Quy định về chương trình giáo dục pháp luậtVừa qua, Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành Thông tư số 18/2024/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 11 năm 2024 ban hành Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ.Theo đó, Chương trình Giáo dục pháp luật là một lĩnh vực giáo dục của Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học nhằm góp phần tiếp tục phát triển phẩm chất và năng lực của người công dân thông qua các chủ đề về pháp luật; hình thành ý thức trách nhiệm và hành vi của người công dân trong việc tuân thủ pháp luật; có khả năng tham gia các hoạt động phù hợp với lứa tuổi để thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Về năng lực: Nêu được tầm quan trọng của giáo dục pháp luật đối với cuộc sống con người và sự phát triển bền vững của cộng đồng, đất nước; trách nhiệm công dân bảo vệ, xây dựng, hoàn thiện bộ máy chính quyền cơ sở; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; pháp luật trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội; Biết được các quy định cơ bản, cần thiết của pháp luật gắn trực tiếp với cuộc sống của nhân dân khi tham gia các mối quan hệ của cá nhân trong đời sống xã hội và cộng đồng; Vận dụng được các kiến thức pháp luật để thực hiện, bảo vệ quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các tình huống pháp luật của thực tiễn cuộc sống.
Về phẩm chất: Có ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; tự giác thực hiện pháp luật, góp phần xây dựng và bảo vệ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của mọi cá nhân, tổ chức; đấu tranh với những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; Có thái độ đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm phù hợp với quy định pháp luật; phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực của đời sống xã hội; Có ý thức và trách nhiệm trong việc chủ động tìm hiểu pháp luật; có trách nhiệm truyền thông, vận động mọi người trong gia đình và người dân trong cộng đồng nghiêm túc chấp hành và thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
Nội dung chương trình và mức độ cần đạt của Chương trình giáo dục pháp luật được quy định cụ thể tại Thông tư.
Bên cạnh đó, Thông tư hướng dẫn thực hiện chương trình như sau:
1- Về thời lượng
Chương trình Giáo dục pháp luật đã quy định thời lượng cụ thể cho từng nội dung, chủ đề. Thời lượng thực hiện toàn bộ chương trình là 180 tiết, trong đó 104 tiết lý thuyết và 76 tiết thực hành, có thể tổ chức với thời lượng 60 buổi; mỗi buổi 3 tiết, không quy định về số tiết và số buổi trong tuần, tháng và năm. Hằng năm, các địa phương xây dựng kế hoạch Giáo dục pháp luật với thời lượng tối thiểu là 30 tiết trở lên.
Nội dung Giáo dục pháp luật được thiết kế linh hoạt, mềm dẻo. Khi tổ chức thực hiện Chương trình Giáo dục pháp luật cho người dân, các địa phương căn cứ vào sự hiểu biết về pháp luật của người học để lựa chọn các mạch nội dung, chủ đề cụ thể cho phù hợp với từng đối tượng người học, đảm bảo đúng các yêu cầu cần đạt và thời lượng đã được quy định tại chương trình.
Căn cứ vào đối tượng người học để lựa chọn nội dung giáo dục pháp luật cho phù hợp, cụ thể như sau:
- Đối với người dân ở vùng dân tộc: thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hải đảo: Nội dung giáo dục pháp luật tập trung vào các quy định về quyền cơ bản của công dân, các quy định về dân tộc, tôn giáo, trách nhiệm tham gia bảo vệ, giữ gìn an ninh, quốc phòng, biên giới, chủ quyền quốc gia, biển đảo Việt Nam.
- Đối với người khuyết tật: Nội dung tập trung vào các quy định pháp luật về quyền của người khuyết tật; chế độ, chính sách của Nhà nước, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong việc tạo điều kiện, hỗ trợ người khuyết tật.
- Đối với người học là phụ nữ và trẻ em gái là nạn nhân của bạo lực gia đình: Nội dung giáo dục tập trung vào các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong việc hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình.
- Đối với thanh niên: Nội dung giáo dục tập trung vào các quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân, trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ tổ quốc theo Luật Nghĩa vụ quân sự; pháp luật về hình sự, xử lý vi phạm hành chính, pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, pháp luật về phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội, pháp luật về an ninh mạng.
2 - Hướng dẫn tổ chức dạy học
- Phương pháp dạy học
Nội dung giáo dục pháp luật hình thành, phát triển cho người học các phẩm chất và năng lực của người công dân thông qua các bài học về pháp luật, chuyển các kiến thức pháp luật thành ý thức và hành vi của người công dân trong việc thực hiện pháp luật. Vì vậy, giáo viên/báo cáo viên phải sử dụng các phương pháp dạy học tích cực phù hợp, cụ thể:
+ Khi tổ chức hướng dẫn các chủ đề, nội dung giáo dục pháp luật, người dạy sử dụng phương pháp dạy học: đóng vai, nghiên cứu tình huống cụ thể. Chú trọng tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để người học tự khám phá, phân tích, khai thác thông tin, xử lý tình huống thực tiễn, trường hợp điển hình; tăng cường sử dụng các thông tin, tình huống, trường hợp của thực tế cuộc sống xung quanh, gần gũi với đời sống để người học có thể phân tích, đối chiếu, minh hoạ làm tăng tính hấp dẫn của các bài học đạt hiệu quả, phát triển kỹ năng và thái độ tích cực, trên cơ sở đó hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực của người công dân.
+ Tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học phân tích trường hợp điển hình kết hợp nêu những tấm gương công dân chấp hành pháp luật tiêu biểu; xử lý tình huống có tính thời sự về pháp luật trong cuộc sống hằng ngày.
+ Kết hợp các hình thức dạy học theo hướng linh hoạt, phù hợp, hiệu quả; tăng cường thực hành, rèn luyện kỹ năng trong các tình huống cụ thể của đời sống; tích cực sử dụng các phương tiện dạy học nhằm đa dạng, cập nhật thông tin, tạo hứng thú cho người học.
- Hình thức tổ chức dạy học
+ Tổ chức giảng dạy trực tiếp các quy định của pháp luật cho người dân trong cộng đồng, tư vấn hướng dẫn xử lý tình huống thực tiễn, giải đáp pháp luật theo chủ đề phù hợp với nhu cầu của người dân.
+ Giáo dục pháp luật cho người dân trên địa bàn và vận động nhân dân tham gia các buổi học tập pháp luật được tổ chức tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; lồng ghép với các cuộc họp thôn, bản, tổ dân phố; ký cam kết không vi phạm pháp luật, hoà giải.
+ Tổ chức giáo dục pháp luật theo hình thức thi tìm hiểu pháp luật. Triển khai hình thức thi khác nhau đối với mỗi đối tượng cụ thể như thi viết, sân khấu hóa với tiểu phẩm có các chủ đề pháp luật cho phù hợp với các đối tượng không chỉ nâng cao kiến thức pháp luật cho người dự thi mà còn là môi trường học tập để người xem tự cập nhật kiến thức pháp luật có hiệu quả.
+ Giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư.
+ Lồng ghép giáo dục pháp luật trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở.
- Đánh giá kết quả học tập
+ Đánh giá kết quả học tập của người học không chỉ nhằm mục đích kiểm tra việc ghi nhớ kiến thức, mà chủ yếu nhằm đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết các vấn đề liên quan đến các mối quan hệ về pháp luật trong cuộc sống của bản thân, việc thay đổi thái độ, hành vi của người học trong thực hiện chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học đảm bảo những yêu cầu cần đạt đã quy định.
+ Trong một buổi học, giáo viên, báo cáo viên có thể kiểm tra, đánh giá kết quả của người học bằng nhiều hình thức như quan sát, phiếu trắc nghiệm, thông qua việc trả lời các câu hỏi liên quan đến thực tiễn cuộc sống, qua trò chơi.
+ Sau mỗi một chủ đề, giáo viên, báo cáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả người học được thực hiện bằng bài kiểm tra trắc nghiệm, qua bài thu hoạch hoặc kế hoạch hành động vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Chú trọng sử dụng các bài tập xử lý tình huống được xây dựng trên cơ sở gắn kiến thức của nội dung pháp luật với thực tiễn đời sống, đặc biệt là những tình huống, sự việc, vấn đề, hiện tượng của thực tế cuộc sống xung quanh, gần gũi với người học.
+ Tăng cường các câu hỏi mở gắn với thực tiễn trong các bài tập kiểm tra, đánh giá để người học được thể hiện phẩm chất và năng lực tìm hiểu pháp luật của người học.
+ Kết quả đánh giá được xếp loại Đạt và Chưa đạt. Xếp loại Đạt nếu người học thực hiện được 50% yêu cầu cần đạt của chủ đề.
+ Sau khi học xong chủ đề, người học làm bài kiểm tra và Đạt yêu cầu thì được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chủ đề.
3- Các điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình
- Đội ngũ giáo viên, báo cáo viên
+ Đội ngũ giáo viên, báo cáo viên tổ chức giảng dạy về giáo được pháp luật là người có bằng tốt nghiệp đại học Luật, có thời gian công tác trong lĩnh vực pháp luật ít nhất là 02 năm hoặc giáo viên tốt nghiệp đại học sư phạm ngành chính trị gồm: Cán bộ, công chức, viên chức trong các lực lượng vũ trang, công chức tư pháp cấp xã, công chức phòng tư pháp, giáo viên dạy môn Giáo dục kinh tế và pháp luật.
+ Yêu cầu của giáo viên, báo cáo viên giảng dạy chương trình giáo dục pháp luật phải có phẩm chất, đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, có uy tín trong công tác; có khả năng làm việc với cộng đồng, được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật.
+ Giáo viên, báo cáo viên có nghĩa vụ truyền đạt chính xác nội dung các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.
- Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
+ Cơ sở vật chất: Đảm bảo cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục pháp luật. Tùy vào quy mô và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục để đảm bảo bố trí phòng học cho phù hợp với nội dung của chủ đề và quy mô của lớp học.
+ Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu, tivi, video, các bài giảng.
+ Tài liệu; Các văn bản quy phạm pháp luật gồm: Hiến pháp năm 2013; các bộ luật, Nghị định, Thông tư; những tài liệu của lĩnh vực giáo dục pháp luật đã được biên soạn và phát hành; bộ câu hỏi - đáp về pháp luật, các tờ rơi, sách mỏng, bài báo, bản tin, tạp chí có nội dung liên quan đến pháp luật.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 01 năm 2025 và thay thế Thông tư số 26/2010/QĐ-BGD&ĐT ngày 27 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình Giáo dục thường xuyên đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ.
Quy định về chương trình giáo dục pháp luật
23/12/2024
Vừa qua, Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành Thông tư số 18/2024/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 11 năm 2024 ban hành Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ.
Theo đó, Chương trình Giáo dục pháp luật là một lĩnh vực giáo dục của Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học nhằm góp phần tiếp tục phát triển phẩm chất và năng lực của người công dân thông qua các chủ đề về pháp luật; hình thành ý thức trách nhiệm và hành vi của người công dân trong việc tuân thủ pháp luật; có khả năng tham gia các hoạt động phù hợp với lứa tuổi để thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Về năng lực: Nêu được tầm quan trọng của giáo dục pháp luật đối với cuộc sống con người và sự phát triển bền vững của cộng đồng, đất nước; trách nhiệm công dân bảo vệ, xây dựng, hoàn thiện bộ máy chính quyền cơ sở; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; pháp luật trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội; Biết được các quy định cơ bản, cần thiết của pháp luật gắn trực tiếp với cuộc sống của nhân dân khi tham gia các mối quan hệ của cá nhân trong đời sống xã hội và cộng đồng; Vận dụng được các kiến thức pháp luật để thực hiện, bảo vệ quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các tình huống pháp luật của thực tiễn cuộc sống.
Về phẩm chất: Có ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; tự giác thực hiện pháp luật, góp phần xây dựng và bảo vệ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của mọi cá nhân, tổ chức; đấu tranh với những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; Có thái độ đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm phù hợp với quy định pháp luật; phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực của đời sống xã hội; Có ý thức và trách nhiệm trong việc chủ động tìm hiểu pháp luật; có trách nhiệm truyền thông, vận động mọi người trong gia đình và người dân trong cộng đồng nghiêm túc chấp hành và thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
Nội dung chương trình và mức độ cần đạt của Chương trình giáo dục pháp luật được quy định cụ thể tại Thông tư.
