Hướng dẫn quy định về thanh tra chuyên ngành Công ThươngBộ Công Thương đã ban hành Thông tư 14/2020/TT-BCT hướng dẫn một số quy định về thanh tra chuyên ngành Công Thương.
Thông tư này hướng dẫn về bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; nhiệm vụ, quyền hạn của Cục thuộc Tổng cục Quản lý thị trường; trang phục, tiêu chuẩn, Thẻ công chức thanh tra chuyên ngành; công tác bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành Công Thương và kế hoạch thanh tra chuyên ngành.
Tiêu chuẩn của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành
Theo đó, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành và các tiêu chuẩn sau đây:
Am hiểu pháp luật, có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành;
Có nghiệp vụ thanh tra;
Có ít nhất 01 năm làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành (không kể thời gian tập sự).
Đã được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở lên và có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực thanh tra được phân công thực hiện.
Có Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên trở lên hoặc thanh tra chuyên ngành do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Về chế độ đối với người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, Thông tư quy định: Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành được hưởng chế độ bồi dưỡng theo Quyết định số 12/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chế độ bồi dưỡng đối với công chức thanh tra chuyên ngành và các quy định pháp luật khác liên quan.
Các trường hợp tạm đình chỉ sử dụng Thẻ công chức thanh tra
Theo Thông tư, Thẻ công chức thanh tra chuyên ngành Công Thương do Bộ trưởng Bộ Công Thương cấp cho người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành. Thời hạn sử dụng Thẻ là 05 năm kể từ ngày cấp.
Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành chỉ được sử dụng Thẻ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Thông tư quy định rõ: Nghiêm cấm sử dụng Thẻ vào mục đích cá nhân, sử dụng Thẻ của người khác hoặc cho người khác mượn Thẻ để sử dụng. Trường hợp công chức sử dụng Thẻ trái quy định thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Tạm đình chỉ sử dụng Thẻ và thu hồi Thẻ
Các trường hợp tạm đình chỉ sử dụng Thẻ:
Thông tư quy định, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành ban hành Quyết định tạm đình chỉ sử dụng Thẻ đối với người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thuộc quyền quản lý và báo cáo về Bộ Công Thương một trong các trường hợp:
Có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật mà chưa có quyết định xử lý;
Đang trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác để xem xét xử lý kỷ luật;
Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách trở lên;
Bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam.
Các trường hợp thu hồi Thẻ:
Thông tư quy định, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành ban hành Quyết định thu hồi Thẻ của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cắt góc Thẻ trước khi nộp và báo cáo về Bộ Công Thương một trong các trường hợp:
Chuyển công tác sang cơ quan, đơn vị khác hoặc nghỉ hưu, thôi việc; từ trần khi đang trong thời gian công tác;
Bị Tòa án kết án bằng bản án hình sự có hiệu lực pháp luật hoặc bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc;
Mất năng lực hành vi dân sự.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2020 và thay thế Thông tư số 15/2016/TT-BCT ngày 10 tháng 8 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương hướng dẫn một số quy định về thanh tra chuyên ngành Công Thương.
Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền tạm đình chỉ sử dụng Thẻ công chức thanh tra chuyên ngành
Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 127/2015/NĐ-CP và nhiệm vụ cụ thể sau:
Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận tham mưu, người đứng đầu bộ phận tham mưu; mối quan hệ công tác giữa bộ phận tham mưu với các bộ phận thuộc cơ quan về công tác thanh tra chuyên ngành và xử lý vi phạm hành chính.
Quyết định phân công công chức thuộc quyền quản lý có đủ điều kiện, tiêu chuẩn thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.
Đề nghị Bộ Công Thương cấp Thẻ công chức thanh tra chuyên ngành cho người có đủ điều kiện.
Tạm đình chỉ sử dụng Thẻ theo quy định tại Điều 12 Thông tư này, thu hồi Thẻ theo quy định tại Điều 13 Thông tư này và gửi về Thanh tra Bộ.
Chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn của người được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và việc đề nghị cấp Thẻ.
