Hướng dẫn việc tiếp nhận tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừaNgày 13 tháng 11 năm 2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư số 08/2020/TT-BKHĐT hướng dẫn việc tiếp nhận tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Theo đó, Thông tư này quy định về việc tiếp nhận tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong nước và đóng góp phải hoàn trả, nhận ủy thác của các tổ chức, cá nhân nước ngoài cho Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây gọi tắt là Quỹ). Việc tiếp nhận tài trợ, đóng góp không hoàn trả của các tổ chức, cá nhân nước ngoài cho Quỹ được thực hiện theo quy định của pháp luật về viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ chính thức của các cơ quan, tổ chức nước ngoài dành cho Việt Nam.
Thông tư áp dụng đối với: Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và Các tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động tiếp nhận tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác của Quỹ quy định tại Thông tư này.
Nguyên tắc, mục tiêu tiếp nhận tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác
Thông tư số 08/2020/TT-BKHĐT quy định nguyên tắc, mục tiêu tiếp nhận tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác như sau: Quỹ được tiếp nhận tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác để thực hiện các hoạt động quy định tại Khoản 1 Điều 20 Luật Hỗ trợ DNNVV và Khoản 1 Điều 36 Nghị định 39/2019/NĐ-CP. Việc tiếp nhận tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác của Quỹ phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Việc nhận vốn ủy thác, đóng góp phải đảm bảo phù hợp với khả năng hoàn trả của Quỹ. Việc tài trợ, đóng góp, ủy thác cho Quỹ phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, công khai, minh bạch. Quỹ không được tiếp nhận tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác gây phương hại đến lợi ích quốc gia, an ninh, quốc phòng, vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng, hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố và các hoạt động trái pháp luật. Nhà tài trợ, bên đóng góp, bên ủy thác phải tự đảm bảo và tự chịu trách nhiệm về nguồn gốc, tính hợp pháp của khoản tài trợ, đóng góp, ủy thác cho Quỹ.
Hình thức tiếp nhận tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác
Thông tư cũng nêu rõ, nhà tài trợ, bên đóng góp có thể thực hiện chuyển khoản tiền tài trợ, đóng góp bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ cho Quỹ thông qua tài khoản của Quỹ mở tại ngân hàng thương mại.
Đối với tài trợ, đóng góp bằng hiện vật: Nhà tài trợ, bên đóng góp chuyển giao cho Quỹ các hiện vật như máy móc, trang thiết bị, phương tiện giao thông, đất đai, công trình xây dựng và các hiện vật khác có giá trị sử dụng. Giá trị của hiện vật tài trợ, đóng góp cho Quỹ phải được quy đổi ra tiền là đồng Việt Nam, được thể hiện tại văn kiện, hồ sơ nhận tài trợ, đóng góp. Đối với hiện vật là tài sản có nguyên giá trên thị trường từ 500 triệu đồng trở lên, Quỹ phải thuê tổ chức thẩm định giá định giá tài sản. Thời điểm định giá không quá 06 tháng tính đến thời điểm lập hồ sơ phê duyệt tài trợ, đóng góp.
Đối với khoản đóng góp phải hoàn trả: Quỹ thực hiện hoàn trả theo thỏa thuận đã ký kết giữa các bên.
Đối với ủy thác: Bên ủy thác sẽ chuyển khoản tiền ủy thác bằng đồng Việt Nam hoặc đô-la Mỹ cho Quỹ thông qua tài khoản của Quỹ mở tại ngân hàng thương mại. Quỹ thực hiện hoàn trả cho bên ủy thác theo thỏa thuận ủy thác đã ký kết giữa các bên.
Nội dung của văn kiện, hồ sơ tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác
Thông tư nêu rõ, Văn kiện, hồ sơ tiếp nhận tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Bối cảnh và sự cần thiết của việc tiếp nhận tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác, trong đó nêu rõ những vấn đề mà khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác sẽ được sử dụng để giải quyết; Mục tiêu dài hạn (nếu có) và mục tiêu ngắn hạn của khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác; Những kết quả chủ yếu của việc sử dụng khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác và các chỉ số đo lường các kết quả đó; Thời gian thực hiện khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác và địa bàn thực hiện; Cam kết, điều kiện đối với khoản tài trợ, đóng góp của nhà tài trợ, bên đóng góp, khoản ủy thác của bên ủy thác; nghĩa vụ và cam kết của Quỹ để sử dụng khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác; Tổng giá trị và cơ cấu vốn của khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác; Vốn đối ứng và nguồn đảm bảo (nếu có); Phương thức tổ chức, quản lý và thực hiện khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác; Kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết thực hiện khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác (nếu cần thiết); Kế hoạch theo dõi, đánh giá kết quả sử dụng khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác (nếu cần thiết); Hiệu quả, khả năng vận dụng kết quả thực hiện vào thực tiễn và tính bền vững của việc thực hiện khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác.
Thẩm định khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác
Văn kiện, hồ sơ khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác phải được thẩm định để làm cơ sở phê duyệt, ký kết và thực hiện. Hồ sơ thẩm định khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác bao gồm: Văn bản trình phê duyệt của Quỹ về văn kiện, hồ sơ tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác; Văn bản của nhà tài trợ, bên đóng góp, bên ủy thác đồng ý về nội dung khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác; Dự thảo văn kiện ký kết các khoản tài trợ, đóng góp, ủy thác và dự thảo Thỏa thuận tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác cụ thể (nếu được yêu cầu để ký kết thay văn kiện khoản tài trợ, đóng góp, ủy thác sau này) (Trường hợp nhà tài trợ, đóng góp, ủy thác là tổ chức, cá nhân trong nước thì yêu cầu văn kiện bằng tiếng Việt. Trường hợp nhà tài trợ, đóng góp, ủy thác là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì văn kiện yêu cầu ít nhất bằng 2 thứ tiếng là tiếng Việt và tiếng nước ngoài); Các văn bản ghi nhớ với nhà tài trợ, bên đóng góp, bên ủy thác; Bản sao Giấy đăng ký hoạt động/đăng ký kinh doanh và/hoặc bản sao giấy tờ hợp pháp về tư cách pháp nhân đối với tổ chức là nhà tài trợ, bên đóng góp, bên ủy thác hoặc bản sao chứng minh nhân dân/hộ chiếu/thẻ căn cước đối với cá nhân là nhà tài trợ, bên đóng góp, ủy thác; Văn bản xác nhận giá trị của tài sản được tài trợ, đóng góp và chứng thư thẩm định giá đối với tài sản được tài trợ, đóng góp được cấp bởi tổ chức thẩm định giá hợp pháp và đủ năng lực được Việt Nam công nhận (nếu có).
Hồ sơ thẩm định được lập thành 8 bộ đối với các khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác, trong đó có ít nhất 1 bộ gốc. Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo.
Thông tư cũng nêu rõ, nội dung chính của báo cáo thẩm định gồm: Sự phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành của các số liệu, luận cứ, tính toán, kết luận và đề xuất nêu trong hồ sơ được thẩm định; Tính khả thi của khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác; Tính hợp lý của việc sử dụng khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác cho các hoạt động của Quỹ; Những vấn đề bất cập, tồn tại, hướng xử lý, biện pháp xử lý, tổ chức có trách nhiệm xử lý và thời hạn xử lý; Những cam kết trong trường hợp thay đổi cơ chế, chính sách, sự khác biệt về thủ tục tiếp nhận và thực hiện khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác, các yêu cầu và điều kiện của nhà tài trợ, bên đóng góp, bên ủy thác (nếu có); Năng lực tổ chức, quản lý thực hiện (bao gồm cả năng lực tài chính) của Quỹ; Hiệu quả, khả năng vận dụng kết quả thực hiện vào thực tiễn và tính bền vững của việc thực hiện khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác; Những ý kiến đã được thống nhất hoặc còn khác nhau giữa các bên liên quan; Đề xuất về việc Quỹ được tiếp nhận và thực hiện khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác; Thời hạn hoàn thiện hồ sơ khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác; Thông tin về việc đăng ký hoạt động/đăng ký kinh doanh và tư cách pháp nhân của tổ chức là nhà tài trợ, bên đóng góp, bên nhận ủy thác hoặc thông tin hợp pháp về cá nhân là nhà tài trợ, bên đóng góp, bên nhận ủy thác tại Việt Nam.
Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung văn kiện, hồ sơ, quyết định phê duyệt khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác trong quá trình thực hiện
Đối với các khoản đóng góp phải hoàn trả, nhận ủy thác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt thì việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung được thực hiện khi thay đổi các mục tiêu dài hạn (nếu có) và mục tiêu ngắn hạn, phương thức tổ chức, quản lý và thực hiện, các kết quả chủ yếu và địa bàn thực hiện của khoản đóng góp phải hoàn trả, nhận ủy thác đã được phê duyệt hoặc các điều chỉnh về tiến độ thực hiện dẫn đến vượt quá 24 tháng so với thời gian đã được phê duyệt phải được báo cáo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, quyết định. Chậm nhất 10 ngày kể từ ngày nhận được đề xuất điều chỉnh, đơn vị chủ trì thẩm định khoản đóng góp phải hoàn trả, nhận ủy thác trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung đối với khoản đóng góp phải hoàn trả, nhận ủy thác.
Đối với khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác do Chủ tịch HĐTV phê duyệt: Những điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung làm cho khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác trở thành một trong các trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì đơn vị chủ trì thẩm định khoản tài trợ, đóng góp, ủy thác chủ trì, phối hợp với Quỹ báo cáo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, quyết định. Các điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung không thuộc quy định trên thì do Chủ tịch HĐTV quyết định. Chậm nhất 10 ngày làm việc sau khi chấp thuận việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung đối với khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác, Chủ tịch HĐTV ban hành quyết định điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung đối với khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2021.
Hướng dẫn việc tiếp nhận tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
16/11/2020
Ngày 13 tháng 11 năm 2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư số 08/2020/TT-BKHĐT hướng dẫn việc tiếp nhận tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Theo đó, Thông tư này quy định về việc tiếp nhận tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong nước và đóng góp phải hoàn trả, nhận ủy thác của các tổ chức, cá nhân nước ngoài cho Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây gọi tắt là Quỹ). Việc tiếp nhận tài trợ, đóng góp không hoàn trả của các tổ chức, cá nhân nước ngoài cho Quỹ được thực hiện theo quy định của pháp luật về viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ chính thức của các cơ quan, tổ chức nước ngoài dành cho Việt Nam.
Thông tư áp dụng đối với: Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và Các tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động tiếp nhận tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác của Quỹ quy định tại Thông tư này.
Nguyên tắc, mục tiêu tiếp nhận tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác
Thông tư số 08/2020/TT-BKHĐT quy định nguyên tắc, mục tiêu tiếp nhận tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác như sau: Quỹ được tiếp nhận tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác để thực hiện các hoạt động quy định tại Khoản 1 Điều 20 Luật Hỗ trợ DNNVV và Khoản 1 Điều 36 Nghị định 39/2019/NĐ-CP. Việc tiếp nhận tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác của Quỹ phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Việc nhận vốn ủy thác, đóng góp phải đảm bảo phù hợp với khả năng hoàn trả của Quỹ. Việc tài trợ, đóng góp, ủy thác cho Quỹ phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, công khai, minh bạch. Quỹ không được tiếp nhận tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác gây phương hại đến lợi ích quốc gia, an ninh, quốc phòng, vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng, hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố và các hoạt động trái pháp luật. Nhà tài trợ, bên đóng góp, bên ủy thác phải tự đảm bảo và tự chịu trách nhiệm về nguồn gốc, tính hợp pháp của khoản tài trợ, đóng góp, ủy thác cho Quỹ.
