Thời hạn, nhân lực thực hiện và chế độ lưu trữ hồ sơ giám định pháp yBộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 42/2024/TT-BYT quy định quy trình, thành phần hồ sơ, biểu mẫu, thời hạn, nhân lực thực hiện và chế độ lưu trữ hồ sơ giám định pháp y.Thời hạn giám định pháp y
Thông tư quy định, đối với các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự.
Đối với các trường hợp khác được thực hiện như sau:
a) Trường hợp giám định xâm hại tình dục, xác định giới tính: không quá 09 ngày; trường hợp phải giám định ADN hoặc phải hội chẩn thì không quá 20 ngày;
b) Trường hợp giám định hành hạ ngược đãi, sự có thai, khả năng tình dục nam: không quá 09 ngày; trường hợp phải hội chẩn thì không quá 20 ngày;
c) Trường hợp giám định ADN (không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này), độc chất, mô bệnh học: không quá 20 ngày; trường hợp phải hội chẩn thì không quá 01 tháng;
d) Đối với các trường hợp không thuộc quy định tại điểm a, b, c khoản này: thời hạn giám định thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 26a Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.
Nhân lực thực hiện giám định pháp y
Người thực hiện giám định pháp y bao gồm:
a) Giám định viên pháp y;
b) Người giúp việc cho giám định viên pháp y.
Số lượng người thực hiện giám định:
a) Giám định lần đầu: 02 giám định viên và 02 người giúp việc;
b) Giám định lại: 03 giám định viên và 02 đến 03 người giúp việc;
c) Giám định lại lần thứ hai hoặc giám định lại trong trường hợp đặc biệt: tối thiểu có 03 giám định viên và 03 người giúp việc.
Chế độ lưu trữ hồ sơ giám định pháp y
Thông tư cũng quy định, hồ sơ giám định pháp y đưa vào lưu trữ là hồ sơ đã hoàn thành việc giám định; trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hoàn thành việc giám định, người thực hiện giám định có trách nhiệm bàn giao hồ sơ để lưu trữ và bảo quản theo quy định.
Việc lưu trữ và bảo quản hồ sơ giám định pháp y thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Thời hạn bảo quản hồ sơ giám định pháp y được thực hiện theo quy định tại mục 23 Nhóm 01 Thông tư số 53/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu chuyên môn nghiệp vụ ngành y tế.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2025.
Thông tư số 13/2022/TT-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy trình, biểu mẫu giám định pháp y, thời hạn, nhân lực thực hiện giám định pháp y hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Trường hợp đã giám định lần đầu trước ngày Thông tư này có hiệu lực, thì các lần giám định lại (nếu có), bao gồm cả trường hợp trưng cầu, yêu cầu sau thời điểm Thông tư này có hiệu lực áp dụng theo quy định của Thông tư số 13/2022/TT-BYT .
Thời hạn, nhân lực thực hiện và chế độ lưu trữ hồ sơ giám định pháp y
04/12/2024
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 42/2024/TT-BYT quy định quy trình, thành phần hồ sơ, biểu mẫu, thời hạn, nhân lực thực hiện và chế độ lưu trữ hồ sơ giám định pháp y.
Thời hạn giám định pháp y
Thông tư quy định, đối với các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự.
Đối với các trường hợp khác được thực hiện như sau:
a) Trường hợp giám định xâm hại tình dục, xác định giới tính: không quá 09 ngày; trường hợp phải giám định ADN hoặc phải hội chẩn thì không quá 20 ngày;
b) Trường hợp giám định hành hạ ngược đãi, sự có thai, khả năng tình dục nam: không quá 09 ngày; trường hợp phải hội chẩn thì không quá 20 ngày;
c) Trường hợp giám định ADN (không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này), độc chất, mô bệnh học: không quá 20 ngày; trường hợp phải hội chẩn thì không quá 01 tháng;
d) Đối với các trường hợp không thuộc quy định tại điểm a, b, c khoản này: thời hạn giám định thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 26a Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.
Nhân lực thực hiện giám định pháp y
Người thực hiện giám định pháp y bao gồm:
a) Giám định viên pháp y;
b) Người giúp việc cho giám định viên pháp y.
Số lượng người thực hiện giám định:
a) Giám định lần đầu: 02 giám định viên và 02 người giúp việc;
b) Giám định lại: 03 giám định viên và 02 đến 03 người giúp việc;
c) Giám định lại lần thứ hai hoặc giám định lại trong trường hợp đặc biệt: tối thiểu có 03 giám định viên và 03 người giúp việc.
Chế độ lưu trữ hồ sơ giám định pháp y
Thông tư cũng quy định, hồ sơ giám định pháp y đưa vào lưu trữ là hồ sơ đã hoàn thành việc giám định; trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hoàn thành việc giám định, người thực hiện giám định có trách nhiệm bàn giao hồ sơ để lưu trữ và bảo quản theo quy định.
Việc lưu trữ và bảo quản hồ sơ giám định pháp y thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Thời hạn bảo quản hồ sơ giám định pháp y được thực hiện theo quy định tại mục 23 Nhóm 01 Thông tư số 53/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu chuyên môn nghiệp vụ ngành y tế.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2025.
Thông tư số 13/2022/TT-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy trình, biểu mẫu giám định pháp y, thời hạn, nhân lực thực hiện giám định pháp y hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Trường hợp đã giám định lần đầu trước ngày Thông tư này có hiệu lực, thì các lần giám định lại (nếu có), bao gồm cả trường hợp trưng cầu, yêu cầu sau thời điểm Thông tư này có hiệu lực áp dụng theo quy định của Thông tư số 13/2022/TT-BYT .