Hướng dẫn quy định về thanh tra chuyên ngành Công Thương
14/07/2020
Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 14/2020/TT-BCT hướng dẫn một số quy định về thanh tra chuyên ngành Công Thương.
Thông tư này hướng dẫn về bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; nhiệm vụ, quyền hạn của Cục thuộc Tổng cục Quản lý thị trường; trang phục, tiêu chuẩn, Thẻ công chức thanh tra chuyên ngành; công tác bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành Công Thương và kế hoạch thanh tra chuyên ngành.
Tiêu chuẩn của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành
Theo đó, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành và các tiêu chuẩn sau đây:
Am hiểu pháp luật, có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành;
Có nghiệp vụ thanh tra;
Có ít nhất 01 năm làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành (không kể thời gian tập sự).
Đã được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở lên và có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực thanh tra được phân công thực hiện.
Có Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên trở lên hoặc thanh tra chuyên ngành do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Về chế độ đối với người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, Thông tư quy định: Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành được hưởng chế độ bồi dưỡng theo Quyết định số 12/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chế độ bồi dưỡng đối với công chức thanh tra chuyên ngành và các quy định pháp luật khác liên quan.
Các trường hợp tạm đình chỉ sử dụng Thẻ công chức thanh tra
Theo Thông tư, Thẻ công chức thanh tra chuyên ngành Công Thương do Bộ trưởng Bộ Công Thương cấp cho người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành. Thời hạn sử dụng Thẻ là 05 năm kể từ ngày cấp.
Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành chỉ được sử dụng Thẻ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Thông tư quy định rõ: Nghiêm cấm sử dụng Thẻ vào mục đích cá nhân, sử dụng Thẻ của người khác hoặc cho người khác mượn Thẻ để sử dụng. Trường hợp công chức sử dụng Thẻ trái quy định thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Tạm đình chỉ sử dụng Thẻ và thu hồi Thẻ
Các trường hợp tạm đình chỉ sử dụng Thẻ:
Thông tư quy định, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành ban hành Quyết định tạm đình chỉ sử dụng Thẻ đối với người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thuộc quyền quản lý và báo cáo về Bộ Công Thương một trong các trường hợp:
Có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật mà chưa có quyết định xử lý;
Đang trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác để xem xét xử lý kỷ luật;
Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách trở lên;
Bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam.
Các trường hợp thu hồi Thẻ:
Thông tư quy định, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành ban hành Quyết định thu hồi Thẻ của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cắt góc Thẻ trước khi nộp và báo cáo về Bộ Công Thương một trong các trường hợp:
Chuyển công tác sang cơ quan, đơn vị khác hoặc nghỉ hưu, thôi việc; từ trần khi đang trong thời gian công tác;
Bị Tòa án kết án bằng bản án hình sự có hiệu lực pháp luật hoặc bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc;
Mất năng lực hành vi dân sự.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2020 và thay thế Thông tư số 15/2016/TT-BCT ngày 10 tháng 8 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương hướng dẫn một số quy định về thanh tra chuyên ngành Công Thương.
Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền tạm đình chỉ sử dụng Thẻ công chức thanh tra chuyên ngành
Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 127/2015/NĐ-CP và nhiệm vụ cụ thể sau:
Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận tham mưu, người đứng đầu bộ phận tham mưu; mối quan hệ công tác giữa bộ phận tham mưu với các bộ phận thuộc cơ quan về công tác thanh tra chuyên ngành và xử lý vi phạm hành chính.
Quyết định phân công công chức thuộc quyền quản lý có đủ điều kiện, tiêu chuẩn thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.
Đề nghị Bộ Công Thương cấp Thẻ công chức thanh tra chuyên ngành cho người có đủ điều kiện.
Tạm đình chỉ sử dụng Thẻ theo quy định tại Điều 12 Thông tư này, thu hồi Thẻ theo quy định tại Điều 13 Thông tư này và gửi về Thanh tra Bộ.
Chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn của người được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và việc đề nghị cấp Thẻ.