Một số chính sách quan trọng có hiệu lực trong tháng 8/2018

13/08/2018
Thay đổi cơ cấu tổ chức của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương
Theo Quyết định số 29/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày  16 tháng 7 năm 2018, có hiệu lực ngày 30/08/2018  quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương trực thuộc Bộ Nội vụ, thì cơ cấu tổ chức của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương gồm có
1. Vụ Nghiên cứu - Tổng hợp (gọi tắt là Vụ I).
2. Vụ Thi đua - Khen thưởng các bộ, ngành, đoàn thể ở trung ương (gọi tắt là Vụ II).
3. Vụ Thi đua - Khen thưởng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi tắt là Vụ III).
4. Vụ Tổ chức cán bộ.
5. Văn phòng.
6. Vụ Pháp chế - Thanh tra.
7. Tạp chí Thi đua, Khen thưởng.
8. Trung tâm Tin học.
Như vậy, cơ cấu tổ chức mới của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương trực thuộc Bộ Nội vụ không còn Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thi đua, khen thưởng như quy định hiện hành.
Tăng mức chuẩn trợ cấp hàng tháng cho người có công 
Theo Nghị định số 99/2018/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày ngày 12 tháng 07 năm 2018, có hiệu lực ngày 27/8/2018, mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng được tăng từ 1.417.000 đồng lên 1.515.000 đồng.
Tương ứng với mức tăng trên, trợ cấp ưu đãi hàng tháng đối với người có công với cách mạng được điều chỉnh tăng so với trước đây, cụ thể:
- Người hoạt động cách mạng trước ngày 1.1.1945 diện thoát ly: 1.693.000 đồng/tháng (tăng 110.000 đồng so với quy định cũ);
 - Người hoạt động cách mạng trước ngày 1.1.1945 diện không thoát ly: 2.874.000 đồng/tháng (tăng 186.000 đồng);
 - Người hoạt động cách mạng từ 1.1.1945 đến khởi nghĩa tháng Tám năm 1945: 1.566.000 đồng/tháng (tăng 101.000 đồng);
 - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến: 1.270.000 đồng/tháng (tăng 82.000 đồng);
Nhiều hình thức liên kếtchính sách ưu đãi, hỗ trợ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
Theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày ngày 05 tháng 07 năm 2018, có hiệu lực ngày 20/8/2018, trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sẽ có nhiều hình thức liên kết như:
1. Liên kết từ cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
2. Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
3. Liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
4. Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
5. Liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
6. Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
7. Liên kết sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Chính sách ưu đãi, hỗ trợ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp như: 
Hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng liên kết: Chủ trì liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% chi phí tư vấn xây dựng liên kết, tối đa không quá 300 triệu đồng, bao gồm tư vấn, nghiên cứu để xây dựng hợp đồng liên kết, dự án liên kết, phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường. Nguồn kinh phí, mức hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo các kế hoạch, chương trình, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác.
Hỗ trợ hạ tầng phục vụ liên kết: Dự án liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% vốn đầu tư máy móc trang thiết bị; xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ liên kết bao gồm: nhà xưởng, bến bãi, kho tàng phục vụ sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tổng mức hỗ trợ không quá 10 tỷ đồng.
Nguồn kinh phí, mức hỗ trợ quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo các kế hoạch, chương trình, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư và nguồn vốn từ các chương trình, dự án hợp pháp khác.
Hỗ trợ khuyến nông, đào tạo, tập huấn và giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm: a) xây dựng mô hình khuyến nôngĐào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật, nâng cao nghiệp vụ quản lý, kỹ thuật sản xuất, năng lực quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường;
c) Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm tối đa không quá 03 vụ hoặc 03 chu kỳ sản xuất, khai thác sản phẩm thông qua các dịch vụ tập trung của hợp tác xã;
d) Ngân sách hỗ trợ tối đa 40% chi phí chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi.
 

Tiêu chí xác định vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp trong tố tụng dân sự

Theo Thông tư số 09/2018/TT-BTP được Bộ Tư pháp ban hành ngày 21/06/2018, có hiệu lực ngày 21/08/2018 quy định Tiêu chí xác định vụ việc trợ giúp pháp lý (TGPL) phức tạp, điển hình, thì vụ việc TGPL trong tham gia tố tụng dân sự, trừ việc dân sự, vụ việc được giải quyết theo thủ tục rút gọn, được xác định là vụ việc TGPL phức tạp, điển hình khi đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
Đáp ứng một trong những tiêu chí chung đối với vụ việc tham gia tố tụng;
TGPL trong vụ việc mà quy định của pháp luật về những vấn đề cần giải quyết trong vụ án chưa rõ ràng, chưa được hướng dẫn áp dụng thống nhất; chưa có văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp;
TGPL trong vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp dưới nhưng được Tòa án nhân dân cấp trên lấy lên để giải quyết;
TGPL trong vụ việc phải gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử.