Từ 1/7/2006: Thêm sổ hồng chứng nhận quyền sở hữu nhàNgày 1/7, Luật Nhà ở có hiệu lực, trong đó nội dung được chú ý nhất là thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà. Trên giấy sẽ thể hiện các thông tin như hiện trạng nhà ở (diện tích, tầng cao, kết cấu chính), diện tích thửa đất, tên của chủ sở hữu... Theo quy định, hồ sơ xin cấp và mẫu giấy chứng nhận đều do Bộ Xây dựng ban hành để áp dụng thống nhất trong cả nước.Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở được cấp hoặc đổi khá dễ dàng khi bị mất, hư hỏng, rách hay đã hết trang ghi xác nhận thay đổi. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Tống Văn Nga cho biết, khi có hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, những quy định trong Nghị định 95/CP bị bãi bỏ. Sổ đỏ cấp theo luật về đất đai hiện nay vẫn có giá trị, nhưng do nhà ở chỉ được ghi nhận chứ chưa được chứng nhận quyền sở hữu nên khi giao dịch người dân phải chuyển sang giấy chứng nhận mới. Trường hợp đã được cấp sổ hồng theo Nghị định 60/CP, sổ hồng theo Nghị định 95/CP hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) có ghi nhà ở theo quy định của pháp luật về đất đai, nếu có nhu cầu cũng được cấp đổi.
Ðiểm mới duy nhất của giấy chứng nhận cấp theo Luật Nhà ở so với sổ đỏ cấp theo Luật Ðất đai hiện nay là nhà ở được chứng nhận quyền sở hữu thay vì ghi nhận. Những quy định khác không có gì mới so với nội dung Nghị định 95/CP ban hành hồi đầu năm ngoái về việc cấp sổ hồng.
Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở nêu rõ hai trường hợp nhà nước sẽ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà. Thứ nhất, chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở và chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư. Thứ hai chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở.
Cá nhân đề nghị cấp giấy sẽ nộp hồ sơ và kinh phí cho cơ quan có thẩm quyền, trong đó có bản sao giấy tờ về tạo lập nhà ở, bản vẽ sơ đồ nhà đất.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, ủy ban nhân dân cấp quận, huyện phải cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho chủ sở hữu.
Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày ký giấy chứng nhận, phòng quản lý nhà cấp quận, huyện phải gửi thông báo bằng văn bản cho chủ sở hữu biết các nghĩa vụ tài chính phải nộp theo quy định của pháp luật.
Dự thảo Luật quy định, đối với nhà ở đã được tạo lập từ trước ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành, cá nhân xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà phải có giấy tờ về tạo lập hợp pháp nhà ở.
Ðó có thể là giấy phép xây dựng nhà ở, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định theo Luật Ðất đai hoặc có tên trong sổ địa chính đối với nhà ở đã được xây dựng trước ngày 1/7/2004. Như vậy nhiều trường hợp có sổ đỏ rồi, dân mới được xin giấy chứng nhận sở hữu nhà.
Một điểm khắt khe khác được đưa ra trong dự thảo là thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính. Sau 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về các nghĩa vụ tài chính, chủ sở hữu phải nộp để nhận giấy. Quá thời hạn, hồ sơ đã nộp mặc nhiên hết giá trị. Nếu có nhu cầu đề nghị cấp giấy thì họ phải làm lại hồ sơ.
Kinh phí cấp giấy chứng nhận lần đầu là 100 nghìn/giấy, lần sau là 50.000 đồng.
(Theo Kinh tế và Đô thị)
Từ 1/7/2006: Thêm sổ hồng chứng nhận quyền sở hữu nhà
19/06/2006
Ngày 1/7,
Luật Nhà ở có hiệu lực, trong đó nội dung được chú ý nhất là thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà. Trên giấy sẽ thể hiện các thông tin như hiện trạng nhà ở (diện tích, tầng cao, kết cấu chính), diện tích thửa đất, tên của chủ sở hữu... Theo quy định, hồ sơ xin cấp và mẫu giấy chứng nhận đều do Bộ Xây dựng ban hành để áp dụng thống nhất trong cả nước.
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở được cấp hoặc đổi khá dễ dàng khi bị mất, hư hỏng, rách hay đã hết trang ghi xác nhận thay đổi. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Tống Văn Nga cho biết, khi có hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, những quy định trong Nghị định 95/CP bị bãi bỏ. Sổ đỏ cấp theo luật về đất đai hiện nay vẫn có giá trị, nhưng do nhà ở chỉ được ghi nhận chứ chưa được chứng nhận quyền sở hữu nên khi giao dịch người dân phải chuyển sang giấy chứng nhận mới. Trường hợp đã được cấp sổ hồng theo Nghị định 60/CP, sổ hồng theo Nghị định 95/CP hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) có ghi nhà ở theo quy định của pháp luật về đất đai, nếu có nhu cầu cũng được cấp đổi.
Ðiểm mới duy nhất của giấy chứng nhận cấp theo Luật Nhà ở so với sổ đỏ cấp theo Luật Ðất đai hiện nay là nhà ở được chứng nhận quyền sở hữu thay vì ghi nhận. Những quy định khác không có gì mới so với nội dung Nghị định 95/CP ban hành hồi đầu năm ngoái về việc cấp sổ hồng.
Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở nêu rõ hai trường hợp nhà nước sẽ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà. Thứ nhất, chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở và chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư. Thứ hai chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở.
Cá nhân đề nghị cấp giấy sẽ nộp hồ sơ và kinh phí cho cơ quan có thẩm quyền, trong đó có bản sao giấy tờ về tạo lập nhà ở, bản vẽ sơ đồ nhà đất.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, ủy ban nhân dân cấp quận, huyện phải cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho chủ sở hữu.
Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày ký giấy chứng nhận, phòng quản lý nhà cấp quận, huyện phải gửi thông báo bằng văn bản cho chủ sở hữu biết các nghĩa vụ tài chính phải nộp theo quy định của pháp luật.
Dự thảo Luật quy định, đối với nhà ở đã được tạo lập từ trước ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành, cá nhân xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà phải có giấy tờ về tạo lập hợp pháp nhà ở.
Ðó có thể là giấy phép xây dựng nhà ở, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định theo Luật Ðất đai hoặc có tên trong sổ địa chính đối với nhà ở đã được xây dựng trước ngày 1/7/2004. Như vậy nhiều trường hợp có sổ đỏ rồi, dân mới được xin giấy chứng nhận sở hữu nhà.
Một điểm khắt khe khác được đưa ra trong dự thảo là thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính. Sau 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về các nghĩa vụ tài chính, chủ sở hữu phải nộp để nhận giấy. Quá thời hạn, hồ sơ đã nộp mặc nhiên hết giá trị. Nếu có nhu cầu đề nghị cấp giấy thì họ phải làm lại hồ sơ.
Kinh phí cấp giấy chứng nhận lần đầu là 100 nghìn/giấy, lần sau là 50.000 đồng.
(Theo Kinh tế và Đô thị)