Quy định về yêu cầu đối với các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đườngNgày 05 tháng 12 năm 2019, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 31/2019/TT-BYT quy định yêu cầu đối với các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường.
Theo đó, Thông tư này quy định yêu cầu đối với các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường theo Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020. Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong triển khai thực hiện Chương trình Sữa học đường.
Các sản phẩm sữa tươi được sử dụng trong Chương trình Sữa học đường
Các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường bao gồm sữa tươi nguyên chất tiệt trùng và sữa tươi tiệt trùng đáp ứng các quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng QCVN 5-1:2010/BYT ban hành kèm theo Thông tư số 30/2010/TT-BYT ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế và yêu cầu quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư này.
Yêu cầu đối với các vi chất dinh dưỡng trong các sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường
Thông tư quy định, các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường phải bảo đảm đủ 21 vi chất dinh dưỡng với hàm lượng như sau: 1-Vitamin D3-1 µg - 1,4 µg (40 IU - 56 IU); 2-Canxi-114 mg - 150 mg; 3-Sắt-1,4 mg - 1,9 mg; 4-Vitamin A-60 µg - 80 µg (200 IU - 270 IU); 5-Vitamin E-0,35 mg - 0,5 mg; 6-Vitamin C-6,4 mg - 8,4 mg; 7-Vitamin B1-95,0 µg - 125,0 µg; 8-Vitamin B2 (riboflavin - Không đưa ngưỡng tối đa vì hàm lượng Vitamin B2, Biotin đã có sẵn trong sữa ở mức cao và I ốt có sẵn trong sữa dao động theo mùa vụ)-79,1 µg; 9-Vitamin B3 (Niacin- PP)-1,0 mg - 1,4 mg; 10-Vitamin B 5 (Acid Pantothenic)-300 µg - 400 µg; 11-Vitamin B6-79,1 µg - 104,1 µg; 12-Vitamin B 7 (Biotina)-1,3 µg; 13-Acid folic (vitamin B9)-27,5 µg - 37,5 µg; 14-Vitamin B12-0,19 µg - 0,3 µg; 15-Vitamin K1-2,5 µg - 3,3 µg; 16-Kẽm-1,1 mg - 1,6 mg; 17-Đồng-61 µg - 90,3 µg; 18-I ốta-14,3 µg; 19-Selen-3,1 µg - 4,1 µg; 20-Phospho-76,0 mg - 100 mg; 21-Magiê-10,0 mg - 14,8 mg
Nguyên liệu đầu vào của sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường phải bảo đảm Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sữa tươi nguyên liệu ban hành kèm theo Thông tư số 29/2017/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Yêu cầu quản lý đối với các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường
Đối với nội dung về công bố sản phẩm: Sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường phải được cơ sở sản xuất, kinh doanh công bố sản phẩm trước khi lưu thông trên thị trường theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
Về ghi nhãn: việc ghi nhãn sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường được thực hiện theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về ghi nhãn hàng hóa và Quyết định số 1783/QĐ-BYT ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Logo cho sản phẩm sữa phục vụ Chương trình Sữa học đường.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 01 năm 2020. Quyết định số 5450/QĐ-BYT ngày 28 tháng 9 năm 2016 về Quy định tạm thời đối với sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020 hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư ngày có hiệu lực.
Các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình sữa học đường mà các địa phương đã đấu thầu (tính từ thời điểm mở thầu) cung cấp cho các Trường mẫu giáo và Tiểu học trước ngày Thông tư này có hiệu lực được sử dụng cho đến hết số lượng theo Hợp đồng đã và sẽ ký kết. Nhãn sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình sữa học đường đã sản xuất, nhập khẩu, lưu thông trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì được tiếp tục sử dụng nhãn cho đến hết hạn sử dụng ghi trên nhãn sản phẩm. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm sữa tươi trên đây có trách nhiệm kê khai số lượng nhãn và báo cáo về Bộ Y tế (Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em) trước ngày Thông tư này có hiệu lực.
Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn trong Thông tư này được sửa đổi bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.
Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ; Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này. Trong quá trình tổ chức thực hiện Thông tư, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Y tế (Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em) để được xem xét, giải quyết.