Hình thức tiếp nhận tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác
Thông tư cũng nêu rõ, nhà tài trợ, bên đóng góp có thể thực hiện chuyển khoản tiền tài trợ, đóng góp bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ cho Quỹ thông qua tài khoản của Quỹ mở tại ngân hàng thương mại.
Đối với tài trợ, đóng góp bằng hiện vật: Nhà tài trợ, bên đóng góp chuyển giao cho Quỹ các hiện vật như máy móc, trang thiết bị, phương tiện giao thông, đất đai, công trình xây dựng và các hiện vật khác có giá trị sử dụng. Giá trị của hiện vật tài trợ, đóng góp cho Quỹ phải được quy đổi ra tiền là đồng Việt Nam, được thể hiện tại văn kiện, hồ sơ nhận tài trợ, đóng góp. Đối với hiện vật là tài sản có nguyên giá trên thị trường từ 500 triệu đồng trở lên, Quỹ phải thuê tổ chức thẩm định giá định giá tài sản. Thời điểm định giá không quá 06 tháng tính đến thời điểm lập hồ sơ phê duyệt tài trợ, đóng góp.
Đối với khoản đóng góp phải hoàn trả: Quỹ thực hiện hoàn trả theo thỏa thuận đã ký kết giữa các bên.
Đối với ủy thác: Bên ủy thác sẽ chuyển khoản tiền ủy thác bằng đồng Việt Nam hoặc đô-la Mỹ cho Quỹ thông qua tài khoản của Quỹ mở tại ngân hàng thương mại. Quỹ thực hiện hoàn trả cho bên ủy thác theo thỏa thuận ủy thác đã ký kết giữa các bên.
Nội dung của văn kiện, hồ sơ tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác
Thông tư nêu rõ, Văn kiện, hồ sơ tiếp nhận tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Bối cảnh và sự cần thiết của việc tiếp nhận tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác, trong đó nêu rõ những vấn đề mà khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác sẽ được sử dụng để giải quyết; Mục tiêu dài hạn (nếu có) và mục tiêu ngắn hạn của khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác; Những kết quả chủ yếu của việc sử dụng khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác và các chỉ số đo lường các kết quả đó; Thời gian thực hiện khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác và địa bàn thực hiện; Cam kết, điều kiện đối với khoản tài trợ, đóng góp của nhà tài trợ, bên đóng góp, khoản ủy thác của bên ủy thác; nghĩa vụ và cam kết của Quỹ để sử dụng khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác; Tổng giá trị và cơ cấu vốn của khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác; Vốn đối ứng và nguồn đảm bảo (nếu có); Phương thức tổ chức, quản lý và thực hiện khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác; Kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết thực hiện khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác (nếu cần thiết); Kế hoạch theo dõi, đánh giá kết quả sử dụng khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác (nếu cần thiết); Hiệu quả, khả năng vận dụng kết quả thực hiện vào thực tiễn và tính bền vững của việc thực hiện khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác.
Thẩm định khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác
Văn kiện, hồ sơ khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác phải được thẩm định để làm cơ sở phê duyệt, ký kết và thực hiện. Hồ sơ thẩm định khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác bao gồm: Văn bản trình phê duyệt của Quỹ về văn kiện, hồ sơ tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác; Văn bản của nhà tài trợ, bên đóng góp, bên ủy thác đồng ý về nội dung khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác; Dự thảo văn kiện ký kết các khoản tài trợ, đóng góp, ủy thác và dự thảo Thỏa thuận tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác cụ thể (nếu được yêu cầu để ký kết thay văn kiện khoản tài trợ, đóng góp, ủy thác sau này) (Trường hợp nhà tài trợ, đóng góp, ủy thác là tổ chức, cá nhân trong nước thì yêu cầu văn kiện bằng tiếng Việt. Trường hợp nhà tài trợ, đóng góp, ủy thác là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì văn kiện yêu cầu ít nhất bằng 2 thứ tiếng là tiếng Việt và tiếng nước ngoài); Các văn bản ghi nhớ với nhà tài trợ, bên đóng góp, bên ủy thác; Bản sao Giấy đăng ký hoạt động/đăng ký kinh doanh và/hoặc bản sao giấy tờ hợp pháp về tư cách pháp nhân đối với tổ chức là nhà tài trợ, bên đóng góp, bên ủy thác hoặc bản sao chứng minh nhân dân/hộ chiếu/thẻ căn cước đối với cá nhân là nhà tài trợ, bên đóng góp, ủy thác; Văn bản xác nhận giá trị của tài sản được tài trợ, đóng góp và chứng thư thẩm định giá đối với tài sản được tài trợ, đóng góp được cấp bởi tổ chức thẩm định giá hợp pháp và đủ năng lực được Việt Nam công nhận (nếu có).
Hồ sơ thẩm định được lập thành 8 bộ đối với các khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác, trong đó có ít nhất 1 bộ gốc. Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo.
Thông tư cũng nêu rõ, nội dung chính của báo cáo thẩm định gồm: Sự phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành của các số liệu, luận cứ, tính toán, kết luận và đề xuất nêu trong hồ sơ được thẩm định; Tính khả thi của khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác; Tính hợp lý của việc sử dụng khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác cho các hoạt động của Quỹ; Những vấn đề bất cập, tồn tại, hướng xử lý, biện pháp xử lý, tổ chức có trách nhiệm xử lý và thời hạn xử lý; Những cam kết trong trường hợp thay đổi cơ chế, chính sách, sự khác biệt về thủ tục tiếp nhận và thực hiện khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác, các yêu cầu và điều kiện của nhà tài trợ, bên đóng góp, bên ủy thác (nếu có); Năng lực tổ chức, quản lý thực hiện (bao gồm cả năng lực tài chính) của Quỹ; Hiệu quả, khả năng vận dụng kết quả thực hiện vào thực tiễn và tính bền vững của việc thực hiện khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác; Những ý kiến đã được thống nhất hoặc còn khác nhau giữa các bên liên quan; Đề xuất về việc Quỹ được tiếp nhận và thực hiện khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác; Thời hạn hoàn thiện hồ sơ khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác; Thông tin về việc đăng ký hoạt động/đăng ký kinh doanh và tư cách pháp nhân của tổ chức là nhà tài trợ, bên đóng góp, bên nhận ủy thác hoặc thông tin hợp pháp về cá nhân là nhà tài trợ, bên đóng góp, bên nhận ủy thác tại Việt Nam.
Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung văn kiện, hồ sơ, quyết định phê duyệt khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác trong quá trình thực hiện
Đối với các khoản đóng góp phải hoàn trả, nhận ủy thác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt thì việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung được thực hiện khi thay đổi các mục tiêu dài hạn (nếu có) và mục tiêu ngắn hạn, phương thức tổ chức, quản lý và thực hiện, các kết quả chủ yếu và địa bàn thực hiện của khoản đóng góp phải hoàn trả, nhận ủy thác đã được phê duyệt hoặc các điều chỉnh về tiến độ thực hiện dẫn đến vượt quá 24 tháng so với thời gian đã được phê duyệt phải được báo cáo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, quyết định. Chậm nhất 10 ngày kể từ ngày nhận được đề xuất điều chỉnh, đơn vị chủ trì thẩm định khoản đóng góp phải hoàn trả, nhận ủy thác trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung đối với khoản đóng góp phải hoàn trả, nhận ủy thác.
Đối với khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác do Chủ tịch HĐTV phê duyệt: Những điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung làm cho khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác trở thành một trong các trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì đơn vị chủ trì thẩm định khoản tài trợ, đóng góp, ủy thác chủ trì, phối hợp với Quỹ báo cáo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, quyết định. Các điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung không thuộc quy định trên thì do Chủ tịch HĐTV quyết định. Chậm nhất 10 ngày làm việc sau khi chấp thuận việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung đối với khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác, Chủ tịch HĐTV ban hành quyết định điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung đối với khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2021.