Phương pháp xây dựng chỉ tiêu thống kê tình hình thi hành pháp luật

15/01/2013

PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÂY DỰNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT I. Khái niệm Nội dung theo dõi tình hình thi hành pháp luật đã được quy định tại Chương II Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Theo đó, Chính phủ giao Bộ Tư pháp có trách nhiệm “Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ tiêu thống kê quốc gia làm cơ sở cho việc xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật theo quy định tại Nghị định này” (Khoản 2 Điều 15). Về khái niệm, thống kê được hiểu là hệ thống các phương pháp ghi chép, thu thập và phân tích các con số về những hiện tượng tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế, xã hội để tìm hiểu bản chất và tìm quy luật vốn có của những hiện tượng ấy . Liên quan đến chỉ tiêu thống kê tình hình thi hành pháp luật, ở đây, “Thi hành pháp luật” là một hiện tượng mà thống kê cần phải tiến hành đo lường. Chỉ tiêu thống kê là sự biểu đạt định lượng đo lường hiện tượng đó, thể hiện sự thay đổi và nêu rõ mức độ các kết quả thi hành pháp luật đã và đang đạt được. Theo định nghĩa (trong Luật Thống kê), chỉ tiêu thống kê là tiêu chí mà biểu hiện bằng số của nó phản ánh quy mô, tốc độ phát triển, cơ cấu, quan hệ tỷ lệ của hiện tượng kinh tế - xã hội trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể. Như vậy, các chỉ tiêu thống kê sẽ phản ánh về mặt lượng bản chất và quy luật vốn có của những hiện tượng quan sát và được thể hiện bằng con số tuyệt đối (số lượng) và/hoặc số tương đối (quan hệ tỷ lệ) của hiện tượng quan sát ấy. Để các chỉ tiêu này thật sự hữu ích trong công tác theo dõi và đánh giá tình hình thi hành pháp luật, việc xác định các chỉ tiêu một cách khoa học, khách quan, thực tế, đầy đủ và cập nhật là điều rất quan trọng. Theo cơ quan thống kê của Liên Hợp Quốc (UNSD): Chỉ tiêu thống kê được xây dựng trên cơ sở những quan sát, thường là mặt lượng trong mối quan hệ với bản chất. Chúng phản ánh một khía cạnh nào đó của hiện tượng kinh tế – xã hội mà chúng ta quan tâm hoặc những biến đổi xảy ra đối với hiện tượng kinh tế – xã hội cần nghiên cứu. Vì vậy: các chỉ tiêu thống kê thường là một dãy số thống kê mang tính thời gian giúp ta: - Xác định chúng ta đang đứng ở đâu, sẽ đi tới đâu để đạt được những giá trị và mục tiêu đặt ra. - Đánh giá những chương trình cụ thể và xác định ảnh hưởng của chúng. II. Phương pháp luận xác định chỉ tiêu thống kê tình hình thi hành pháp luật Phương pháp luận là sự miêu tả cách thực hiện công việc nào đó, là cách phân tích, qui trình và kỹ thuật được sử dụng để thu thập và phân tích thông tin, phù hợp với quá trình theo dõi và đánh giá một chương trình, một cấu phần hay hoạt động cụ thể. Chúng ta sẽ sử dụng một phương pháp gọi là phương pháp tiếp cận khung logic để xác lập chỉ tiêu thống kê tình hình thi hành pháp luật. Phương pháp luận này đòi hỏi một quá trình nhiều bên cùng tham gia để làm sáng tỏ các kết quả, các đầu ra, các hoạt động và các đầu vào, các mối quan hệ nhân quả, các chỉ tiêu để đo lường tiến độ hướng tới kết quả. Đây là phương pháp tiếp cận logic có cấu trúc, đặt ra những ưu tiên và tạo sự đồng thuận về các kết quả dự định và các hoạt động của một chương trình cùng với các bên liên quan. Cái được theo dõi và đánh giá phải là những dấu hiệu thay đổi chỉ ra quá trình và thay đổi trong khi hành động, cụ thể ở đây là thi hành pháp luật. Khung lôgic là một công cụ phân tích đưa ra một số hướng dẫn chi tiết về thông tin gì là cần thiết cho hoạt động theo dõi và đánh giá tình hình thi hành pháp luật, xác định một cách chính xác tất cả các chỉ tiêu và nhu cầu thông tin ở tất cả các cấp độ trong khung. Để làm được điều này, phải xác định được nhu cầu thông tin cho từng cấp độ của khung lôgic: mục tiêu, mục đích, các kết quả, đầu ra và các hoạt động. Điều này được tóm tắt trong Bảng 2.1. Bảng 2.1: Khung lôgic Mỗi cấp độ có những câu hỏi thực hiện riêng và do đó có những nhu cầu thông tin riêng. Theo dõi và đánh giá tình hình thi hành pháp luật trở nên phức tạp hơn khi đi từ hoạt động đến mục đích. Các hoạt động và các đầu ra là thông tin hoạt động và tương đối dễ dàng cho việc theo dõi. Nhưng sẽ khó khăn hơn khi đo lường mối quan hệ nhân quả giữa các đầu ra và các kết quả. Bảng 2.2: Thay đổi nhu cầu theo dõi trong khung lôgic Tham chiếu từ khung logic Theo dõi cái gì Mục tiêu Mục đích đã đạt được chưa và điều này có đóng góp gì cho mục tiêu thi hành pháp luật không? Mục đích Những thay đổi nào về mặt định lượng do hoạt động thực thi pháp luật tạo ra có thể đóng góp cho các mục tiêu thi hành pháp luật? Kết quả Những thay đổi nào về mặt định lượng đã diễn ra như là kết quả của các đầu ra, và mức độ đóng góp của những thay đổi này đối với mục đích và tác động mong đợi? Đầu ra Sản phẩm và dịch vụ hữu hình nào đã được tạo ra như là kết quả của các hoạt động? Hoạt động Các hoạt động đã lên kế hoạch trước đó có được thực hiện đúng thời gian và trong phạm vi ngân sách không? Các hoạt động nào không nằm trong kế hoạch đã được hoàn thành? Đầu vào Các đầu vào theo kế hoạch nào đã được cung cấp đúng thời gian và trong phạm vi ngân sách? Các đầu vào nào không được lập kế hoạch đã được cung cấp và sử dụng? Trích từ: IFAD (2002) Hướng dẫn theo dõi và đánh giá dự án Có năm tiêu chí có thể sử dụng cho hoạt động đánh giá, đó là: tính phù hợp, hiệu suất, hiệu quả, tác động và tính bền vững. Ý nghĩa của mỗi tiêu chí và mối quan hệ của chúng đối với tháp mục tiêu trong khung lôgic được trình bày trong Bảng 2.3 sau. Bảng 2.3 : Các ý chính của năm tiêu chí đánh giá Khung lôgic sẽ xác định các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá khách quan liên quan đến các câu hỏi và các tiêu chí được sử dụng. Để lựa chọn các chỉ tiêu thì cần phải xác định thông tin nào là cần thiết để trả lời các câu hỏi theo dõi và đánh giá. Kiểm tra xem câu hỏi có thể được trả lời với một chỉ tiêu đơn giản hay không. Việc lựa chọn các chỉ tiêu là một quá trình lặp lại, được xây dựng dựa trên sự bàn bạc giữa các bên quản lý, các bên liên quan và các nhà tài trợ. Quá trình lựa chọn chỉ tiêu trải qua một số bước, bao gồm: lấy ý kiến tập thể, đánh giá từng ý kiến và thu hẹp danh sách các ý kiến và cuối cùng lập một bộ chỉ tiêu theo dõi và đánh giá tình hình thi hành pháp luật. III. Xây dựng chỉ tiêu thống kê tình hình thi hành pháp luật Nội dung theo dõi tình hình thi hành pháp luật đã được xác định trong Nghị định số 59/2012/NĐ-CP bao gồm 3 nhóm nội dung sau đây (Điều 7 Nghị định): 1. Tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật; 2. Tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật; 3. Tình hình tuân thủ pháp luật. Theo đó, tiêu chí xem xét, đánh giá tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật gồm có (Điều 8 Nghị định): a. Tính kịp thời, đầy đủ của việc ban hành văn bản quy định chi tiết. b. Tính thống nhất, đồng bộ của văn bản. c. Tính khả thi của văn bản. Tiêu chí xem xét, đánh giá tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật gồm có (Điều 9 Nghị định): a. Tính kịp thời, đầy đủ, phù hợp và hiệu quả của hoạt động tập huấn, phổ biến pháp luật. b. Tính phù hợp của tổ chức bộ máy; mức độ đáp ứng về nguồn nhân lực cho thi hành pháp luật. c. Mức độ đáp ứng về kinh phí, cơ sở vật chất bảo đảm cho thi hành pháp luật. Tiêu chí xem xét, đánh giá tình hình tuân thủ pháp luật gồm có (Điều 10 Nghị định): a. Tính kịp thời, đầy đủ trong thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền. b. Tính chính xác, thống nhất trong hướng dẫn áp dụng pháp luật và trong áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước,và người có thẩm quyền. c. Mức độ tuân thủ pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Theo dõi trước hết là một hoạt động nội bộ - một phần thiết yếu của hoạt động quản lý tốt, vì thế là một phần cấu thành của công tác quản lý hàng ngày. Đánh giá là hoạt động có thời hạn để lượng giá một cách có hệ thống và khách quan tính phù hợp, việc thực hiện công việc và những thành công hoặc thất bại của các chương trình đang tiếp tục hoặc đã hoàn thành.Trong một số trường hợp nhất định các đơn vị thực hiện có khả năng tự thực hiện các nghiên cứu đánh giá, tuy nhiên cần hạn chế điều này. Hiện nay, các nghiên cứu phân tích và đánh giá thường được ký hợp đồng với các đơn vị, chuyên gia tư vấn độc lập. Do đó, chúng ta cũng cần phân biệt chỉ tiêu theo dõi tách biệt với chỉ tiêu đánh giá. Bảng 3.1: Theo dõi và đánh giá như là mắt xích của quản lý Lập kế hoạch (KH 1) Thực hiện Đánh giá Điều chỉnh, thay đổi nếu cần, lập kế hoạch mới (KH2) Theo dõi tiến độ và giám sát chất lượng họat động. Tổng hợp, phân tích kết quả từ theo dõi, giám sát (Tự đánh giá nội bộ - chủ quan) Điều tra, đánh giá bổ sung (Đánh giá độc lập, bên ngoài - khách quan) Để xác lập chỉ tiêu thống kê tình hình thi hành pháp luật, trước tiên chúng ta sẽ xây dựng khung logic tình hình thi hành pháp luật theo mẫu gợi ý ở phần II trên. Các chỉ tiêu theo dõi tình hình thi hành pháp luật sẽ được xác định tập trung vào thông tin của các cấp độ đầu ra và kết quả, có nghĩa là hiệu suất thi hành pháp luật, các chỉ tiêu đánh giá tình hình thi hành pháp luật sẽ được xác định tập trung vào thông tin của cấp độ mục tiêu và mục đích, có nghĩa là hiệu quả và tác động của việc thi hành pháp luật. Sau khi hoàn thành một phần của khung lôgíc, chúng ta hãy nhìn lại những gì mình đã làm để kiểm tra xem đã lôgíc chưa. Quá trình này thường đòi hỏi phải thay đổi những gì đã mô tả trước đó. Trong việc lựa chọn các chỉ tiêu, cần thiết phải tuân theo những tiêu chí đã xác định và đặt ra những câu hỏi để khẳng định tính phù hợp của chỉ tiêu. Những người thực hiện việc theo dõi sử dụng những tiêu chí khác nhau nhưng nhóm chữ viết tắt SMART có thể tóm tắt những tiêu chí thường được sử dụng để định hướng cho việc lựa chọn các chỉ tiêu. SMART đặt ra câu hỏi: "Chỉ số có đơn giản không, có đo lường được không, có tính cấu thành không, có phù hợp không, và có kịp thời không?" Bảng 3.2 mô tả các tiêu chí thường được sử dụng và những câu hỏi cần được trả lời khi lựa chọn chỉ tiêu. Bảng 3.2 : Các tiêu chí S M A R T và các câu hỏi xác nhận Tiêu chí Câu hỏi xác nhận Đơn giản Chỉ tiêu có