối với hộ chiếu cấp cho người từ đủ 16 tuổi trở lên) và 3 năm (đối với hộ chiếu cấp cho người dưới 16 tuổi).
Ba mươi ngày trước khi hộ chiếu hết hạn, công dân Việt Nam đang ở nước ngoài phải gia hạn hộ chiếu tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại hoặc ở nước kiêm nhiệm.
Cơ quan đại diện quyết định thời gian gia hạn hộ chiếu, nhưng không được quá 3 năm, tính từ ngày hộ chiếu hết thời hạn và chỉ được gia hạn 1 lần.
nước ngoài, việc cấp lại hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ được quy định như sau:a. Người xin cấp lại hộ chiếu cần nộp đơn, trong đó có xác nhận của cơ quan địa phương nơi công tác, lao động, học tập hoặc của bộ phận chuyên trách của Cơ quan đại diện Việt Nam trực tiếp quản lý.
b. Trường hợp mất hộ chiếu, người xin cấp lại cần có đơn và giấy xác nhận của cơ quan công an nước sở tại theo quy định của khoản 1 điều 13 Nghị định 48/CP
c. Cơ quan đại diện có trách nhiệm:
Kiểm tra các giấy tờ;
Thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự các nước và các cơ quan chức năng của nước sở tại về việc huỷ hộ chiếu đã khai mất;
Cấp hộ chiếu mới và thông báo về Bộ Ngoại giao họ tên, số, loại hộ chiếu đã khai mất và hộ chiếu mới cấp. Trường hợp người mất hộ chiếu chỉ có nhu cầu cấp giấy tờ để về nước thì có thể cấp giấy thông hành thay hộ chiếu.
d. Trường hợp hộ chiếu hết trang hay hết thời hạn giá trị (hộ chiếu đã được gia hạn 1 lần) Cơ quan đại diện cấp hộ chiếu mới đồng thời thông báo cho các cơ quan chức năng trong nước biết.
e. Trường hợp viên chức hoặc nhân viên cơ quan đại diện Việt Nam được phong hàm ngoại giao mới thì Cơ quan đại diện cấp ngoại giao mới.
4. Việc cấp lại ở trong nước hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ được quy định như sau:
a. Người đang ở nước ngoài về nước, có thời hạn nếu mất hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ thì giải quyết theo điểm 3 nói trên. Kèm theo hồ sơ cần có công văn của cơ quan chủ quản gửi Bộ Ngoại giao đề nghị cấp hộ chiếu khác cho đương sự.
b. Nếu mất hộ chiếu ở trong nước nhưng chưa có nhu cầu xuất cảnh thì vẫn phải khai báo như quy định tại điều 13 (khoản 1) Nghị định số 48/CP.
Khi có nhu cầu xuất cảnh người mất hộ chiếu phải làm thủ tục xin cấp hộ chiếu và thị thực mới.
5. Trường hợp xin đổi hộ chiếu bị hư hỏng, các cơ quan được Bộ Ngoại giao uỷ quyền cấp hộ chiếu có trách nhiệm kiểm tra hộ chiếu đó trước khi cấp hộ chiếu mới. Nếu phát hiện có hành vi nói tại điều 14 Nghị định 48-CP thì các cơ quan đó có quyền xem xét, quyết định việc huỷ bỏ thu hồi, giữ lại hộ chiếu hoặc chuyển cho cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý. Trong những trường hợp chuyển hộ chiếu cho cơ quan có thẩm quyền thì việc cấp hộ chiếu mới được xem xét quyết định sau khi có kết luận của cơ quan đó.
6. Việc cấp thị thực được quy định như sau:
a. Khi cấp hộ chiếu, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp thị thực thích hợp:
Những người xuất cảnh có thời hạn sẽ được cấp thị thực xuất cảnh;
Những người đang ở nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền cho phép về nước ngắn hạn (như nghỉ phép, giải quyết công việc đột xuất, v.v...) được cấp thị thực nhập-xuất cảnh có giá trị một lần. Trường hợp về nước không có thị thực nhập-xuất cảnh thì khi xuất cảnh phải làm đơn có xác nhận của cơ quan chủ quản cấp bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Cơ quan uỷ quyền cấp hộ chiếu và thị thực sẽ xem xét cấp thị thực xuất cảnh cho đương sự;
Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép về nước ngắn hạn được cấp thị thực nhập-xuất cảnh, nếu được phép hồi hương thì được cấp thị thực nhập cảnh;
Những người xuất cảnh có thời hạn nhưng có nhu cầu đi lại nhiều lần và nếu cơ quan chủ quản có công văn đề nghị sẽ được cấp thị thực xuất-nhập cảnh hoặc nhập-xuất cảnh có giá trị nhiều lần với thời hạn phù hợp với thời hạn công tác.
b. Trường hợp đã có hộ chiếu thì cần nộp hộ chiếu kèm theo quyết định của cơ quan chủ quản và sẽ được cấp thị thực phù hợp với qui định tại điểm 6 (1) nêu trên. Nếu hộ chiếu đã hết thời hạn giá trị thì sẽ được gia hạn theo quy định của mục II (2) nói trên, trước khi được cấp thị thực mới.
7. Việc gia hạn thị thực được quy định như sau:
a. Thị thực xuất cảnh, thị thực nhập cảnh được gia hạn một hoặc nhiều lần nhưng tổng thời gian được gia hạn tối đa không quá 3 tháng.
b. Thị thực nhập-xuất cảnh, xuất-nhập cảnh có giá trị một lần được gia hạn một hoặc nhiều lần nhưng tổng thời gian được gia hạn không quá 6 tháng.
c. Trường hợp thị thực đã quá thời hạn 6 tháng (đối với thị thực nhập cảnh, xuất cảnh) hoặc 12 tháng (đối với thị thực nhập-xuất cảnh, xuất-nhập cảnh có giá trị 1 lần) kể từ ngày cấp thì không được gia hạn mà cấp thị thực mới.
Nếu thị thực xuất-nhập cảnh, thị thực nhập-xuất cảnh có giá trị nhiều lần với thời hạn phù hợp, với nhiệm kỳ công tác hoặc thời gian học tập, lao động v.v... hết hạn thì không gia hạn mà cấp thị thực mới.
d. Khi đến làm thủ tục gia hạn thị thực, cần nộp hộ chiếu và công văn đề nghị của cơ quan chủ quản.
8. Việc bổ sung, sửa đổi thị thực được quy định như sau:
a. Việc bổ sung, sửa đổi thị thực được thực hiện theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan chủ quản.
b. Vụ Lãnh sự Bộ Ngoại giao, Sở Ngoại Vụ Thành Phố Hồ Chí Minh được uỷ quyền bổ sung, sửa đổi các loại thị thực cấp vào hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ. Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được quyển bổ sung, sửa đổi những thị thực do cơ quan đó cấp và những thị thực khác, trừ việc đổi số lần được phép xuất cảnh, nhập cảnh ghi trong thị thực do các cơ quan có thẩm quyền trong nước cấp.
9. Trong những trường hợp dưới đây, cơ quan được uỷ quyền cấp hộ chiếu, thị thực có quyền huỷ bỏ thị thực đã cấp:
a. Khi không còn lý do để xuất cảnh, nhập cảnh hoặc quá cảnh.
b. Khi có những hành vi nói tại điều 14 Nghị định số 48/CP, nhưng chưa đến mức bị xử phạt vi phạm hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c. Khi có những lỗi kỹ thuật có thể ảnh hưởng đến giá trị của thị thực, đồng thời cấp thị thực mới.