Quy định mới về việc trực tiếp thi hành bản án, quyết định của Thừa phát lại (Phần VII)
20/11/2009
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP thì ngoài các công việc mà TPL được làm bao gồm thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan THADS; lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức; xác minh điều kiện THA theo yêu cầu của đương sự thì TPL còn được giao trực tiếp tổ chức THA các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự, ngoại trừ các bản án, quyết định thuộc diện chủ động ra quyết định THA của Thủ trưởng Cơ quan THADS.
Quy định mới về việc xác minh điều kiện thi hành án dân sự của Thừa phát lại (Phần VI)
16/11/2009
Xác minh điều kiện thi hành án (ĐKTHA) là thủ tục quan trọng trong quá trình tổ chức THA, kết quả của quá trình này cho phép xác định một bản án đã có hiệu lực pháp luật có điều kiện hay không có điều kiện thi hành để tiếp tục thực hiện các quy trình, thủ tục THA tiếp theo. Nếu hết thời hạn tự nguyện THA, người phải THA có điều kiện mà không tự nguyện thi hành thì sẽ bị cưỡng chế THA theo quy định. Việc xác minh ĐKTHA còn tùy thuộc vào loại vụ việc THA thuộc diện chủ động hay theo đơn yêu cầu.
Quy định mới về việc lập vi bằng của Thừa phát lại (Phần V)
13/11/2009
Mặc dù pháp luật về tố tụng dân sự đã quy định khi tham gia tố tụng, đương sự có các quyền, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tuy nhiên, lại chưa có đủ cơ chế hữu hiệu, cụ thể để cá nhân, tổ chức thu thập, xác lập được các chứng cứ bảo vệ quyền lợi của mình. Do đó, để tạo lập bổ sung nguồn chứng cứ bảo vệ tốt hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi bị xâm phạm, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP lần đầu tiên đã quy định TPL được quyền lập vi bằng (VB). VB do TPL lập không những có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án mà còn là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Quy định mới về nhiệm vụ, quyền hạn của Thừa phát lại trong việc tống đạt văn bản của Cơ quan THADS và của Tòa án (Phần IV)
10/11/2009
Theo kết quả thống kê cho thấy mỗi năm ngành Toà án thành phố Hồ Chí Minh phải tống đạt khoảng 840.000 văn bản, giấy tờ (42.000 vụ việc x 10 lần tống đạt x 2 người có liên quan cần tống đạt) và mỗi năm chỉ riêng việc tống đạt giấy tờ và xác minh, CHV, cán bộ THADS thành phố Hồ Chí Minh cũng phải xác minh khoảng 50.000 việc và ước khoảng 600.000 văn bản, giấy tờ phải tống đạt[1]. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng quá tải trong công việc của các cơ quan tòa án nhân dân và cơ quan THADS trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua.