Thông tư 21/2019/TT-BCT: Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hồng Công, Trung Quốc.Ngày 08 tháng 11 năm 2019, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 21/2019/TT-BCT quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hồng Công, Trung Quốc.Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23 tháng 12 năm 2019.Thông tư có 35 điều, quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa, quy trình chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa , trong đó quy định rõ hàng hóa có xuất xứ, hàng hóa có xuất xứ thuần túy và hàng hóa không có xuất xứ thuần túy.Cụ thể:
Hàng hóa có xuất xứ
Hàng hóa nhập khẩu vào một Nước thành viên từ một Nước thành viên khác được coi là có xuất xứ nếu hàng hóa đó đáp ứng một trong các quy tắc xuất xứ dưới đây và các quy định khác tại Thông tư này:
Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại Nước thành viên xuất khẩu theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
Được sản xuất tại Nước thành viên xuất khẩu chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ của một hay nhiều Nước thành viên.
Được sản xuất từ nguyên liệu không có xuất xứ tại Nước thành viên xuất khẩu với điều kiện hàng hóa đó đáp ứng các quy định tại Điều 7 Thông tư này.
Hàng hóa có xuất xứ thuần túy
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này, hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại Nước thành viên xuất khẩu trong các trường hợp sau:
Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng (bao gồm quả, hoa, rau, cây, rong biển, nấm và cây trồng) được trồng, thu hoạch, hái hoặc thu lượm tại một Nước thành viên.
Động vật sống (bao gồm động vật có vú, chim, cá, động vật giáp xác, động vật thân mềm, bò sát, vi khuẩn và vi-rút) được sinh ra và nuôi dưỡng tại một Nước thành viên.
Sản phẩm thu được từ động vật sống tại một Nước thành viên.
Sản phẩm thu được từ săn bắn, đánh bẫy, đánh bắt, canh tác, nuôi trồng thủy sản, thu lượm hoặc săn bắt tại một Nước thành viên.
Khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên khác được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển một Nước thành viên, không bao gồm các sản phẩm nêu từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này.
Hải sản đánh bắt bằng tàu đăng ký tại Nước thành viên xuất khẩu và được phép treo cờ của Nước thành viên đó, khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên khác khai thác từ vùng biển, đáy biển hoặc dưới đáy biển nằm ngoài vùng lãnh hải của Nước thành viên xuất khẩu, với điều kiện Nước thành viên đó có quyền khai thác biển, đáy biển và dưới đáy biển theo luật quốc tế. Luật quốc tế theo luật quốc tế đã được công nhận rộng rãi, bao gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Hải sản và các sản phẩm từ biển khác đánh bắt từ vùng biển quốc tế bằng tàu được đăng ký tại một Nước thành viên và được phép treo cờ của Nước thành viên đó.
Sản phẩm chế biến hoặc sản xuất ngay trên tàu chế biến đã đăng ký tại một Nước thành viên hoặc được treo cờ của một Nước thành viên từ các sản phẩm nêu tại khoản 7 Điều này.
Hàng hóa là phế thải và phế liệu thu được từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng tại một Nước thành viên chỉ phù hợp để làm nguyên liệu thô hoặc để tái chế.
Hàng hóa đã qua sử dụng và được thu nhặt tại một Nước thành viên với điều kiện hàng hóa đó chỉ phù hợp làm nguyên liệu thô hoặc để tái chế.
Hàng hóa thu được hoặc được sản xuất tại Nước thành viên xuất khẩu chỉ từ các sản phẩm nêu từ khoản 1 đến khoản 10 Điều này.
Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy
Hàng hóa nêu tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này (cụ thể là hàng hóa được sản xuất từ nguyên liệu không có xuất xứ tại Nước thành viên xuất khẩu), ngoại trừ hàng hóa quy định tại khoản 2 Điều này, được coi là có xuất xứ nếu hàng hóa đó có RVC không thấp hơn 40% theo công thức tính quy định tại Điều 8 Thông tư này.
Hàng hoá được coi là có xuất xứ nếu đáp ứng tiêu chí xuất xứ quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Thông tư cũng quy định tại điều 16 về nguyên liệu giống nhau và có thể dùng thay thế lẫn nhau. Theo đó: Nguyên liệu giống nhau và có thể dùng thay thế lẫn nhau sử dụng trong quá trình sản xuất được xác định là nguyên liệu có xuất xứ phải được thực hiện bằng cách chia tách thực tế từng nguyên liệu hoặc áp dụng nguyên tắc kế toán được áp dụng rộng rãi về quản lý kho, hoặc các thông lệ quản lý kho tại Nước thành viên xuất khẩu.
Khi quyết định sử dụng một phương pháp kế toán về quản lý kho nào thì phương pháp đó phải được sử dụng suốt trong năm tài chính đó.
Quy trình chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa
Thông tư quy định về quy trình chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa, theo đó, phải kiểm tra trước khi xuất khẩu. Cụ thể: Nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất hàng hóa đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan có thể đề nghị cơ quan, tổ chức cấp C/O kiểm tra, xác minh xuất xứ trước khi xuất khẩu. Kết quả kiểm tra, xác minh định kỳ hoặc khi cần thiết, được chấp nhận như chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu sau này. Việc kiểm tra này có thể không cần áp dụng đối với hàng hóa dễ dàng xác định được xuất xứ thông qua bản chất của hàng hóa đó.
Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định về việc kiểm tra, xác minh sau khi cấp C/O, theo đó:
Cơ quan có thẩm quyền Nước thành viên nhập khẩu có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền Nước thành viên xuất khẩu kiểm tra ngẫu nhiên hoặc khi có lý do nghi ngờ tính xác thực của chứng từ hay tính chính xác của các thông tin liên quan đến xuất xứ của hàng hóa hoặc các bộ phận của hàng hóa đó. Trên cơ sở đề nghị của Nước thành viên nhập khẩu, cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu thực hiện kiểm tra, xác minh đối với nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất dựa trên các điều kiện dưới đây:
a) Đề nghị kiểm tra phải được gửi kèm C/O mẫu AHK có liên quan và nêu rõ lý do cũng như bất cứ thông tin bổ sung nào cho thấy các chi tiết trên C/O này có thể không chính xác, trừ trường hợp kiểm tra ngẫu nhiên.
b) Cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu phản hồi ngay việc đã nhận được đề nghị kiểm tra và thông báo kết quả cho Nước thành viên nhập khẩu trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị kiểm tra.
c) Cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu có thể trì hoãn việc cho hưởng ưu đãi thuế quan trong khi chờ kết quả kiểm tra. Tuy nhiên, cơ quan có thẩm quyền Nước thành viên nhập khẩu có thể cho phép nhà nhập khẩu được thông quan hàng hóa cùng với việc áp dụng các biện pháp hành chính cần thiết với điều kiện hàng hóa này không thuộc diện cấm hoặc hạn chế nhập khẩu và không có nghi ngờ về gian lận xuất xứ. Trường hợp Nước thành viên nhập khẩu xác định được hàng hóa có xuất xứ, việc cho hưởng ưu đãi thuế quan được tiếp tục thực hiện.
d) Sau khi nhận được kết quả kiểm tra của Nước thành viên xuất khẩu, cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu phải xác định hàng hóa có xuất xứ hay không có không có xuất xứ. Toàn bộ quá trình kiểm tra, bao gồm cả quá trình thông báo quyết định về việc hàng hóa có xuất xứ hay không có xuất xứ tới cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu phải được hoàn thành trong vòng 180 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị kiểm tra.
Thông tư 21/2019/TT-BCT: Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hồng Công, Trung Quốc.
20/11/2019
Ngày 08 tháng 11 năm 2019, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 21/2019/TT-BCT quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hồng Công, Trung Quốc.Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23 tháng 12 năm 2019.
Thông tư có 35 điều, quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa, quy trình chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa , trong đó quy định rõ hàng hóa có xuất xứ, hàng hóa có xuất xứ thuần túy và hàng hóa không có xuất xứ thuần túy.Cụ thể:
Hàng hóa có xuất xứ
Hàng hóa nhập khẩu vào một Nước thành viên từ một Nước thành viên khác được coi là có xuất xứ nếu hàng hóa đó đáp ứng một trong các quy tắc xuất xứ dưới đây và các quy định khác tại Thông tư này:
Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại Nước thành viên xuất khẩu theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
Được sản xuất tại Nước thành viên xuất khẩu chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ của một hay nhiều Nước thành viên.
Được sản xuất từ nguyên liệu không có xuất xứ tại Nước thành viên xuất khẩu với điều kiện hàng hóa đó đáp ứng các quy định tại Điều 7 Thông tư này.
Hàng hóa có xuất xứ thuần túy
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này, hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại Nước thành viên xuất khẩu trong các trường hợp sau:
Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng (bao gồm quả, hoa, rau, cây, rong biển, nấm và cây trồng) được trồng, thu hoạch, hái hoặc thu lượm tại một Nước thành viên.
Động vật sống (bao gồm động vật có vú, chim, cá, động vật giáp xác, động vật thân mềm, bò sát, vi khuẩn và vi-rút) được sinh ra và nuôi dưỡng tại một Nước thành viên.
Sản phẩm thu được từ động vật sống tại một Nước thành viên.
Sản phẩm thu được từ săn bắn, đánh bẫy, đánh bắt, canh tác, nuôi trồng thủy sản, thu lượm hoặc săn bắt tại một Nước thành viên.
Khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên khác được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển một Nước thành viên, không bao gồm các sản phẩm nêu từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này.
Hải sản đánh bắt bằng tàu đăng ký tại Nước thành viên xuất khẩu và được phép treo cờ của Nước thành viên đó, khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên khác khai thác từ vùng biển, đáy biển hoặc dưới đáy biển nằm ngoài vùng lãnh hải của Nước thành viên xuất khẩu, với điều kiện Nước thành viên đó có quyền khai thác biển, đáy biển và dưới đáy biển theo luật quốc tế. Luật quốc tế theo luật quốc tế đã được công nhận rộng rãi, bao gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Hải sản và các sản phẩm từ biển khác đánh bắt từ vùng biển quốc tế bằng tàu được đăng ký tại một Nước thành viên và được phép treo cờ của Nước thành viên đó.
