Chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sảnVừa qua, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 03/2025/TT-BTC ngày 22 tháng 01 năm 2025 hướng dẫn về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản; quy định việc thu, chi, quản lý và sử dụng tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá, tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
Về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản của tổ chức hành nghề đấu giá tài sản và tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu
Việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ giá dịch vụ đấu giá tài sản, chi phí đấu giá tài sản, tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá và các khoản thu khác (nếu có) được quy định như sau:
- Thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và pháp luật có liên quan trong trường hợp tổ chức hành nghề đấu giá tài sản là Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản.
- Thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp trong trường hợp tổ chức hành nghề đấu giá tài sản là doanh nghiệp đấu giá tài sản.
- Thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về các tổ chức tín dụng trong trường hợp tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu tự đấu giá tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 64 Luật Đấu giá tài sản.
Về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản của Hội đồng đấu giá tài sản
- Hội đồng đấu giá tài sản được người có tài sản đấu giá bảo đảm kinh phí để tổ chức đấu giá tài sản.
- Căn cứ nội dung chi, mức chi quy định tại Thông tư này, Hội đồng đấu giá tài sản có trách nhiệm báo cáo người có tài sản đấu giá về kinh phí tổ chức đấu giá tài sản để tổng hợp chung vào dự toán chi phí xử lý tài sản của người có tài sản đấu giá; trên cơ sở đó, người có tài sản đấu giá phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán chi phí tổ chức đấu giá tài sản trong dự toán chi phí xử lý tài sản theo quy định của pháp luật.
- Nội dung chi:
+ Chi phí niêm yết, thông báo công khai việc đấu giá tài sản;
+ Chi phí tổ chức cho người tham gia đấu giá xem tài sản;
+ Chi phí tổ chức phiên đấu giá (bao gồm chi phí thuê địa điểm tổ chức đấu giá tài sản trong trường hợp không bố trí được địa điểm đấu giá; chi phí thuê máy móc, thiết bị; chi phí thuê bảo vệ phiên đấu giá; chi phí thuê cổng Đấu giá tài sản quốc gia hoặc trang thông tin đấu giá trực tuyến để tổ chức phiên đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến; chi phí trả cho tổ chức hành nghề đấu giá tài sản để cử đấu giá viên điều hành phiên đấu giá trong trường hợp đấu giá viên điều hành phiên đấu giá theo hợp đồng giữa Hội đồng đấu giá tài sản với tổ chức hành nghề đấu giá tài sản nơi đấu giá viên hành nghề);
+ Chi phí lập, tổ chức bán hồ sơ mời tham gia đấu giá;
+ Các khoản chi khác có liên quan trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện đấu giá tài sản.
- Về mức chi:
+ Đối với các nội dung chi đã có tiêu chuẩn, định mức, chế độ do cơ quan, người có thẩm quyền quy định thì thực hiện theo tiêu chuẩn, định mức và chế độ do cơ quan, người có thẩm quyền quy định;
+ Đối với các nội dung chi thuê ngoài thì thực hiện theo hợp đồng ký kết giữa người có tài sản đấu giá với tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ. Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan;
+ Đối với các nội dung chi ngoài phạm vi quy định tại điểm a, điểm b khoản này thì Hội đồng đấu giá tài sản báo cáo người có tài sản đấu giá quyết định mức chi, bảo đảm phù hợp với chế độ quản lý tài chính hiện hành theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
- Hội đồng đấu giá tài sản lập hồ sơ đề nghị thanh toán, báo cáo người có tài sản đấu giá thực hiện chi trả các chi phí có liên quan đến việc đấu giá theo quy định. Đối với các nội dung chi thuê ngoài, Hội đồng đấu giá tài sản có trách nhiệm báo cáo người có tài sản đấu giá thanh toán cho tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.
- Người có tài sản đấu giá có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ, chứng từ liên quan đến chi phí tổ chức đấu giá tài sản của Hội đồng đấu giá tài sản theo đúng quy định của pháp luật.
