Nghị định số 126/2018/NĐ-CP: Quy định về thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt NamNgày 20 tháng 9 năm 2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 126/2018/NĐ-CP quy định về thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam.
Nghị định này quy định về thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam); trách nhiệm quản lý nhà nước đối với các cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam.
Nguyên tắc hoạt động
Cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam chỉ được hoạt động sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký, Giấy phép. Chi nhánh của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam chỉ được hoạt động sau khi có Giấy chứng nhận. Mọi hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài và chi nhánh tại Việt Nam phải phù hợp với nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký, Giấy phép, Giấy chứng nhận.
Trong quá trình hoạt động, cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, phong tục, tập quán, văn hóa của Việt Nam; không được phép cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào sử dụng danh nghĩa, cơ sở vật chất của mình để chống lại nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc làm phương hại đến lợi ích hợp pháp của nước khác.
Trong trường hợp hoạt động trong các lĩnh vực khác có liên quan, cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam đối với lĩnh vực đó.
Mọi hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam trong quá trình hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam đều bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
Hồ sơ đăng ký thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam
Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Dự kiến cơ cấu tổ chức và bộ máy;
c) Dự thảo Quy chế hoạt động;
d) Lý lịch người được dự kiến bổ nhiệm là người đại diện theo pháp luật.
Các văn bản trong hồ sơ nếu bằng tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch tiếng Việt đã được công chứng.
Trình tự, cách thức, thời hạn giải quyết và thẩm quyền
a) Bên nước ngoài đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
b) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho bên nước ngoài để bổ sung hồ sơ;
c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp Giấy chứng nhận đăng ký theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Thời hạn Giấy chứng nhận đăng ký
a) Nếu điều ước quốc tế có quy định về thời hạn hiệu lực, thời hạn Giấy chứng nhận đăng ký được căn cứ theo thời hạn hiệu lực của điều ước quốc tế đó và được gia hạn theo quy định tại Điều 7 Nghị định này;
b) Nếu điều ước quốc tế không quy định về thời hạn hiệu lực, thời hạn Giấy chứng nhận đăng ký là 05 năm và được gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 05 năm theo quy định tại Điều 7 Nghị định này.
Nghị định số 126/2018/NĐ-CP: Quy định về thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam
21/09/2018
Ngày 20 tháng 9 năm 2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 126/2018/NĐ-CP quy định về thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam.
Nghị định này quy định về thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam); trách nhiệm quản lý nhà nước đối với các cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam.
Nguyên tắc hoạt động
Cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam chỉ được hoạt động sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký, Giấy phép. Chi nhánh của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam chỉ được hoạt động sau khi có Giấy chứng nhận. Mọi hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài và chi nhánh tại Việt Nam phải phù hợp với nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký, Giấy phép, Giấy chứng nhận.
Trong quá trình hoạt động, cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, phong tục, tập quán, văn hóa của Việt Nam; không được phép cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào sử dụng danh nghĩa, cơ sở vật chất của mình để chống lại nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc làm phương hại đến lợi ích hợp pháp của nước khác.
Trong trường hợp hoạt động trong các lĩnh vực khác có liên quan, cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam đối với lĩnh vực đó.
Mọi hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam trong quá trình hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam đều bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
Hồ sơ đăng ký thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam
Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Dự kiến cơ cấu tổ chức và bộ máy;
c) Dự thảo Quy chế hoạt động;
d) Lý lịch người được dự kiến bổ nhiệm là người đại diện theo pháp luật.
Các văn bản trong hồ sơ nếu bằng tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch tiếng Việt đã được công chứng.
Trình tự, cách thức, thời hạn giải quyết và thẩm quyền
a) Bên nước ngoài đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
b) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho bên nước ngoài để bổ sung hồ sơ;
c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp Giấy chứng nhận đăng ký theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Thời hạn Giấy chứng nhận đăng ký
a) Nếu điều ước quốc tế có quy định về thời hạn hiệu lực, thời hạn Giấy chứng nhận đăng ký được căn cứ theo thời hạn hiệu lực của điều ước quốc tế đó và được gia hạn theo quy định tại Điều 7 Nghị định này;
b) Nếu điều ước quốc tế không quy định về thời hạn hiệu lực, thời hạn Giấy chứng nhận đăng ký là 05 năm và được gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 05 năm theo quy định tại Điều 7 Nghị định này.