Chương trình PBGDPL 2008 – 2012 sẽ tập trung TTGDPL cho 6 nhóm đối tượng: cán bộ, công chức, viên chức; người dân thành phố, người dân nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số; cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang; thanh thiếu niên; người sử dụng lao động, người lao động trong các doanh nghiệp; người nước ngoài ở Việt Nam và người Việt Nam ở nước ngoài. Nội dung pháp luật được lựa chọn tuyên truyền chú trọng đến các qui định pháp luật liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế; phòng chống tham những; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng chống các tệ nạn xã hội; an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm; thực hiện qui chế dân chủ cơ sở…
Đặc biệt, Chương trình sẽ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác PBGDPL từ TƯ đến cơ sở; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, ứng dụng kỹ thuật, phương tiện hiện đại đáp ứng yêu cầu của công tác PBGDPL trong tình hình mới; đổi mới, nâng cao hiệu quả, hình thức, biện pháp TTPBGDPL (như hình thức tuyên truyền miệng, tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua hoạt động của các loại hình CLB pháp luật, tủ sách pháp luật, hoà giải cơ sở, các ấn phẩm miễn phí, hoạt động thực thi pháp luật của các cơ quan nhà nước, việc xây dựng hương ước, qui ước nâng cao chất lượng dạy và học pháp luật trong các cấp học và trình độ đào tạo…), triển khai trên diện rộng những biện pháp đang phát huy hiệu quả trên thực tế; hướng mạnh công tác PBGDPL về cơ sở; nâng cao hiệu quả và sự tham gia tích cực của các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội trong công tác PBGDPL; xây dựng và trình Quốc hội ban hành Luật PBGDPL.
Trong quá trình thực hiện Chương trình này, Bộ Tư pháp có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, phối hợp thực hiện hiệu quả Chương trình; định kỳ báo cáo hàng năm và đề xuất các giải pháp chủ yếu thực hiện hiệu quả Chương trình; đề xuất giải pháp kiện toàn đội ngũ cán bộ là công tác PBGDPL ở TƯ và địa phương; thông tin pháp luật, biên soạn, phát hành các tài liệu phục vụ triển khai Chương trình; chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động PBGDPL của Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL ở các Bộ, ngành và địa phương.
Kết quả thực hiện Chương trình sẽ là những bài học, kinh nghiệm cần thiết về mô hình, biện pháp, hình thức PBGDPL phù hợp, để triển khai tốt công tác PBGDPL trong giai đoạn tiếp theo./.
Hương Giang
Đến hết năm 2012, công tác PBGDPL phấn đấu đạt được các mục tiêu cụ thể sau: · 80% – 90% người dân trên toàn quốc được TTPL chung và các VBPL chuyên ngành liên quan đến từng nhóm dân cư theo địa bàn và đối tượng khác nhau; · 95% CBCCVC trở lên được trang bị kiến thức pháp luật thuộc lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của mình; · 95% người sử dụng lao động được TTPB các qui định pháp luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp; 70% người lao động được TTPBPL về quyền và nghĩa vụ của công dân và người lao động; · 100% cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang nhân dân được trang bị kiến thức pháp luật về an ninh, quốc phòng và các qui định pháp luật khác liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ; · 95% thanh thiếu niên được TTPBGDPL liên quan trực tiếp đến đối tượng này; · 95 -100% VBPL liên quan trực tiếp đến người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài ở Việt Nam được tuyên truyền bằng các hình thức phù hợp. |
4 đề án trọng điểm của Chương trình gồm: TTPBGDPL cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số (Bộ NN&PTNT chủ trì); Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác PBGDPL đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước (Bộ Tư pháp chủ trì); Nâng cao chất lượng công tác PBGDPL trong nhà trường (Bộ GD&ĐT chủ trì); TTPBPL cho người sử dụng lao động và người lao động trong các loại hình doanh nghiệp (Bộ LĐTB&XH chủ trì). |