Quy định về yêu cầu đối với các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường
06/12/2019
Ngày 05 tháng 12 năm 2019, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 31/2019/TT-BYT quy định yêu cầu đối với các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường.
Theo đó, Thông tư này quy định yêu cầu đối với các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường theo Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020. Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong triển khai thực hiện Chương trình Sữa học đường.
Các sản phẩm sữa tươi được sử dụng trong Chương trình Sữa học đường
Các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường bao gồm sữa tươi nguyên chất tiệt trùng và sữa tươi tiệt trùng đáp ứng các quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng QCVN 5-1:2010/BYT ban hành kèm theo Thông tư số 30/2010/TT-BYT ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế và yêu cầu quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư này.
Yêu cầu đối với các vi chất dinh dưỡng trong các sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường
Thông tư quy định, các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường phải bảo đảm đủ 21 vi chất dinh dưỡng với hàm lượng như sau: 1-Vitamin D3-1 µg - 1,4 µg (40 IU - 56 IU); 2-Canxi-114 mg - 150 mg; 3-Sắt-1,4 mg - 1,9 mg; 4-Vitamin A-60 µg - 80 µg (200 IU - 270 IU); 5-Vitamin E-0,35 mg - 0,5 mg; 6-Vitamin C-6,4 mg - 8,4 mg; 7-Vitamin B1-95,0 µg - 125,0 µg; 8-Vitamin B2 (riboflavin - Không đưa ngưỡng tối đa vì hàm lượng Vitamin B2, Biotin đã có sẵn trong sữa ở mức cao và I ốt có sẵn trong sữa dao động theo mùa vụ)-79,1 µg; 9-Vitamin B3 (Niacin- PP)-1,0 mg - 1,4 mg; 10-Vitamin B 5 (Acid Pantothenic)-300 µg - 400 µg; 11-Vitamin B6-79,1 µg - 104,1 µg; 12-Vitamin B 7 (Biotina)-1,3 µg; 13-Acid folic (vitamin B9)-27,5 µg - 37,5 µg; 14-Vitamin B12-0,19 µg - 0,3 µg; 15-Vitamin K1-2,5 µg - 3,3 µg; 16-Kẽm-1,1 mg - 1,6 mg; 17-Đồng-61 µg - 90,3 µg; 18-I ốta-14,3 µg; 19-Selen-3,1 µg - 4,1 µg; 20-Phospho-76,0 mg - 100 mg; 21-Magiê-10,0 mg - 14,8 mg
Nguyên liệu đầu vào của sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường phải bảo đảm Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sữa tươi nguyên liệu ban hành kèm theo Thông tư số 29/2017/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Yêu cầu quản lý đối với các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường
Đối với nội dung về công bố sản phẩm: Sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường phải được cơ sở sản xuất, kinh doanh công bố sản phẩm trước khi lưu thông trên thị trường theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
Về ghi nhãn: việc ghi nhãn sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường được thực hiện theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về ghi nhãn hàng hóa và Quyết định số 1783/QĐ-BYT ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Logo cho sản phẩm sữa phục vụ Chương trình Sữa học đường.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 01 năm 2020. Quyết định số 5450/QĐ-BYT ngày 28 tháng 9 năm 2016 về Quy định tạm thời đối với sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020 hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư ngày có hiệu lực.
Các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình sữa học đường mà các địa phương đã đấu thầu (tính từ thời điểm mở thầu) cung cấp cho các Trường mẫu giáo và Tiểu học trước ngày Thông tư này có hiệu lực được sử dụng cho đến hết số lượng theo Hợp đồng đã và sẽ ký kết. Nhãn sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình sữa học đường đã sản xuất, nhập khẩu, lưu thông trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì được tiếp tục sử dụng nhãn cho đến hết hạn sử dụng ghi trên nhãn sản phẩm. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm sữa tươi trên đây có trách nhiệm kê khai số lượng nhãn và báo cáo về Bộ Y tế (Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em) trước ngày Thông tư này có hiệu lực.
Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn trong Thông tư này được sửa đổi bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.
Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ; Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này. Trong quá trình tổ chức thực hiện Thông tư, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Y tế (Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em) để được xem xét, giải quyết.