Các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động tư pháp bị phạt tiền từ 50 ngàn đồng đến 20 triệu đồngCác hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự, công chứng, chứng thực, hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp, giám định tư pháp, đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng cho thuê tài chính, hoạt động luật sư, tư vấn pháp luật, bán đấu giá tài sản, trọng tài thương mại, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, nuôi con nuôi... tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử phạt hành chính từ 50 ngàn đồng đến 20 triệu đồng.Đó là nội dung chính của Nghị định 76/2006/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp được Chính phủ ban hành ngày 2/8.Nghị định gồm 6 chương, 53 Điều quy định rõ các mức phạt hành chính đối với từng trường hợp vi phạm cụ thể. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành trong lĩnh vực tư pháp là một năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện. Theo đó, áp dụng mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 - 200.000 đồng đối với hành vi cố tình không nhận giấy báo, giấy triệu tập của cơ quan thi hành án, quyết định của Tòa án; đã nhận giấy báo, giấy triệu tập lần thứ hai nhưng không đến địa điểm ghi trong giấy báo, giấy triệu tập để thực hiện việc thi hành án mà không có lý do chính đáng.Mức phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng được áp dụng đối với các trường hợp vi phạm hành chính sau: cá nhân, tổ chức không đủ điều kiện hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật mà hành nghề luật sư dưới bất kỳ hình thức nào; thông đồng, dìm giá trong quá trình tham gia đấu giá. Đối với văn phòng con nuôi nước ngoài thực hiện các hoạt động khi giấy phép đã quá hạn hoặc chưa được cấp giấy phép đã hoạt động; thực hiện hoạt động về nuôi con nhằm mục đích vụ lợi sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 15 triệu đến 20 triệu đồng. Phạt tiền từ 2 - 4 triệu đồng đối với hành vi sử dụng văn bản, giấy tờ giả mạo, mạo danh chủ thể đề được công chứng, chứng thực hợp đồng, giao dịch. Đối với hành vi lợi dụng danh nghĩa báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật để thực hiện các hoạt động không thuộc nhiệm vụ được giao nhằm mục đích vụ lợi sẽ bị áp dụng mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 - 500.000 đồng; đồng thời, phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật để kích động, gây phương hại đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, truyền thống văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.(Theo website Chính phủ)
Các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động tư pháp bị phạt tiền từ 50 ngàn đồng đến 20 triệu đồng
09/08/2006
Các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự, công chứng, chứng thực, hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp, giám định tư pháp, đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng cho thuê tài chính, hoạt động luật sư, tư vấn pháp luật, bán đấu giá tài sản, trọng tài thương mại, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, nuôi con nuôi... tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử phạt hành chính từ 50 ngàn đồng đến 20 triệu đồng.
Đó là nội dung chính của Nghị định 76/2006/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp được Chính phủ ban hành ngày 2/8.
Nghị định gồm 6 chương, 53 Điều quy định rõ các mức phạt hành chính đối với từng trường hợp vi phạm cụ thể. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành trong lĩnh vực tư pháp là một năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện. Theo đó, áp dụng mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 - 200.000 đồng đối với hành vi cố tình không nhận giấy báo, giấy triệu tập của cơ quan thi hành án, quyết định của Tòa án; đã nhận giấy báo, giấy triệu tập lần thứ hai nhưng không đến địa điểm ghi trong giấy báo, giấy triệu tập để thực hiện việc thi hành án mà không có lý do chính đáng.
Mức phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng được áp dụng đối với các trường hợp vi phạm hành chính sau: cá nhân, tổ chức không đủ điều kiện hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật mà hành nghề luật sư dưới bất kỳ hình thức nào; thông đồng, dìm giá trong quá trình tham gia đấu giá.
Đối với văn phòng con nuôi nước ngoài thực hiện các hoạt động khi giấy phép đã quá hạn hoặc chưa được cấp giấy phép đã hoạt động; thực hiện hoạt động về nuôi con nhằm mục đích vụ lợi sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 15 triệu đến 20 triệu đồng.
Phạt tiền từ 2 - 4 triệu đồng đối với hành vi sử dụng văn bản, giấy tờ giả mạo, mạo danh chủ thể đề được công chứng, chứng thực hợp đồng, giao dịch.
Đối với hành vi lợi dụng danh nghĩa báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật để thực hiện các hoạt động không thuộc nhiệm vụ được giao nhằm mục đích vụ lợi sẽ bị áp dụng mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 - 500.000 đồng; đồng thời, phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật để kích động, gây phương hại đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, truyền thống văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
(Theo website Chính phủ)