Tương trợ tư pháp
Phiên họp Hội đồng các vấn đề chung và chính của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế năm 2021

(10/03/2021)

Phiên họp Hội đồng các vấn đề chung và chính sách - CGAP của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế HCCH đã được tổ chức trực tuyến từ ngày 1-5/3/2021 với sự tham gia của 350 đại biểu đến từ 68 quốc gia thành viên, 5 quốc gia chưa phải thành viên, các quan sát viên từ 8 tổ chức liên chính phủ và 10 tổ chức phi chính phủ.

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP NĂM 2019

(24/08/2020)

Thực hiện Điều 61 Luật tương trợ tư pháp năm 2007, trên cơ sở thông tin của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ liên quan, ngày 12/10/2019, Chính phủ đã có Báo cáo số 479/BC-CP gửi Quốc hội về hoạt động tương trợ tư pháp năm 2019. Báo cáo đã nêu bật tình hình, kết quả hoạt động tương trợ tư pháp năm 2019 (từ ngày 01/10/2018 đến ngày 30/9/2019), đề ra nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu năm 2020.

Giới thiệu Kế hoạch thực hiện Công ước La Hay năm 1970 về thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại của Việt Nam

(06/08/2020)

Công ước La Hay năm 1970 về thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại (Công ước) là Công ước đa phương của Hội nghị La Hay được ký ngày 18/3/1970 và có hiệu lực ngày 07/10/1972. Công ước ra đời với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập chứng cứ và hài hòa hóa phương thức thu thập chứng cứ giữa các quốc gia. Công ước chỉ được áp dụng cho việc thu thập chứng cứ trong các thủ tục tố tụng trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại và thực hiện các “hoạt động tư pháp khác” giữa các Quốc gia thành viên. Tính đến thời điểm hiện tại Công ước có 63 thành viên.

Gia nhập Công ước La Hay 1970 về thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực DS hoặc thương mại

(07/03/2020)

Ngày 4/3/2020, tại Phiên họp Hội đồng các vấn đề chung và chính sách của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế diễn ra tại La Hay (Hà Lan), đại diện Việt Nam, bà Phạm Hồ Hương, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế đã nộp Văn kiện gia nhập Công ước La Hay 1970 về thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại (Convention on the taking of evidence abroad in civil or commercial matters) (Công ước Thu thập chứng cứ). Sau Công ước La Hay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế và Công ước La Hay 1965 về tống đạt ở nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại, đây là Công ước thứ ba trong khuôn khổ Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế mà Việt Nam gia nhập. Công ước Thu thập chứng cứ sẽ có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 3/5/2020.

Thẩm định đề nghị xây dựng Luật tương trợ tư pháp về dân sự

(14/02/2020)

Sáng ngày 13/2/2020, Bộ Tư pháp đã tổ chức họp Hội đồng tư vấn thẩm định đối với đề nghị xây dựng dự án Luật tương trợ tư pháp về dân sự dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh và sự tham gia của đại diện Vụ Pháp luật quốc tế- đơn vị được Bộ Tư pháp giao chủ trì đề xuất, các đơn vị thuộc Bộ và một số Bộ, ngành: Văn phòng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Công an,…

Tọa đàm góp ý báo cáo nghiên cứu về Công ước La hay năm 1980 về khía cạnh dân sự của hành vi bắt cóc trẻ em quốc tế

(07/06/2019)

Ngày 06 tháng 6 năm 2019, được sự hỗ trợ của Dự án UNICEF Việt Nam, Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Tư pháp đã tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến góp ý dự thảo Báo cáo đánh giá hiện trạng thể chế về chức năng, nhiệm vu, cơ chế phối hợp của Bộ, ngành liên quan trong việc giải quyết yêu cầu quốc tế về trả lại hoặc thăm nom trẻ em nhằm đề xuất cho việc gia nhập và thực thi Công ước La hay năm 1980 về các khía cạnh dân sự của hành vi bắt cóc trẻ em quốc tế Việt Nam (dự thảo Báo cáo). Tọa đàm nhằm tham vấn ý kiến từ các cơ quan liên quan, chuyên gia nhằm hoàn thiện Báo cáo. Báo cáo sẽ là nguồn tài liệu tham khảo để cơ quan được giao chủ trì xây dựng hồ sơ đề xuất gia nhập Công ước La hay 1980 trong trường hợp Việt Nam quyết định gia nhập Công ước này.

Hội thảo Công ước La Hay năm 1980 về khía cạnh dân sự của hành vi bắt cóc trẻ em

(08/03/2019)

Công ước La Hay năm 1980 về khía cạnh dân sự của hành vi bắt cóc trẻ em quốc tế (Công ước) được thông qua tại Phiên họp thứ 14, Hội nghị La hay về tư pháp quốc tế vào ngày 24 tháng 10 năm 1980 với sự nhất trí của các quốc gia thành viên tham dự Hội nghị. Công ước quy định các biện pháp hợp tác một cách có hệ thống giữa các quốc gia thành viên Công ước và thủ tục trao trả trẻ về nơi thường trú quen thuộc một cách nhanh nhất, góp phần đấu tranh chống lại hành vi của cha/mẹ, người thân giữ hoặc đưa trẻ ra nước ngoài trái phép thông thường được gọi là “bắt cóc” chính con của mình, đảm bảo trẻ được phát triển ổn định trong một môi trường tốt, tránh các xáo trộn về nơi ở ảnh hưởng đến tâm, sinh lý của trẻ mà hậu quả có thể xảy ra là sự phát triển không bình thường của trẻ sau này.

Brazil gia nhập Công ước La Hay về tống đạt giấy tờ

(03/12/2018)

Brazil đã nộp văn kiện gia nhập Công ước La Hay về tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại năm 1965 (Công ước tống đạt)