Bên cạnh đó, Thông tư hướng dẫn thực hiện chương trình như sau:
1- Về thời lượng:
Chương trình Giáo dục pháp luật đã quy định thời lượng cụ thể cho từng nội dung, chủ đề. Thời lượng thực hiện toàn bộ chương trình là 180 tiết, trong đó 104 tiết lý thuyết và 76 tiết thực hành, có thể tổ chức với thời lượng 60 buổi; mỗi buổi 3 tiết, không quy định về số tiết và số buổi trong tuần, tháng và năm. Hằng năm, các địa phương xây dựng kế hoạch Giáo dục pháp luật với thời lượng tối thiểu là 30 tiết trở lên.
Nội dung Giáo dục pháp luật được thiết kế linh hoạt, mềm dẻo. Khi tổ chức thực hiện Chương trình Giáo dục pháp luật cho người dân, các địa phương căn cứ vào sự hiểu biết về pháp luật của người học để lựa chọn các mạch nội dung, chủ đề cụ thể cho phù hợp với từng đối tượng người học, đảm bảo đúng các yêu cầu cần đạt và thời lượng đã được quy định tại chương trình.
Căn cứ vào đối tượng người học để lựa chọn nội dung giáo dục pháp luật cho phù hợp, cụ thể như sau:
- Đối với người dân ở vùng dân tộc: thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hải đảo: Nội dung giáo dục pháp luật tập trung vào các quy định về quyền cơ bản của công dân, các quy định về dân tộc, tôn giáo, trách nhiệm tham gia bảo vệ, giữ gìn an ninh, quốc phòng, biên giới, chủ quyền quốc gia, biển đảo Việt Nam.
- Đối với người khuyết tật: Nội dung tập trung vào các quy định pháp luật về quyền của người khuyết tật; chế độ, chính sách của Nhà nước, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong việc tạo điều kiện, hỗ trợ người khuyết tật.
- Đối với người học là phụ nữ và trẻ em gái là nạn nhân của bạo lực gia đình: Nội dung giáo dục tập trung vào các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong việc hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình.
- Đối với thanh niên: Nội dung giáo dục tập trung vào các quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân, trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ tổ quốc theo Luật Nghĩa vụ quân sự; pháp luật về hình sự, xử lý vi phạm hành chính, pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, pháp luật về phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội, pháp luật về an ninh mạng.
2 - Hướng dẫn tổ chức dạy học
- Phương pháp dạy học
Nội dung giáo dục pháp luật hình thành, phát triển cho người học các phẩm chất và năng lực của người công dân thông qua các bài học về pháp luật, chuyển các kiến thức pháp luật thành ý thức và hành vi của người công dân trong việc thực hiện pháp luật. Vì vậy, giáo viên/báo cáo viên phải sử dụng các phương pháp dạy học tích cực phù hợp, cụ thể:
+ Khi tổ chức hướng dẫn các chủ đề, nội dung giáo dục pháp luật, người dạy sử dụng phương pháp dạy học: đóng vai, nghiên cứu tình huống cụ thể. Chú trọng tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để người học tự khám phá, phân tích, khai thác thông tin, xử lý tình huống thực tiễn, trường hợp điển hình; tăng cường sử dụng các thông tin, tình huống, trường hợp của thực tế cuộc sống xung quanh, gần gũi với đời sống để người học có thể phân tích, đối chiếu, minh hoạ làm tăng tính hấp dẫn của các bài học đạt hiệu quả, phát triển kỹ năng và thái độ tích cực, trên cơ sở đó hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực của người công dân.
+ Tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học phân tích trường hợp điển hình kết hợp nêu những tấm gương công dân chấp hành pháp luật tiêu biểu; xử lý tình huống có tính thời sự về pháp luật trong cuộc sống hằng ngày.
+ Kết hợp các hình thức dạy học theo hướng linh hoạt, phù hợp, hiệu quả; tăng cường thực hành, rèn luyện kỹ năng trong các tình huống cụ thể của đời sống; tích cực sử dụng các phương tiện dạy học nhằm đa dạng, cập nhật thông tin, tạo hứng thú cho người học.
- Hình thức tổ chức dạy học
+ Tổ chức giảng dạy trực tiếp các quy định của pháp luật cho người dân trong cộng đồng, tư vấn hướng dẫn xử lý tình huống thực tiễn, giải đáp pháp luật theo chủ đề phù hợp với nhu cầu của người dân.
+ Giáo dục pháp luật cho người dân trên địa bàn và vận động nhân dân tham gia các buổi học tập pháp luật được tổ chức tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; lồng ghép với các cuộc họp thôn, bản, tổ dân phố; ký cam kết không vi phạm pháp luật, hoà giải.
