Một số nội dung về cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ởLuật Nhà ở được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8, có hiệu lực kể từ ngày 1-7-2006. Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến sở hữu nhà ở, phát triển, quản lý việc sử dụng nhà ở, giao dịch về nhà ở và quản lý nhà nước về nhà ở. Theo đó, quy định một số nội dung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở như sau:1. Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận
Tổ chức, cá nhân có các điều kiện sau đây được cấp giấy chứng nhận:
- Tổ chức, cá nhân trong nước không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê tại Việt Nam được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở đó. Thời hạn được sở hữu nhà ở là thời hạn quy định trong giấy chứng nhận đầu tư và được ghi rõ trong giấy chứng nhận.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở để bán, sau khi hoàn thành việc xây dựng theo dự án, chủ đầu tư được quyền bán nhà ở này cho các đối tượng thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định. Người mua nhà ở của tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận theo quy định.
- Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở để bán phải nộp tiền sử dụng đất và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư lâu dài tại Việt Nam, người có công đóng góp với đất nước, nhà hoạt động văn hóa, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước, người được phép về sống ổn định tại Việt Nam và các đối tượng khác do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Đối với trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài không cuộc diện này đã về Việt Nam cư trú với thời hạn được phép từ sáu tháng trở lên được sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ.
Có nhà ở được tạo lập hợp pháp thông qua việc đầu tư xây dựng, mua bán, tặng cho, thừa kế, đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
2. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận
a. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận
Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;
- Bản sao một trong các giấy tờ: giấy phép xây dựng; quyết định phê duyệt dự án phát triển nhà ở; giấy chứng nhận đầu tư; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ hợp lệ về quyền sở hữu đất theo quy định của pháp luật về đất đai; giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ; thoả thuận đồng ý bằng văn bản của chủ sử dụng đất ở đối với trường hợp chủ sở hữu nhà ở không phải là chủ sử dụng đất ở mà nhà ở được xây dựng tại các khu vực không thuộc diện phải có giấy phép xây dựng; giấy tờ mua bán, tặng cho, đổi, thanh lý, hóa giá nhà ở; hợp đồng thuê mua nhà ở xã hội quyết định trao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương; giấy tờ về thừa kế nhà ở; bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật về sở hữu nhà ở; giấy tờ xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND xã) đối với các trường hợp khác, trừ nhà ở thuộc các khu vực cấm xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
- Sơ đồ nhà ở, đất ở.
b. Trình tự cấp giấy chứng nhận
- Tại khu vực đô thị, việc nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận được thực hiện như sau: tổ chức nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh; cá nhân nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện.
- Tại khu vực nông thôn, việc nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận được thực hiện như sau: tổ chức nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh; cá nhân nộp hồ sơ tại UBND xã hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện, trường hợp cá nhân nộp hồ sơ tại UBND xã thì trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND xã có trách nhiệm chuyển hồ sơ cho cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện.
Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải cấp giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở.
Chủ sở hữu nhà ở nhận giấy chứng nhận tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ, trường hợp người khác thay thì phải có giấy ủy quyền của chủ sở hữu nhà ở có chứng nhận của UBND xã.
Khi nhận giấy chứng nhận, chủ sở hữu nhà ở phải nộp giấy tờ gốc của bản sao trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quy định trừ quyết định phê duyệt dự án phát triển nhà ở; giấy chứng nhận đầu tư; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp: chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở.
c. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là UBND tỉnh) cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho tổ chức. Trường hợp chủ sở hữu chung là tổ chức và cá nhân thì UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận.
- UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là UBND huyện) cấp giấy chứng nhận cho cá nhân.
3. Cấp lại, thay đổi, xác nhận thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
a. Cấp lại giấy chứng nhận
Chủ sở hữu nhà ở bị mất giấy chứng nhận phải có hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận và nộp cho cơ quan quản lý nhà ở của cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận, trong đó nêu rõ lý do mất giấy chứng nhận và cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai của mình;
- Giấy tờ xác nhận về việc mất giấy chứng nhận của cơ quan công an cấp xã nơi mất giấy kèm theo giấy tờ chứng minh đã đăng tin trên phương tiện thông tin đại chúng một lần đối với khu vực đô thị hoặc đã niêm yết thông báo mất giấy chứng nhận tại trụ sở UBND xã trong thời hạn mười ngày làm việc đối với khu vực nông thôn, trừ trường hợp có căn cứ rõ ràng là giấy chứng nhận bị tiêu huỷ do thiên tai, hoả hoạn.
Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ mà chủ sở hữu nhà ở không tìm lại được giấy chứng nhận thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải cấp lại giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở.
b. Cấp đổi giấy chứng nhận
- Giấy chứng nhận bị hư hỏng, rách nát hoặc đã ghi hết trang xác nhận thay đổi thì chủ sở hữu nhà ở được thực hiện việc cấp đổi.
- Chủ sở hữu nhà ở phải có đơn đề nghị cấp đổi giấy chứng nhận kèm theo giấy chứng nhận cũ và nộp cho cơ quan quản lý nhà ở cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.
- Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải cấp đổi giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở.
c. Xác nhận thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận
- Việc xác nhận thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận được thực hiện khi có sự thay đổi về diện tích, tầng cao, kết cấu chính nhà ở; tách, nhập thửa đất.
- Chủ sở hữu nhà ở phải có bản kê khai về nội dung thay đổi kèm theo giấy chứng nhận và nộp cho cơ quan quản lý nhà ở cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.
- Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác nhận nội dung thay đổi vào giấy chứng nhận và giao lại cho chủ sở hữu nhà ở.
4. Hiệu lực của giấy chứng nhận
- Giấy chứng nhận là cơ sở pháp lý để chủ. sở hữu nhà ở thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đối với nhà ở đó theo quy định của pháp luật.
- Giấy chứng nhận không còn hiệu lực pháp lý trong các trường hợp sau đây: nhà ở bị tiêu huỷ hoặc bị phá dỡ; nhà ở bị tịch thu hoặc trưng mua theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nhà ở được xây dựng trên đất thuê đã hết thời hạn thuê đất mà không được gia hạn thuê tiếp hoặc không được chuyển sang hình thức giao đất để sử dụng ổn định lâu dài; nhà ở đã được cấp giấy chứng nhận nhưng bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thu hồi do cấp không đúng thẩm quyền, người được cấp giấy chứng nhận không đúng đối tượng, nhà ở được ghi trong giấy chứng nhận không đúng với hiện trạng khi cấp giấy hoặc nhà ở xây dựng trong khu vực đã bị cấm xây dựng nhà ở; nhà ở có giấy chứng nhận nhưng đã được cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận khác theo quy định của luật.(Theo Pháp luật Việt Nam)
Một số nội dung về cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
11/05/2006
Luật Nhà ở được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8, có hiệu lực kể từ ngày 1-7-2006. Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến sở hữu nhà ở, phát triển, quản lý việc sử dụng nhà ở, giao dịch về nhà ở và quản lý nhà nước về nhà ở. Theo đó, quy định một số nội dung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở như sau:
1. Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận
Tổ chức, cá nhân có các điều kiện sau đây được cấp giấy chứng nhận:
- Tổ chức, cá nhân trong nước không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê tại Việt Nam được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở đó. Thời hạn được sở hữu nhà ở là thời hạn quy định trong giấy chứng nhận đầu tư và được ghi rõ trong giấy chứng nhận.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở để bán, sau khi hoàn thành việc xây dựng theo dự án, chủ đầu tư được quyền bán nhà ở này cho các đối tượng thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định. Người mua nhà ở của tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận theo quy định.
- Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở để bán phải nộp tiền sử dụng đất và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư lâu dài tại Việt Nam, người có công đóng góp với đất nước, nhà hoạt động văn hóa, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước, người được phép về sống ổn định tại Việt Nam và các đối tượng khác do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Đối với trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài không cuộc diện này đã về Việt Nam cư trú với thời hạn được phép từ sáu tháng trở lên được sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ.
Có nhà ở được tạo lập hợp pháp thông qua việc đầu tư xây dựng, mua bán, tặng cho, thừa kế, đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
2. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận
a. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận
Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;
- Bản sao một trong các giấy tờ: giấy phép xây dựng; quyết định phê duyệt dự án phát triển nhà ở; giấy chứng nhận đầu tư; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ hợp lệ về quyền sở hữu đất theo quy định của pháp luật về đất đai; giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ; thoả thuận đồng ý bằng văn bản của chủ sử dụng đất ở đối với trường hợp chủ sở hữu nhà ở không phải là chủ sử dụng đất ở mà nhà ở được xây dựng tại các khu vực không thuộc diện phải có giấy phép xây dựng; giấy tờ mua bán, tặng cho, đổi, thanh lý, hóa giá nhà ở; hợp đồng thuê mua nhà ở xã hội quyết định trao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương; giấy tờ về thừa kế nhà ở; bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật về sở hữu nhà ở; giấy tờ xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND xã) đối với các trường hợp khác, trừ nhà ở thuộc các khu vực cấm xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
- Sơ đồ nhà ở, đất ở.
b. Trình tự cấp giấy chứng nhận
- Tại khu vực đô thị, việc nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận được thực hiện như sau: tổ chức nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh; cá nhân nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện.
- Tại khu vực nông thôn, việc nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận được thực hiện như sau: tổ chức nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh; cá nhân nộp hồ sơ tại UBND xã hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện, trường hợp cá nhân nộp hồ sơ tại UBND xã thì trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND xã có trách nhiệm chuyển hồ sơ cho cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện.
Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải cấp giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở.
Chủ sở hữu nhà ở nhận giấy chứng nhận tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ, trường hợp người khác thay thì phải có giấy ủy quyền của chủ sở hữu nhà ở có chứng nhận của UBND xã.
Khi nhận giấy chứng nhận, chủ sở hữu nhà ở phải nộp giấy tờ gốc của bản sao trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quy định trừ quyết định phê duyệt dự án phát triển nhà ở; giấy chứng nhận đầu tư; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp: chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở.
c. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là UBND tỉnh) cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho tổ chức. Trường hợp chủ sở hữu chung là tổ chức và cá nhân thì UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận.
- UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là UBND huyện) cấp giấy chứng nhận cho cá nhân.
3. Cấp lại, thay đổi, xác nhận thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
a. Cấp lại giấy chứng nhận
Chủ sở hữu nhà ở bị mất giấy chứng nhận phải có hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận và nộp cho cơ quan quản lý nhà ở của cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận, trong đó nêu rõ lý do mất giấy chứng nhận và cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai của mình;
- Giấy tờ xác nhận về việc mất giấy chứng nhận của cơ quan công an cấp xã nơi mất giấy kèm theo giấy tờ chứng minh đã đăng tin trên phương tiện thông tin đại chúng một lần đối với khu vực đô thị hoặc đã niêm yết thông báo mất giấy chứng nhận tại trụ sở UBND xã trong thời hạn mười ngày làm việc đối với khu vực nông thôn, trừ trường hợp có căn cứ rõ ràng là giấy chứng nhận bị tiêu huỷ do thiên tai, hoả hoạn.
Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ mà chủ sở hữu nhà ở không tìm lại được giấy chứng nhận thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải cấp lại giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở.
b. Cấp đổi giấy chứng nhận
- Giấy chứng nhận bị hư hỏng, rách nát hoặc đã ghi hết trang xác nhận thay đổi thì chủ sở hữu nhà ở được thực hiện việc cấp đổi.
- Chủ sở hữu nhà ở phải có đơn đề nghị cấp đổi giấy chứng nhận kèm theo giấy chứng nhận cũ và nộp cho cơ quan quản lý nhà ở cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.
- Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải cấp đổi giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở.
c. Xác nhận thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận
- Việc xác nhận thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận được thực hiện khi có sự thay đổi về diện tích, tầng cao, kết cấu chính nhà ở; tách, nhập thửa đất.
- Chủ sở hữu nhà ở phải có bản kê khai về nội dung thay đổi kèm theo giấy chứng nhận và nộp cho cơ quan quản lý nhà ở cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.
- Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác nhận nội dung thay đổi vào giấy chứng nhận và giao lại cho chủ sở hữu nhà ở.
4. Hiệu lực của giấy chứng nhận
- Giấy chứng nhận là cơ sở pháp lý để chủ. sở hữu nhà ở thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đối với nhà ở đó theo quy định của pháp luật.
- Giấy chứng nhận không còn hiệu lực pháp lý trong các trường hợp sau đây: nhà ở bị tiêu huỷ hoặc bị phá dỡ; nhà ở bị tịch thu hoặc trưng mua theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nhà ở được xây dựng trên đất thuê đã hết thời hạn thuê đất mà không được gia hạn thuê tiếp hoặc không được chuyển sang hình thức giao đất để sử dụng ổn định lâu dài; nhà ở đã được cấp giấy chứng nhận nhưng bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thu hồi do cấp không đúng thẩm quyền, người được cấp giấy chứng nhận không đúng đối tượng, nhà ở được ghi trong giấy chứng nhận không đúng với hiện trạng khi cấp giấy hoặc nhà ở xây dựng trong khu vực đã bị cấm xây dựng nhà ở; nhà ở có giấy chứng nhận nhưng đã được cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận khác theo quy định của luật.
(Theo Pháp luật Việt Nam)