Nhằm tạo sự thuận lợi cho các Bộ, ngành và địa phương trong việc sử dụng kinh phí cho công tác theo dõi thi hành pháp luật, ngày 03/03/2015, Bộ Tư pháp đã có Công văn số 611/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL và Công văn số 616/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm mục đích thống nhất trong việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác theo dõi thi hành pháp luật.
Theo đó, căn cứ các quy định tại Thông tư liên tịch số 92/2014/TTLT-BTC-BTP-VPCP ngày 14/7/2014 và Thông tư liên tịch số 47/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 16/03/2012, bên cạnh việc hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác theo dõi thi hành pháp luật, Bộ Tư pháp đã hướng dẫn cụ thể về nội dung chi và mức chi bảo đảm cho công tác theo dõi thi hành pháp luật và hoạt động đánh giá tác động sau khi thi hành văn bản quy phạm pháp luật, bồm: (1) Tập hợp, rà soát, hệ thống hóa, đánh giá văn bản quy phạm pháp luật phục vụ trực tiếp các hoạt động theo dõi thi hành pháp luật; (2) Điều tra, khảo sát, điều tra xã hội học về tình hình thi hành pháp luật; (3) Xây dựng báo cáo về tình hình thi hành pháp luật; (4) Đánh giá tác động sau khi thi hành văn bản quy phạm pháp luật; (5) Trả thù lao cho chuyên gia tư vấn, phản biện độc lập báo cáo theo dõi thi hành pháp luật; (6) Tổ chức họp, hội thảo, tọa đàm, hội nghị, nghiên cứu, xây dựng chuyên đề phục vụ trực tiếp hoạt động theo dõi thi hành pháp luật và (7).
Bộ Tư pháp đề nghị các Bộ, ngành và địa phương lưu ý, thực hiện đúng quy định của pháp luật trong quá trình lập dự toán, sử dụng, quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác theo dõi thi hành pháp luật và quan tâm, bố trí đủ kinh phí để bảo đảm hiệu quả của hoạt động theo dõi thi hành pháp luật./.
Phòng Theo dõi thi hành pháp luật
Cục QLXLVPHC&TDTHPL