+ Tổ chức giáo dục pháp luật theo hình thức thi tìm hiểu pháp luật. Triển khai hình thức thi khác nhau đối với mỗi đối tượng cụ thể như thi viết, sân khấu hóa với tiểu phẩm có các chủ đề pháp luật cho phù hợp với các đối tượng không chỉ nâng cao kiến thức pháp luật cho người dự thi mà còn là môi trường học tập để người xem tự cập nhật kiến thức pháp luật có hiệu quả.
+ Giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư.
+ Lồng ghép giáo dục pháp luật trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở.
- Đánh giá kết quả học tập
+ Đánh giá kết quả học tập của người học không chỉ nhằm mục đích kiểm tra việc ghi nhớ kiến thức, mà chủ yếu nhằm đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết các vấn đề liên quan đến các mối quan hệ về pháp luật trong cuộc sống của bản thân, việc thay đổi thái độ, hành vi của người học trong thực hiện chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học đảm bảo những yêu cầu cần đạt đã quy định.
+ Trong một buổi học, giáo viên, báo cáo viên có thể kiểm tra, đánh giá kết quả của người học bằng nhiều hình thức như quan sát, phiếu trắc nghiệm, thông qua việc trả lời các câu hỏi liên quan đến thực tiễn cuộc sống, qua trò chơi.
+ Sau mỗi một chủ đề, giáo viên, báo cáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả người học được thực hiện bằng bài kiểm tra trắc nghiệm, qua bài thu hoạch hoặc kế hoạch hành động vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Chú trọng sử dụng các bài tập xử lý tình huống được xây dựng trên cơ sở gắn kiến thức của nội dung pháp luật với thực tiễn đời sống, đặc biệt là những tình huống, sự việc, vấn đề, hiện tượng của thực tế cuộc sống xung quanh, gần gũi với người học.
+ Tăng cường các câu hỏi mở gắn với thực tiễn trong các bài tập kiểm tra, đánh giá để người học được thể hiện phẩm chất và năng lực tìm hiểu pháp luật của người học.
+ Kết quả đánh giá được xếp loại Đạt và Chưa đạt. Xếp loại Đạt nếu người học thực hiện được 50% yêu cầu cần đạt của chủ đề.
+ Sau khi học xong chủ đề, người học làm bài kiểm tra và Đạt yêu cầu thì được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chủ đề.
3- Các điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình
- Đội ngũ giáo viên, báo cáo viên
+ Đội ngũ giáo viên, báo cáo viên tổ chức giảng dạy về giáo được pháp luật là người có bằng tốt nghiệp đại học Luật, có thời gian công tác trong lĩnh vực pháp luật ít nhất là 02 năm hoặc giáo viên tốt nghiệp đại học sư phạm ngành chính trị gồm: Cán bộ, công chức, viên chức trong các lực lượng vũ trang, công chức tư pháp cấp xã, công chức phòng tư pháp, giáo viên dạy môn Giáo dục kinh tế và pháp luật.
+ Yêu cầu của giáo viên, báo cáo viên giảng dạy chương trình giáo dục pháp luật phải có phẩm chất, đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, có uy tín trong công tác; có khả năng làm việc với cộng đồng, được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật.
+ Giáo viên, báo cáo viên có nghĩa vụ truyền đạt chính xác nội dung các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.
- Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
+ Cơ sở vật chất: Đảm bảo cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục pháp luật. Tùy vào quy mô và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục để đảm bảo bố trí phòng học cho phù hợp với nội dung của chủ đề và quy mô của lớp học.
+ Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu, tivi, video, các bài giảng.
+ Tài liệu; Các văn bản quy phạm pháp luật gồm: Hiến pháp năm 2013; các bộ luật, Nghị định, Thông tư; những tài liệu của lĩnh vực giáo dục pháp luật đã được biên soạn và phát hành; bộ câu hỏi - đáp về pháp luật, các tờ rơi, sách mỏng, bài báo, bản tin, tạp chí có nội dung liên quan đến pháp luật.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 01 năm 2025 và thay thế Thông tư số 26/2010/QĐ-BGD&ĐT ngày 27 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình Giáo dục thường xuyên đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ.