Chính phủ ban hành Nghị quyết về chính sách phát triển nghề công chứngNhằm tiếp tục thực hiện Luật Công chứng năm 2014, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch năm 2018, ngày 19/11/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị quyết số 172/NQ-CP về chính sách phát triển nghề công chứng, theo đó đã đưa ra bốn định hướng lớn trong việc phát triển nghề công chứng, đó là:
- Phát triển đội ngũ công chứng viên có chất lượng, số lượng phù hợp với nhu cầu xã hội, gắn việc bảo đảm quyền hành nghề của công chứng viên với việc chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công chứng.
- Phát triển tổ chức hành nghề công chứng có kiểm soát gắn với địa bàn dân cư, bảo đảm đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức; không tập trung nhiều tổ chức hành nghề công chứng trên cùng một địa bàn cấp huyện; tiếp tục đổi mới các Phòng công chứng bảo đảm tinh gọn, cơ cấu hợp lý, có năng lực tự chủ, hoạt động có hiệu quả, giữ vai trò chủ đạo trong thị trường dịch vụ công chứng phục vụ nhiệm vụ chính trị, công tác quản lý nhà nước; có biện pháp hỗ trợ việc thành lập tổ chức hành nghề công chứng tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
- Khuyến khích cá nhân, tổ chức thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch để bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, góp phần giảm tải công việc của cơ quan hành chính, giảm biên chế và chi ngân sách Nhà nước.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với nghề công chứng, bảo đảm vai trò định hướng, điều tiết của Nhà nước trong việc hỗ trợ phát triển nghề công chứng; gắn trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về công chứng tại địa phương trong việc kiểm soát phát triển tổ chức hành nghề công chứng; chuẩn hóa quy trình, thủ tục công chứng cùng với việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công chứng tiến tới thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch trên môi trường điện tử; nâng cao trách nhiệm trong công tác phối hợp của các Bộ, ngành với Bộ Tư pháp về tổ chức và hoạt động công chứng, đặc biệt là trong việc chia sẻ thông tin, liên thông các thủ tục hành chính; đấu tranh phòng chống tội phạm, lợi dụng công chứng để hợp pháp hóa các giao dịch bất hợp pháp. Phát huy trách nhiệm tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên, nhất là trong việc đấu tranh với các hành vi tiêu cực trong hoạt động nghề nghiệp công chứng.
Để thực hiện định hướng và mục tiêu phát triển nghề công chứng, Nghị quyết đã đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu và phân công trách nhiệm đối với các Bộ, ngành, địa phương.
Việc ban hành Nghị quyết về chính sách phát triển nghề công chứng đã đặt nền móng cho việc phát triển nghề công chứng ổn định, bền vững nhằm tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức tiếp cận dịch vụ công chứng, bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, phòng ngừa tranh chấp, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức; đổi mới hoạt động công chứng đáp ứng yêu cầu của việc xây dựng Chính phủ điện tử và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đưa hoạt động công chứng Việt Nam hội nhập với khu vực và thế giới./.
Chính phủ ban hành Nghị quyết về chính sách phát triển nghề công chứng
23/11/2020
Nhằm tiếp tục thực hiện Luật Công chứng năm 2014, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch năm 2018, ngày 19/11/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị quyết số 172/NQ-CP về chính sách phát triển nghề công chứng, theo đó đã đưa ra bốn định hướng lớn trong việc phát triển nghề công chứng, đó là:
- Phát triển đội ngũ công chứng viên có chất lượng, số lượng phù hợp với nhu cầu xã hội, gắn việc bảo đảm quyền hành nghề của công chứng viên với việc chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công chứng.
- Phát triển tổ chức hành nghề công chứng có kiểm soát gắn với địa bàn dân cư, bảo đảm đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức; không tập trung nhiều tổ chức hành nghề công chứng trên cùng một địa bàn cấp huyện; tiếp tục đổi mới các Phòng công chứng bảo đảm tinh gọn, cơ cấu hợp lý, có năng lực tự chủ, hoạt động có hiệu quả, giữ vai trò chủ đạo trong thị trường dịch vụ công chứng phục vụ nhiệm vụ chính trị, công tác quản lý nhà nước; có biện pháp hỗ trợ việc thành lập tổ chức hành nghề công chứng tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
- Khuyến khích cá nhân, tổ chức thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch để bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, góp phần giảm tải công việc của cơ quan hành chính, giảm biên chế và chi ngân sách Nhà nước.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với nghề công chứng, bảo đảm vai trò định hướng, điều tiết của Nhà nước trong việc hỗ trợ phát triển nghề công chứng; gắn trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về công chứng tại địa phương trong việc kiểm soát phát triển tổ chức hành nghề công chứng; chuẩn hóa quy trình, thủ tục công chứng cùng với việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công chứng tiến tới thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch trên môi trường điện tử; nâng cao trách nhiệm trong công tác phối hợp của các Bộ, ngành với Bộ Tư pháp về tổ chức và hoạt động công chứng, đặc biệt là trong việc chia sẻ thông tin, liên thông các thủ tục hành chính; đấu tranh phòng chống tội phạm, lợi dụng công chứng để hợp pháp hóa các giao dịch bất hợp pháp. Phát huy trách nhiệm tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên, nhất là trong việc đấu tranh với các hành vi tiêu cực trong hoạt động nghề nghiệp công chứng.
Để thực hiện định hướng và mục tiêu phát triển nghề công chứng, Nghị quyết đã đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu và phân công trách nhiệm đối với các Bộ, ngành, địa phương.
Việc ban hành Nghị quyết về chính sách phát triển nghề công chứng đã đặt nền móng cho việc phát triển nghề công chứng ổn định, bền vững nhằm tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức tiếp cận dịch vụ công chứng, bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, phòng ngừa tranh chấp, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức; đổi mới hoạt động công chứng đáp ứng yêu cầu của việc xây dựng Chính phủ điện tử và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đưa hoạt động công chứng Việt Nam hội nhập với khu vực và thế giới./.
Các tin khác
-
Chế độ, chính sách đối với phạm nhân theo quy định của Luật Thi hành án hình sự
(23/11/2020)
-
Sửa đổi, bổ sung quy định về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay
(23/11/2020)
-
Bãi bỏ một số văn bản QPPL trong lĩnh vực hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; phí, lệ phí
(23/11/2020)
-
Hướng dẫn thực hiện quy định về quản lý, phát triển cụm công nghiệp
(19/11/2020)
-
Hướng dẫn giám sát giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán
(19/11/2020)
-
Nghị định số 138/2020/NĐ-CP: Tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
(17/11/2020)
-
Nghị định số 130/2020/NĐ-CP: Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn
(17/11/2020)