Sản phẩm chế biến hoặc sản xuất ngay trên tàu chế biến đã đăng ký tại một Nước thành viên hoặc được treo cờ của một Nước thành viên từ các sản phẩm nêu tại khoản 7 Điều này.
Hàng hóa là phế thải và phế liệu thu được từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng tại một Nước thành viên chỉ phù hợp để làm nguyên liệu thô hoặc để tái chế.
Hàng hóa đã qua sử dụng và được thu nhặt tại một Nước thành viên với điều kiện hàng hóa đó chỉ phù hợp làm nguyên liệu thô hoặc để tái chế.
Hàng hóa thu được hoặc được sản xuất tại Nước thành viên xuất khẩu chỉ từ các sản phẩm nêu từ khoản 1 đến khoản 10 Điều này.
Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy
Hàng hóa nêu tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này (cụ thể là hàng hóa được sản xuất từ nguyên liệu không có xuất xứ tại Nước thành viên xuất khẩu), ngoại trừ hàng hóa quy định tại khoản 2 Điều này, được coi là có xuất xứ nếu hàng hóa đó có RVC không thấp hơn 40% theo công thức tính quy định tại Điều 8 Thông tư này.
Hàng hoá được coi là có xuất xứ nếu đáp ứng tiêu chí xuất xứ quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Thông tư cũng quy định tại điều 16 về nguyên liệu giống nhau và có thể dùng thay thế lẫn nhau. Theo đó: Nguyên liệu giống nhau và có thể dùng thay thế lẫn nhau sử dụng trong quá trình sản xuất được xác định là nguyên liệu có xuất xứ phải được thực hiện bằng cách chia tách thực tế từng nguyên liệu hoặc áp dụng nguyên tắc kế toán được áp dụng rộng rãi về quản lý kho, hoặc các thông lệ quản lý kho tại Nước thành viên xuất khẩu.
Khi quyết định sử dụng một phương pháp kế toán về quản lý kho nào thì phương pháp đó phải được sử dụng suốt trong năm tài chính đó.
Quy trình chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa
Thông tư quy định về quy trình chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa, theo đó, phải kiểm tra trước khi xuất khẩu. Cụ thể: Nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất hàng hóa đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan có thể đề nghị cơ quan, tổ chức cấp C/O kiểm tra, xác minh xuất xứ trước khi xuất khẩu. Kết quả kiểm tra, xác minh định kỳ hoặc khi cần thiết, được chấp nhận như chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu sau này. Việc kiểm tra này có thể không cần áp dụng đối với hàng hóa dễ dàng xác định được xuất xứ thông qua bản chất của hàng hóa đó.
Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định về việc kiểm tra, xác minh sau khi cấp C/O, theo đó:
Cơ quan có thẩm quyền Nước thành viên nhập khẩu có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền Nước thành viên xuất khẩu kiểm tra ngẫu nhiên hoặc khi có lý do nghi ngờ tính xác thực của chứng từ hay tính chính xác của các thông tin liên quan đến xuất xứ của hàng hóa hoặc các bộ phận của hàng hóa đó. Trên cơ sở đề nghị của Nước thành viên nhập khẩu, cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu thực hiện kiểm tra, xác minh đối với nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất dựa trên các điều kiện dưới đây:
a) Đề nghị kiểm tra phải được gửi kèm C/O mẫu AHK có liên quan và nêu rõ lý do cũng như bất cứ thông tin bổ sung nào cho thấy các chi tiết trên C/O này có thể không chính xác, trừ trường hợp kiểm tra ngẫu nhiên.
b) Cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu phản hồi ngay việc đã nhận được đề nghị kiểm tra và thông báo kết quả cho Nước thành viên nhập khẩu trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị kiểm tra.
c) Cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu có thể trì hoãn việc cho hưởng ưu đãi thuế quan trong khi chờ kết quả kiểm tra. Tuy nhiên, cơ quan có thẩm quyền Nước thành viên nhập khẩu có thể cho phép nhà nhập khẩu được thông quan hàng hóa cùng với việc áp dụng các biện pháp hành chính cần thiết với điều kiện hàng hóa này không thuộc diện cấm hoặc hạn chế nhập khẩu và không có nghi ngờ về gian lận xuất xứ. Trường hợp Nước thành viên nhập khẩu xác định được hàng hóa có xuất xứ, việc cho hưởng ưu đãi thuế quan được tiếp tục thực hiện.
d) Sau khi nhận được kết quả kiểm tra của Nước thành viên xuất khẩu, cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu phải xác định hàng hóa có xuất xứ hay không có không có xuất xứ. Toàn bộ quá trình kiểm tra, bao gồm cả quá trình thông báo quyết định về việc hàng hóa có xuất xứ hay không có xuất xứ tới cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu phải được hoàn thành trong vòng 180 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị kiểm tra.