- Các khoản kinh phí cho việc đấu giá tài sản là nội dung chi thuộc chi phí xử lý tài sản của người có tài sản đấu giá. Người có tài sản đấu giá có trách nhiệm tổng hợp chi phí này và quyết toán theo quy định của pháp luật có liên quan.
Về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản của người có tài sản đấu giá
- Nguồn kinh phí chi cho việc đấu giá tài sản gồm:
+ Dự toán ngân sách nhà nước giao cho người có tài sản đấu giá trong trường hợp phải nộp toàn bộ tiền thu được từ đấu giá vào ngân sách nhà nước. Việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí chi cho việc đấu giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
+ Tiền thu được từ đấu giá tài sản trong tài khoản tạm giữ (bao gồm cả tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá đối với trường hợp thành lập Hội đồng đấu giá tài sản; tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định tại khoản 6 Điều 39 Luật Đấu giá tài sản) trong trường hợp phải nộp toàn bộ tiền thu được từ đấu giá tài sản vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc nhà nước do cơ quan thành lập Hội đồng đấu giá tài sản làm chủ tài khoản hoặc tài khoản tạm giữ của cơ quan, đơn vị được cơ quan, người có thẩm quyền giao nhiệm vụ làm chủ tài khoản tạm giữ và được trừ chi phí xử lý tài sản trước khi nộp vào ngân sách nhà nước;
+ Nguồn kinh phí xử lý tài sản bảo đảm, xử lý nợ xấu, tài sản kê biên, tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp phá sản (bao gồm cả tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá đối với trường hợp thành lập Hội đồng đấu giá tài sản; tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định tại khoản 6 Điều 39 Luật Đấu giá tài sản) trong trường hợp đấu giá tài sản để thực hiện xử lý tài sản bảo đảm, xử lý nợ xấu, xử lý tài sản kê biên, tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp phá sản;
+ Tiền thu được từ đấu giá tài sản (bao gồm cả tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá đối với trường hợp thành lập Hội đồng đấu giá tài sản; tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định tại khoản 6 Điều 39 Luật Đấu giá tài sản) trong trường hợp tiền thu được từ đấu giá tài sản là nguồn thu của người có tài sản đấu giá.
- Người có tài sản đấu giá có trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn kinh phí theo quy định hoặc đề nghị cơ quan, đơn vị được cơ quan, người có thẩm quyền giao nhiệm vụ làm chủ tài khoản tạm giữ để thanh toán các nội dung chi cho tổ chức hành nghề đấu giá tài sản hoặc Hội đồng đấu giá tài sản theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 5 Thông tư này hoặc chi phí cho tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu theo quy định của pháp luật về xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng quy định tại khoản 5 Điều 5 Thông tư này.
- Các khoản thanh toán cho tổ chức hành nghề đấu giá tài sản:
+ Giá dịch vụ đấu giá tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá theo khung giá do Bộ Tư pháp quy định theo quy định của Luật Giá ngày 19 tháng 6 năm 2023;
+ Chi phí đấu giá tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 66 Luật Đấu giá tài sản và chi phí sử dụng Cổng Đấu giá tài sản quốc gia, chi phí thuê trang thông tin đấu giá trực tuyến theo quy định tại khoản 28 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản;
+) Trường hợp đấu giá tài sản nhưng không thành hoặc phiên đấu giá không được tổ chức thuộc trường hợp bất khả kháng quy định tại điểm c khoản 2 Điều 24 Luật Đấu giá tài sản thì tổ chức hành nghề đấu giá tài sản được thanh toán các chi phí hợp lý, hợp lệ thực tế đã chi theo quy định tại điểm b khoản này nhưng không vượt quá chi phí đấu giá tài sản theo hợp đồng đấu giá tài sản đã ký kết.
- Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cho Hội đồng đấu giá tài sản được thanh toán các nội dung chi theo quy định tại khoản 3 Điều 4 với mức chi quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư này.
- Trường hợp tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu tự đấu giá tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 64 Luật Đấu giá tài sản thi tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu thực hiện quản lý nguồn kinh phí chi cho việc đấu giá tài sản theo quy định về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản của tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này.
Chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản
05/02/2025
Vừa qua, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 03/2025/TT-BTC ngày 22 tháng 01 năm 2025 hướng dẫn về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản; quy định việc thu, chi, quản lý và sử dụng tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá, tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
Về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản của tổ chức hành nghề đấu giá tài sản và tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu
Việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ giá dịch vụ đấu giá tài sản, chi phí đấu giá tài sản, tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá và các khoản thu khác (nếu có) được quy định như sau:
- Thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và pháp luật có liên quan trong trường hợp tổ chức hành nghề đấu giá tài sản là Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản.
- Thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp trong trường hợp tổ chức hành nghề đấu giá tài sản là doanh nghiệp đấu giá tài sản.
- Thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về các tổ chức tín dụng trong trường hợp tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu tự đấu giá tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 64 Luật Đấu giá tài sản.
Về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản của Hội đồng đấu giá tài sản
- Hội đồng đấu giá tài sản được người có tài sản đấu giá bảo đảm kinh phí để tổ chức đấu giá tài sản.
- Căn cứ nội dung chi, mức chi quy định tại Thông tư này, Hội đồng đấu giá tài sản có trách nhiệm báo cáo người có tài sản đấu giá về kinh phí tổ chức đấu giá tài sản để tổng hợp chung vào dự toán chi phí xử lý tài sản của người có tài sản đấu giá; trên cơ sở đó, người có tài sản đấu giá phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán chi phí tổ chức đấu giá tài sản trong dự toán chi phí xử lý tài sản theo quy định của pháp luật.
- Nội dung chi:
+ Chi phí niêm yết, thông báo công khai việc đấu giá tài sản;
+ Chi phí tổ chức cho người tham gia đấu giá xem tài sản;
+ Chi phí tổ chức phiên đấu giá (bao gồm chi phí thuê địa điểm tổ chức đấu giá tài sản trong trường hợp không bố trí được địa điểm đấu giá; chi phí thuê máy móc, thiết bị; chi phí thuê bảo vệ phiên đấu giá; chi phí thuê cổng Đấu giá tài sản quốc gia hoặc trang thông tin đấu giá trực tuyến để tổ chức phiên đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến; chi phí trả cho tổ chức hành nghề đấu giá tài sản để cử đấu giá viên điều hành phiên đấu giá trong trường hợp đấu giá viên điều hành phiên đấu giá theo hợp đồng giữa Hội đồng đấu giá tài sản với tổ chức hành nghề đấu giá tài sản nơi đấu giá viên hành nghề);
+ Chi phí lập, tổ chức bán hồ sơ mời tham gia đấu giá;
+ Các khoản chi khác có liên quan trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện đấu giá tài sản.
- Về mức chi:
+ Đối với các nội dung chi đã có tiêu chuẩn, định mức, chế độ do cơ quan, người có thẩm quyền quy định thì thực hiện theo tiêu chuẩn, định mức và chế độ do cơ quan, người có thẩm quyền quy định;
+ Đối với các nội dung chi thuê ngoài thì thực hiện theo hợp đồng ký kết giữa người có tài sản đấu giá với tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ. Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan;
+ Đối với các nội dung chi ngoài phạm vi quy định tại điểm a, điểm b khoản này thì Hội đồng đấu giá tài sản báo cáo người có tài sản đấu giá quyết định mức chi, bảo đảm phù hợp với chế độ quản lý tài chính hiện hành theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
- Hội đồng đấu giá tài sản lập hồ sơ đề nghị thanh toán, báo cáo người có tài sản đấu giá thực hiện chi trả các chi phí có liên quan đến việc đấu giá theo quy định. Đối với các nội dung chi thuê ngoài, Hội đồng đấu giá tài sản có trách nhiệm báo cáo người có tài sản đấu giá thanh toán cho tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.
- Người có tài sản đấu giá có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ, chứng từ liên quan đến chi phí tổ chức đấu giá tài sản của Hội đồng đấu giá tài sản theo đúng quy định của pháp luật.
- Các khoản kinh phí cho việc đấu giá tài sản là nội dung chi thuộc chi phí xử lý tài sản của người có tài sản đấu giá. Người có tài sản đấu giá có trách nhiệm tổng hợp chi phí này và quyết toán theo quy định của pháp luật có liên quan.
Về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản của người có tài sản đấu giá
- Nguồn kinh phí chi cho việc đấu giá tài sản gồm:
+ Dự toán ngân sách nhà nước giao cho người có tài sản đấu giá trong trường hợp phải nộp toàn bộ tiền thu được từ đấu giá vào ngân sách nhà nước. Việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí chi cho việc đấu giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
+ Tiền thu được từ đấu giá tài sản trong tài khoản tạm giữ (bao gồm cả tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá đối với trường hợp thành lập Hội đồng đấu giá tài sản; tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định tại khoản 6 Điều 39 Luật Đấu giá tài sản) trong trường hợp phải nộp toàn bộ tiền thu được từ đấu giá tài sản vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc nhà nước do cơ quan thành lập Hội đồng đấu giá tài sản làm chủ tài khoản hoặc tài khoản tạm giữ của cơ quan, đơn vị được cơ quan, người có thẩm quyền giao nhiệm vụ làm chủ tài khoản tạm giữ và được trừ chi phí xử lý tài sản trước khi nộp vào ngân sách nhà nước;
+ Nguồn kinh phí xử lý tài sản bảo đảm, xử lý nợ xấu, tài sản kê biên, tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp phá sản (bao gồm cả tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá đối với trường hợp thành lập Hội đồng đấu giá tài sản; tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định tại khoản 6 Điều 39 Luật Đấu giá tài sản) trong trường hợp đấu giá tài sản để thực hiện xử lý tài sản bảo đảm, xử lý nợ xấu, xử lý tài sản kê biên, tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp phá sản;
+ Tiền thu được từ đấu giá tài sản (bao gồm cả tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá đối với trường hợp thành lập Hội đồng đấu giá tài sản; tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định tại khoản 6 Điều 39 Luật Đấu giá tài sản) trong trường hợp tiền thu được từ đấu giá tài sản là nguồn thu của người có tài sản đấu giá.
- Người có tài sản đấu giá có trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn kinh phí theo quy định hoặc đề nghị cơ quan, đơn vị được cơ quan, người có thẩm quyền giao nhiệm vụ làm chủ tài khoản tạm giữ để thanh toán các nội dung chi cho tổ chức hành nghề đấu giá tài sản hoặc Hội đồng đấu giá tài sản theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 5 Thông tư này hoặc chi phí cho tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu theo quy định của pháp luật về xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng quy định tại khoản 5 Điều 5 Thông tư này.
- Các khoản thanh toán cho tổ chức hành nghề đấu giá tài sản:
+ Giá dịch vụ đấu giá tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá theo khung giá do Bộ Tư pháp quy định theo quy định của Luật Giá ngày 19 tháng 6 năm 2023;
+ Chi phí đấu giá tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 66 Luật Đấu giá tài sản và chi phí sử dụng Cổng Đấu giá tài sản quốc gia, chi phí thuê trang thông tin đấu giá trực tuyến theo quy định tại khoản 28 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản;
+) Trường hợp đấu giá tài sản nhưng không thành hoặc phiên đấu giá không được tổ chức thuộc trường hợp bất khả kháng quy định tại điểm c khoản 2 Điều 24 Luật Đấu giá tài sản thì tổ chức hành nghề đấu giá tài sản được thanh toán các chi phí hợp lý, hợp lệ thực tế đã chi theo quy định tại điểm b khoản này nhưng không vượt quá chi phí đấu giá tài sản theo hợp đồng đấu giá tài sản đã ký kết.
- Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cho Hội đồng đấu giá tài sản được thanh toán các nội dung chi theo quy định tại khoản 3 Điều 4 với mức chi quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư này.
- Trường hợp tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu tự đấu giá tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 64 Luật Đấu giá tài sản thi tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu thực hiện quản lý nguồn kinh phí chi cho việc đấu giá tài sản theo quy định về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản của tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này.