Kiện toàn ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủVừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 110/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2024 về việc kiện toàn ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ.Theo đó, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ được kiện toàn trên cơ sở Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ thành lập theo Quyết định số 200/1998/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ. Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ (sau đây gọi là Ban Chỉ đạo) là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của Chính phủ. Ban Chỉ đạo được sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ và dấu của cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo.
Ban Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ sau:
1- Nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, chính sách, sáng kiến và giải pháp quan trọng để đẩy mạnh công tác cải cách hành chính của Chính phủ; cho ý kiến về chương trình, kế hoạch cải cách hành chính dài hạn và kế hoạch hoạt động hằng năm của Ban Chỉ đạo do Bộ Nội vụ trình Chính phủ.
2- Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hòa, phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính, xem xét nội dung các đề án, dự án quan trọng về cải cách hành chính của Chính phủ, các dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ có nội dung chủ yếu liên quan đến cải cách hành chính trước khi trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
3- Giúp Thủ tướng Chính phủ đôn đốc, theo dõi, đánh giá việc thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính, việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về cải cách hành chính.
4- Sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình, kết quả triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về cải cách hành chính, đề xuất phương hướng, giải pháp để đẩy mạnh cải cách hành chính.
5- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
Quyền hạn của Ban Chỉ đạo được nêu rõ tại Quyết định, cụ thể:
- Lập các tiểu ban hoặc nhóm công tác giúp Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính.
- Được mời tham dự các cuộc họp do Thủ tướng Chính phủ hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì, các cuộc họp của các bộ, ngành, chính quyền địa phương liên quan đến nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
- Mời lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương và đại diện cơ quan, tổ chức khác liên quan tham dự các cuộc họp, các buổi làm việc của Ban Chỉ đạo.
- Yêu cầu các bộ, ngành, địa phương và cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
- Tổ chức các đoàn làm việc, đôn đốc, thúc đẩy triển khai việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về cải cách hành chính; việc thực hiện các kế hoạch, chương trình cải cách hành chính.
- Các quyền hạn khác được Thủ tướng Chính phủ giao.
Thành viên Ban Chỉ đạo bao gồm: Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban Chỉ đạo; Phó Trưởng Ban Chỉ đạo gồm: Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; Các Ủy viên gồm lãnh đạo một số Bộ, ngành như: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Bộ trưởng các Bộ: Tư pháp, Tài chính; Thông tin và Truyền thông; Ngoại giao; Kế hoạch và Đầu tư; Khoa học và Công nghệ; Giáo dục và Đào tạo; Y tế; Lao động - Thương binh và Xã hội; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Công Thương; Giao thông vận tải; Xây dựng; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tài nguyên và Môi trường; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Tổng Thanh tra Chính phủ; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Thứ trưởng Bộ Công an; Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam; Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam; Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Trưởng ban Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao trách nhiệm người đứng đầu. Ban Chỉ đạo họp định kỳ 06 tháng một lần. Khi cần thiết Trưởng ban Chỉ đạo triệu tập họp bất thường. Các thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và được hưởng các chế độ theo quy định hiện hành. Thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo do Trưởng ban Chỉ đạo ban hành.
Bộ Nội vụ là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ban Chỉ đạo, sử dụng các cơ quan, đơn vị chức năng của Bộ để tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2193/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo.
Kiện toàn ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ
01/02/2024
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 110/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2024 về việc kiện toàn ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ.
Theo đó, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ được kiện toàn trên cơ sở Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ thành lập theo Quyết định số 200/1998/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ. Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ (sau đây gọi là Ban Chỉ đạo) là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của Chính phủ. Ban Chỉ đạo được sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ và dấu của cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo.
Ban Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ sau:
1- Nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, chính sách, sáng kiến và giải pháp quan trọng để đẩy mạnh công tác cải cách hành chính của Chính phủ; cho ý kiến về chương trình, kế hoạch cải cách hành chính dài hạn và kế hoạch hoạt động hằng năm của Ban Chỉ đạo do Bộ Nội vụ trình Chính phủ.
2- Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hòa, phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính, xem xét nội dung các đề án, dự án quan trọng về cải cách hành chính của Chính phủ, các dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ có nội dung chủ yếu liên quan đến cải cách hành chính trước khi trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
3- Giúp Thủ tướng Chính phủ đôn đốc, theo dõi, đánh giá việc thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính, việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về cải cách hành chính.
4- Sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình, kết quả triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về cải cách hành chính, đề xuất phương hướng, giải pháp để đẩy mạnh cải cách hành chính.
5- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
Quyền hạn của Ban Chỉ đạo được nêu rõ tại Quyết định, cụ thể:
- Lập các tiểu ban hoặc nhóm công tác giúp Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính.
- Được mời tham dự các cuộc họp do Thủ tướng Chính phủ hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì, các cuộc họp của các bộ, ngành, chính quyền địa phương liên quan đến nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
- Mời lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương và đại diện cơ quan, tổ chức khác liên quan tham dự các cuộc họp, các buổi làm việc của Ban Chỉ đạo.
- Yêu cầu các bộ, ngành, địa phương và cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
- Tổ chức các đoàn làm việc, đôn đốc, thúc đẩy triển khai việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về cải cách hành chính; việc thực hiện các kế hoạch, chương trình cải cách hành chính.
- Các quyền hạn khác được Thủ tướng Chính phủ giao.
Thành viên Ban Chỉ đạo bao gồm: Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban Chỉ đạo; Phó Trưởng Ban Chỉ đạo gồm: Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; Các Ủy viên gồm lãnh đạo một số Bộ, ngành như: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Bộ trưởng các Bộ: Tư pháp, Tài chính; Thông tin và Truyền thông; Ngoại giao; Kế hoạch và Đầu tư; Khoa học và Công nghệ; Giáo dục và Đào tạo; Y tế; Lao động - Thương binh và Xã hội; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Công Thương; Giao thông vận tải; Xây dựng; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tài nguyên và Môi trường; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Tổng Thanh tra Chính phủ; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Thứ trưởng Bộ Công an; Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam; Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam; Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Trưởng ban Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao trách nhiệm người đứng đầu. Ban Chỉ đạo họp định kỳ 06 tháng một lần. Khi cần thiết Trưởng ban Chỉ đạo triệu tập họp bất thường. Các thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và được hưởng các chế độ theo quy định hiện hành. Thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo do Trưởng ban Chỉ đạo ban hành.
Bộ Nội vụ là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ban Chỉ đạo, sử dụng các cơ quan, đơn vị chức năng của Bộ để tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2193/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo.