Tham dự Lễ ký kết có ông Hoàng Thế Liên,Thứ trưởng Thường trực Bộ Tư pháp; ông Trần Văn Tú, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp và đông đảo các cơ quan báo đài đã đến dự và đưa tin.
Phát biểu tại Lễ ký kết, Thứ trưởng Thường trực Hoàng Thế Liên cho biết: trong thời gian qua Luật Tương trợ tư pháp đã bước đầu đi vào cuộc sống, tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động tương trợ tư pháp trên cả bốn lĩnh vực: tương trợ tư pháp về dân sự, tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù. Đạo luật này có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh đất nước ta đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào quốc tế và khu vực. Tuy nhiên, giống như các đạo luật khác thì Luật Tương trợ tư pháp cũng cần được hướng dẫn cụ thể, nhất là tháo gỡ cho các cơ quan tòa án và các cơ quan thi hành pháp luật của Việt Nam xử lý các vụ án hay vụ việc liên quan….
|
|
Thông tư liên tịch này hướng dẫn áp dụng một số quy định về nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự; xử lý kết quả tương trợ tư pháp về dân sự và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước Việt Nam trong tương trợ tư pháp về dân sự của Luật Tương trợ tư pháp. Áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến hoạt động tương trợ tư pháp về dân sự với Việt Nam.
Thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo Thông tư liên tịch, Thứ trưởng Liên cảm ơn sự chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao trong suốt quá trình xây dựng Thông tư liên tịch, cảm ơn Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp; Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao và Viện Khoa học xét xử, Tòa án nhân dân tối cao là những đơn vị đã trực tiếp soạn thảo Thông tư liên tịch.
Cục Công nghệ thông tin