được nêu đã phải là chỉ tiêu đơn giản nhất hay chưa? Nó có mô tả chính xác cái sẽ được đo lường không? Đã rõ cái gì sẽ được đo lường chưa? Chỉ tiêu có rõ ràng không? Mức độ phân giải hợp lý đã được cụ thể hoá chưa? Nó có nắm bắt được sự khác nhau giữa các khu vực và các nhóm người khác nhau hay không? Chỉ tiêu có đủ cụ thể để đo lường tiến độ thực hiện nhằm đạt được kết quả mong muốn hay không? Đo lường được Những thay đổi có thể kiểm chứng khách quan hay không? Chỉ tiêu sẽ chỉ ra được những thay đổi mong muốn hay không? Chỉ tiêu có phải là một thước đo rõ ràng và đáng tin cậy về các kết quả hay không? Chỉ tiêu có biểu lộ được những thay đổi trong các chương trình và chính sách hay không? Các bên liên quan có thống nhất về những cái được đo lường hay không? Tính cấu thành Chỉ tiêu có mối quan hệ rõ ràng với mục tiêu được đo lường hay không? Những thay đổi nào được dự đoán là kết quả của hoạt động phát triển? Các kết quả có mang tính hiện thực hay không? Đối với câu hỏi này thì cần phải có mối quan hệ đáng tin cậy giữa đầu ra, sự đóng góp của các quan hệ đối tác và kết quả. Phù hợp Chỉ tiêu có thể hiện được bản chất của kết quả mong đợi hay không? Chỉ tiêu có liên quan đến đầu ra và kết quả dự kiến hay không? Chỉ tiêu có thể được đo lường một cách thống nhất và rõ ràng hay không? Chỉ tiêu có gắn liền với hoạt động đầu tư một cách đáng tin cậy hay không? Kịp thời Các chỉ tiêu có được đo lường vào thời điểm thích hợp nhất và thường xuyên hay không? Dữ liệu thu thập có được xử lý và báo cáo cho các bên liên quan kịp thời và hiệu quả hay không? Các số liệu chỉ tiêu có thể có được với mức chi phí và cố gắng hợp lý hay không? Có biết các nguồn số liệu hay không? Có cần thiết phải xây dựng các nguyên tắc, cơ chế và trách nhiệm thu thập số liệu hay không? Bảng 3.3 Khung logic theo dõi tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật Khung logic Chỉ tiêu (tiêu chí) theo dõi Đo lường cái gì Đo lường như thế nào Ai đo lường Tần suất đo lường Báo cáo kết quả thế nào Đầu ra (Sản phẩm và các dịch vụ đạt được sau khi kết thúc các hoạt động ban hành văn bản) Tính kịp thời, đầy đủ của việc ban hành văn bản quy định chi tiết, ví dụ: - Số lượng và Tỷ lệ văn bản QPPL đã được ban hành không muộn hơn thời điểm văn bản được hướng dẫn có hiệu lực; - Số lượng và Tỷ lệ văn bản QPPL đã được ban hành chậm hơn thời điểm văn bản được hướng dẫn có hiệu lực; - Số lượng và Tỷ lệ văn bản QPPL trái thẩm quyền của cơ quan ban hành; Số lượng, hình thức và tên văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật; số lượng, hình thức và tên văn bản ban hành chậm tiến độ và lý do chậm tiến độ Quan sát trực tiếp Cơ quan soạn thảo văn bản Năm Báo cáo thống kê Bộ, ngành, UBND các cấp Tính thống nhất, đồng bộ của văn bản, ví dụ: - Số lượng và Tỷ lệ các QPPL trùng lặp trong các VBQPPL; - Số lượng và Tỷ lệ các quy phạm mâu thuẫn giữa các văn bản QPPL; Số lượng văn bản không thống nhất, không đồng bộ Quan sát trực tiếp Cơ quan tư pháp Năm Báo cáo thống kê Bộ Tư pháp Kết quả (Các kết quả thể hiện những thay đổi trong khoảng thời gian từ khi kết thúc ban hành văn bản cho đến khi đạt được tác động) Tính khả thi của văn bản, ví dụ: - Số lượng và Tỷ lệ các quy phạm bị áp dụng không thống nhất; - Số lượng và Tỷ lệ văn bản QPPL bị làm sai lệch trong thi hành; Số lượng văn bản có tính khả thi không cao Quan sát trực tiếp Cơ quan tư pháp Năm Báo cáo thống kê Bộ Tư pháp Bảng 3.4 Khung logic theo dõi tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật Khung logic Chỉ tiêu (tiêu chí) theo dõi Đo lường cái gì Đo lường như thế nào Ai đo lường Tần suất đo lường Báo cáo kết quả thế nào Đầu ra (Sản phẩm và các dịch vụ đạt được sau khi kết thúc các hoạt động bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật) Tính kịp thời, đầy đủ, phù hợp và hiệu quả của hoạt động tập huấn, phổ biến pháp luật, ví dụ: - Số đợt phổ biến, tuyên truyền hướng dẫn thi hành văn bản QPPL; - Số lượt người được phổ biến, tuyên truyền hướng dẫn thi hành văn bản QPPL; Nội dung, hình thức tập huấn, phổ biến pháp luật đã được thực hiện Quan sát trực tiếp Cơ quan thi hành pháp luật Năm Báo cáo thống kê Bộ, ngành, UBND các cấp Tính phù hợp của tổ chức bộ máy; mức độ đáp ứng về nguồn nhân lực cho thi hành pháp luật, ví dụ: - Số lượng và tỷ lệ công chức được đào tạo phù hợp với chức danh trong các cơ quan; - Số cơ quan nhà nước chưa thành lập tổ chức theo quy định; Thực trạng về tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực Quan sát trực tiếp Cơ quan thi hành pháp luật Năm Báo cáo thống kê Bộ, ngành, UBND các cấp Mức độ đáp ứng về kinh phí, cơ sở vật chất bảo đảm cho thi hành pháp luật, ví dụ: - Số lượng và tỷ lệ kinh phí chi cho hoạt động thi hành pháp luật; - Số lượng và tỷ lệ trang thiết bị đã cấp cho cán bộ, công chức, viên chức; Các điều kiện về kinh phí và cơ sở vật chất bảo đảm cho thi hành pháp luật Quan sát trực tiếp Cơ quan thi hành pháp luật Năm Kết quả (Các kết quả thể hiện những thay đổi trong khoảng thời gian từ khi các điều kiện cho thi hành pháp luật được bảo đảm cho đến khi đạt được tác động) Mức độ thực hiện bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật để đạt được các mục đích, ví dụ: Những thay đổi về mặt định lượng đã diễn ra như là kết quả của việc bảo đảm các điều kiện, và mức độ đóng góp của những thay đổi này đối với mục đích và tác động mong đợi? Quan sát trực tiếp; Nhóm trọng tâm Cơ quan thi hành pháp luật Năm Báo cáo thống kê Bộ, ngành, UBND các cấp Bảng 3.5 Khung logic theo dõi tình hình tuân thủ pháp luật Khung logic Chỉ tiêu (tiêu chí) theo dõi Đo lường cái gì Đo lường như thế nào Ai đo lường Tần suất đo lường Báo cáo kết quả thế nào Đầu ra (Sản phẩm và các dịch vụ đạt được sau khi kết thúc các hoạt động) Tính kịp thời, đầy đủ trong thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền, ví dụ: - Số quyết định hành chính đã ban hành; - Số quyết định hành chính đã ban hành bị khiếu nại; - Số vụ việc khiếu nại do cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng pháp luật không đúng; Tình hình hướng dẫn áp dụng pháp luật, tình hình áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền; Quan sát trực tiếp Cơ quan tư pháp và thanh tra Năm Báo cáo thống kê của Bộ Tư pháp, Thanh tra NN Tính chính xác, thống nhất trong hướng dẫn áp dụng pháp luật và trong áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước,và người có thẩm quyền, ví dụ: - Số vụ việc khiếu nại do cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng pháp luật không đúng; - Số vụ việc khiếu nại về việc áp dụng pháp luật dẫn tới vi phạm quyền, tự do của cá nhân; Quan sát trực tiếp Cơ quan tư pháp và thanh tra Năm Báo cáo thống kê của Bộ Tư pháp, Thanh tra NN Kết quả (Các kết quả thể hiện những thay đổi trong khoảng thời gian từ khi tuân thủ pháp luật cho đến khi đạt được tác