Bu-run-đi trở thành thành viên mới nhất của Công ước La Hay về miễn hợp pháp hóa giấy tờ

Bu-run-đi trở thành thành viên mới nhất của Công ước La Hay về miễn hợp pháp hóa giấy tờ

Ngày 10/6/2014, nước Cộng hòa Bu-run-đi đã chính thức trở thành thành viên mới nhất của Công ước La Hay ngày  05/10/1961 về miễn hợp pháp hóa giấy tờ công nước ngoài- Convention of 5 October 1961 Abolishing the Requirement of Legalisation for Foreign Public Documents  (Công ước Apostille), theo đó, Công ước Apostille sẽ có hiệu lực với Bu-run-đi kể từ ngày 13/02/2015. Với việc gia nhập của Bu-run-di, Công ước Apostille sẽ có 107 thành viên trong đó có 62 nước là thành viên của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế (Hội nghị HccH) và 45 nước chưa là thành viên của Hội nghị HccH (Bu-run-di chưa là thành viên của Hội nghị HccH).

Vài nét về Cộng hòa Bu-run-đi

Vị trí địa lý: Bu-run-đi nằm ở phía Đông châu Phi

Diện tích: 27,834 km2

Dân số (theo tổng điều tra dân số năm 2012): khoảng 8,740,000 người

Thủ đô: Bujumbura

Ngôn ngữ chính thức: tiếng Kirundi và tiếng Pháp

Thể chế chính trị: Cộng hòa Tổng thống

Tổng thống đương nhiệm: Pierre Nkurunziza

Bộ Tư pháp Cộng hòa Bu-run-đi

Bộ trưởng Bộ Tư pháp: Ông Pascal BARANDAGIYE

Theo Nghị định số 100/122 ngày 28/11/2005, Bộ Tư pháp Cộng hòa Bu-run-đi có một số chức năng nhiệm vụ sau:

1. Soạn thảo và thi hành các chính sách của Chính phủ trong lĩnh vực tư pháp và pháp luật

2. Phổ biến và tuyên truyền pháp luật

3. Cơ quan quản lý nhà nước về giải quyết tranh chấp

4. Thúc đẩy và quản lý hợp tác tư pháp và pháp luật với nước ngoài

5. Dịch và quản lý bản dịch các văn bản quy phạm pháp luật bằng tiếng Kirundi

6. Thúc đẩy sự phát triển của nền tư pháp Bu-run-đi thành một nền tư pháp lành mạnh, công bằng và hiệu quả để củng cố hòa bình xã hội, an ninh chính trị và trật tự công cộng.

7. Thúc đẩy, đảm bảo và tôn trọng quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

8.  Quản lý hệ thống các cơ quan tư pháp của Cộng hòa Bu-run-đi

9. Quản lý việc đăng ký quyền sử dụng đất

10. Quản lý và giám sát các nguồn hỗ trợ tài chính của các cơ quan tư pháp cấp dưới

11. Đào tạo các chức danh tư pháp

12. Đề xuất và chủ trì việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mới phù hợp với tiến trình hội nhập và phát triển của Bu-run-đi trong tình hình mới

13. Thực hiện cải cách tư pháp  

14. Là Cơ quan đầu mối quốc gia của Hiệp ước Arusha vì hòa bình và hòa giải ở Bu-run-đi

​​​