Quy định mới về xóa án tích trong Bộ luật Hình sự năm 2015Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 12/2017/QH14, có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2018 (sau đây gọi tắt là BLHS năm 2015) đã sửa đổi, bổ sung quy định về xóa án tích từ Điều 69 đến Điều 73.Việc sửa đổi, bổ sung quy định về xóa án tích nhằm giải quyết khó khăn vướng mắc, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích chính đáng của người bị kết án, cản trở quá trình tái hòa nhập cộng đồng trong quá trình xem xét xóa án tích đối với người bị kết án trong thời gian qua. Đồng thời thể chế hóa chủ trương của Đảng về đề cao hiệu quả phòng ngừa và hướng thiện trong xử lý người phạm tội, thực hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước đối với người bị kết án, đồng thời tăng cường bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; góp phần cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp.
Nội dung sửa đổi, bổ sung:
- Sửa đổi, bổ sung các điều kiện xóa án tích theo hướng:
+ Rút ngắn thời hạn để được xóa án tích so với quy định hiện hành, tạo điều kiện cho người bị kết án sớm hòa nhập cộng đồng. Cụ thể: Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây: a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo; b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm; c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm; d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
+ Quy định rõ thời điểm xóa án tích được tính từ khi người bị kết án chấp hành xong hình phạt chính hoặc từ khi bản án hết thời hiệu thi hành. Các hình phạt bổ sung hoặc các quyết định khác trong bản án thì người bị kết án buộc phải chấp hành trong thời hạn xem xét xóa án tích;
+ Sửa đổi điều kiện "không phạm tội mới" bằng quy định "không thực hiện hành vi phạm tội mới";
+ Bỏ quy định Tòa án cấp giấy chứng nhận xóa án tích cho người được đương nhiên xóa án tích, quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp phải cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và cấp Phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích nếu có đủ điều kiện và khi được yêu cầu.
- Xác định rõ các trường hợp không bị coi là có án tích bao gồm người bị kết án do lỗi vô ý về một tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, người được miễn hình phạt.
- Bổ sung quy định về xóa án tích đối với người bị kết án do phạm nhiều tội, trong đó có tội thuộc trường hợp đương nhiên được xóa án tích, có tội thuộc trường hợp được xóa án tích theo quyết định của Tòa án thì việc xóa án tích đối với họ do Tòa án quyết định.
Quy định mới về xóa án tích trong Bộ luật Hình sự năm 2015
17/09/2018
Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 12/2017/QH14, có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2018 (sau đây gọi tắt là BLHS năm 2015) đã sửa đổi, bổ sung quy định về xóa án tích từ Điều 69 đến Điều 73.
Việc sửa đổi, bổ sung quy định về xóa án tích nhằm giải quyết khó khăn vướng mắc, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích chính đáng của người bị kết án, cản trở quá trình tái hòa nhập cộng đồng trong quá trình xem xét xóa án tích đối với người bị kết án trong thời gian qua. Đồng thời thể chế hóa chủ trương của Đảng về đề cao hiệu quả phòng ngừa và hướng thiện trong xử lý người phạm tội, thực hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước đối với người bị kết án, đồng thời tăng cường bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; góp phần cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp.
Nội dung sửa đổi, bổ sung:
- Sửa đổi, bổ sung các điều kiện xóa án tích theo hướng:
+ Rút ngắn thời hạn để được xóa án tích so với quy định hiện hành, tạo điều kiện cho người bị kết án sớm hòa nhập cộng đồng. Cụ thể: Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây: a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo; b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm; c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm; d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
+ Quy định rõ thời điểm xóa án tích được tính từ khi người bị kết án chấp hành xong hình phạt chính hoặc từ khi bản án hết thời hiệu thi hành. Các hình phạt bổ sung hoặc các quyết định khác trong bản án thì người bị kết án buộc phải chấp hành trong thời hạn xem xét xóa án tích;
+ Sửa đổi điều kiện "không phạm tội mới" bằng quy định "không thực hiện hành vi phạm tội mới";
+ Bỏ quy định Tòa án cấp giấy chứng nhận xóa án tích cho người được đương nhiên xóa án tích, quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp phải cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và cấp Phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích nếu có đủ điều kiện và khi được yêu cầu.
- Xác định rõ các trường hợp không bị coi là có án tích bao gồm người bị kết án do lỗi vô ý về một tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, người được miễn hình phạt.
- Bổ sung quy định về xóa án tích đối với người bị kết án do phạm nhiều tội, trong đó có tội thuộc trường hợp đương nhiên được xóa án tích, có tội thuộc trường hợp được xóa án tích theo quyết định của Tòa án thì việc xóa án tích đối với họ do Tòa án quyết định.