Theo đó, mục đích,
yêu cầu của kế hoạch là triển khai thực hiện có hiệu quả công tác theo dõi thi
hành pháp luật theo quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của
Chính phủ và để xem xét, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật, kiến nghị các
giải pháp đảm bảo cho pháp luật được thi hành nghiêm minh, thống nhất, góp phần
nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Công tác
theo dõi thi hành pháp luật phải được thực hiện thường xuyên, toàn diện, có
trọng tâm, trọng điểm; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức;
không trùng lắp, chồng chéo với các hoạt động thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn
của cơ quan nhà nước đã được pháp luật quy định.
Lĩnh vực theo dõi thi
hành pháp luật là đánh giá việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực: đất đai, môi trường, xây dựng
Hình thức theo dõi
thi hành pháp luật là điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật. Nội dung
theo dõi là thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật; xem xét, đánh
giá tình hình thi hành pháp luật; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan
có thẩm quyền xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật. Thành lập đoàn kiểm
tra liên ngành về tình hình thi hành pháp luật tại 07 huyện, Sở Tài nguyên và
môi trường, Sở Xây dựng.
Sở Tư pháp được giao
chủ trì, tổ chức thực hiện kế hoạch và hướng dẫn, đôn đốc các sở, ngành, UBND
các huyện, thị xã, thành phố phối hợp thực hiện; kiểm tra các cơ quan, đơn vị
trong thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật; tham mưu cho
UBND tỉnh thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành về theo dõi tình hình thi hành
pháp luật; phối hợp với các sở, ngành xây dựng kế hoạch làm việc của Đoàn kiểm
tra; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng mẫu phiếu khảo sát và
hướng dẫn các đơn vị thực hiện. Các sở, ban, ngành có liên quan và UBND các
huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Sở Tư pháp triển khai thực hiện có hiệu
quả nội dung Kế hoạch.
Nguyễn Oanh