động) Mức độ tuân thủ pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân, ví dụ: - Số vụ việc đã giải quyết kịp thời; - Số vụ việc đã giải quyết nhưng bị khiếu nại; - Số vi phạm theo loại và mức độ vi phạm đã được quy định trong VB; - Số loại vụ việc tham nhũng đã phát hiện; Tình hình xử lý vi phạm pháp luật. Quan sát trực tiếp Cơ quan tư pháp và thanh tra Năm Báo cáo thống kê của Bộ Tư pháp, Thanh tra NN Bảng 3.6 Khung logic đánh giá tình hình thi hành pháp luật Khung logic Chỉ tiêu (tiêu chí) đánh giá Đo lường cái gì Đo lường như thế nào Ai đo lường Tần suất đo lường Báo cáo kết quả thế nào Mục tiêu (mục đích thể hiện kết quả mong muốn của chương trình) Mức độ đạt được các kết quả (mục đích) so với kế hoạch ban đầu, ví dụ: Mục tiêu đã đạt được chưa và điều này có đóng góp gì cho mục đích thi hành pháp luật không? Phỏng vấn bán cấu trúc; Điều tra và khảo sát Tư vấn đánh giá độc lập và Bộ Tư pháp Định kỳ 3 đến 5 năm Báo cáo đánh giá của chuyên gia Mục đích (Mục tiêu ở cấp độ cao hơn mà các hỗ trợ can thiệp dự định đóng góp vào) Mức độ ảnh hưởng do việc thi hành pháp luật gây nên có chủ đích hay không có chủ đích cho các nhóm đối tượng nhất định, ví dụ: Thay đổi về mặt định lượng do việc thi hành pháp luật tạo ra có thể đóng góp cho các mục tiêu? Phỏng vấn bán cấu trúc; Đo lường mức độ đạt được mục đích Tư vấn đánh giá độc lập và Bộ Tư pháp Định kỳ 3 đến 5 năm Báo cáo đánh giá của chuyên gia Việc lựa chọn các chỉ tiêu là một quá trình lặp lại, được xây dựng dựa trên sự bàn bạc giữa các bên quản lý, các bên liên quan và các nhà tài trợ. Quá trình lựa chọn chỉ tiêu trải qua một số bước, bao gồm: lấy ý kiến tập thể, đánh giá từng ý kiến và thu hẹp danh sách các ý kiến và cuối cùng lập một bộ chỉ tiêu theo dõi tình hình thi hành pháp luật như sau. Bảng 3.7 Hệ thống chỉ tiêu quốc gia tình hình thi hành pháp luật STT Mã số Nhóm, tên chỉ tiêu Phân tổ Kỳ báo cáo Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, báo cáo 1 Tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật 11 Tính kịp thời, đầy đủ của việc ban hành văn bản quy định chi tiết 1 111 Số lượng và Tỷ lệ văn bản QPPL đã được ban hành không muộn hơn thời điểm văn bản được hướng dẫn có hiệu lực Lĩnh vực, loại văn bản, cấp ban hành văn bản Năm Bộ, ngành, UBND các cấp 2 112 Số lượng và Tỷ lệ văn bản QPPL đã được ban hành chậm hơn thời điểm văn bản được hướng dẫn có hiệu lực Lĩnh vực, loại văn bản, cấp ban hành văn bản Năm Bộ, ngành, UBND các cấp 3 113 Số lượng và Tỷ lệ văn bản QPPL trái thẩm quyền của cơ quan ban hành Lĩnh vực, loại văn bản, cấp ban hành văn bản Năm Bộ, ngành, UBND các cấp 4 114 …. 12 Tính thống nhất, đồng bộ của văn bản 5 121 Số lượng và Tỷ lệ các QPPL trùng lặp trong các VBQPPL Lĩnh vực, loại văn bản, cấp ban hành văn bản Năm Bộ, ngành, UBND các cấp 6 122 Số lượng và Tỷ lệ các quy phạm mâu thuẫn giữa các văn bản QPPL Lĩnh vực, loại văn bản, cấp ban hành văn bản Năm Bộ, ngành, UBND các cấp 7 123 … 13 Tính khả thi của văn bản 8 131 Số lượng và Tỷ lệ các quy phạm bị áp dụng không thống nhất Lĩnh vực, loại văn bản, cấp ban hành văn bản Năm Bộ, ngành, UBND các cấp 9 132 Số lượng và Tỷ lệ văn bản QPPL bị làm sai lệch trong thi hành Lĩnh vực, loại văn bản, cấp ban hành văn bản Năm Bộ, ngành, UBND các cấp 10 133 … 2 Tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật 11 21 Tính kịp thời, đầy đủ, phù hợp và hiệu quả của hoạt động tập huấn, phổ biến pháp luật 12 211 Số đợt phổ biến, tuyên truyền hướng dẫn thi hành văn bản QPPL Lĩnh vực, loại văn bản, địa bàn Năm Bộ, ngành, UBND các cấp 13 212 Số lượt người được phổ biến, tuyên truyền hướng dẫn thi hành văn bản QPPL Lĩnh vực, loại văn bản, địa bàn Năm Bộ, ngành, UBND các cấp 14 213 … 22 Tính phù hợp của tổ chức bộ máy; mức độ đáp ứng về nguồn nhân lực cho thi hành pháp luật 15 221 Số lượng và tỷ lệ công chức được đào tạo phù hợp với chức danh trong các cơ quan Bộ, ngành, địa bàn Năm Bộ, ngành, UBND các cấp 16 222 Số cơ quan nhà nước chưa thành lập tổ chức theo quy định Bộ, ngành, địa bàn Năm Bộ, ngành, UBND các cấp 17 223 … 23 Mức độ đáp ứng về kinh phí, cơ sở vật chất bảo đảm cho thi hành pháp luật 18 231 Số lượng và tỷ lệ kinh phí chi cho hoạt động thi hành pháp luật Bộ, ngành, địa bàn Năm Bộ, ngành, UBND các cấp 19 232 Số lượng và tỷ lệ trang thiết bị đã cấp cho cán bộ, công chức, viên chức Bộ, ngành, địa bàn Năm Bộ, ngành, UBND các cấp 20 233 … 24 Mức độ thực hiện bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật để đạt được các mục đích Lĩnh vực, loại văn bản, địa bàn Năm Bộ, ngành, UBND các cấp 21 241 … 3 Tình hình tuân thủ pháp luật 31 Tính kịp thời, đầy đủ trong thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền 22 311 Số quyết định hành chính đã ban hành Lĩnh vực, loại văn bản, địa bàn Năm Bộ, ngành, UBND các cấp 23 312 Số quyết định hành chính đã ban hành bị khiếu nại Lĩnh vực, loại văn bản, địa bàn Năm Bộ, ngành, UBND các cấp 24 313 Số vụ việc khiếu nại do cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng pháp luật không đúng Lĩnh vực, loại văn bản, địa bàn Năm Bộ, ngành, UBND các cấp 25 314 … 32 Tính chính xác, thống nhất trong hướng dẫn áp dụng pháp luật và trong áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước,và người có thẩm quyền 26 321 Số vụ việc khiếu nại do cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng pháp luật không đúng Lĩnh vực, loại văn bản, địa bàn Năm Bộ, ngành, UBND các cấp 27 322 Số vụ việc khiếu nại về việc áp dụng pháp luật dẫn tới vi phạm quyền, tự do của cá nhân Lĩnh vực, loại văn bản, địa bàn Năm Bộ, ngành, UBND các cấp 28 323 … 33 Mức độ tuân thủ pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân 29 331 Số vụ việc đã giải quyết kịp thời Lĩnh vực, loại văn bản, địa bàn Năm Bộ, ngành, UBND các cấp 30 332 Số vụ việc đã giải quyết nhưng bị khiếu nại Lĩnh vực, loại văn bản, địa bàn Năm Bộ, ngành, UBND các cấp 31 333 Số vi phạm theo loại và mức độ vi phạm đã được quy định trong VB Lĩnh vực, loại văn bản, địa bàn Năm Bộ, ngành, UBND các cấp 32 334 Số loại vụ việc tham nhũng đã phát hiện Lĩnh vực, loại văn bản, địa bàn Năm Bộ, ngành, UBND các cấp 33 335 … 4 Chỉ tiêu hiệu quả thi hành pháp luật 41 Mức độ đạt được các kết quả (mục đích) so với kế hoạch ban đầu 34 411 … Lĩnh vực, loại văn bản, Bộ, ngành, địa bàn 3-5 năm Bộ Tư pháp 35 412 … 42 Mức độ ảnh hưởng do việc thi hành pháp luật gây nên có chủ đích hay không có chủ đích cho các nhóm đối tượng nhất định 36 421 … Lĩnh vực, loại văn bản, Bộ, ngành, địa bàn 3-5 năm Bộ Tư pháp 37 422 … Một công việc cũng rất quan trọng là chúng ta cần biên soạn tài liệu giải thích nội dung các chỉ tiêu thống kê trên. Mỗi chỉ tiêu cần được giải thích theo các nội dung sau:’ 1. Mục đích, ý nghĩa 2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính 3. Phân tổ chủ yếu 4. Nguồn số liệu

 
Các tin cũ hơn