Theo đó, đối tượng áp dụng của Thông tư là Bộ Tài chính, cơ quan tài chính hoặc cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiếp nhận và quản lý báo cáo kê khai tài sản nhà nước (gọi chung là cơ quan tài chính), cơ quan quản lý công nghệ thông tin hoặc cơ quan có chức năng về quản lý công nghệ thông tin (gọi chung là cơ quan quản lý công nghệ thông tin) của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, cơ quan khác ở Trung ương (gọi chung là Bộ, cơ quan Trung ương); Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác liên quan đến việc quản lý Phần mềm, kê khai, đăng nhập, chuẩn hoá dữ liệu trong Phần mềm và khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước.
Theo Thông tư, việc sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước làm cơ sở cho việc lập dự toán, xét duyệt quyết toán, quyết định, kiểm tra, kiểm toán, thanh tra việc đầu tư xây dựng, mua sắm, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa, sử dụng, xử lý (thu hồi, bán, điều chuyển, thanh lý, tiêu huỷ) tài sản nhà nước.
Thông tư cũng quy định việc nghiêm cấm sử dụng số liệu về tài sản nhà nước trong Phần mềm vào mục đích cá nhân mà không được phép của cơ quan, nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp cố tình vi phạm, người vi phạm bị xử lý kỷ luật hoặc xử lý hành chính theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, để đảm bảo có nguồn kinh phí cho việc nhập, duyệt và chuẩn hoá dữ liệu trong Phần mềm, đảm bảo dữ liệu được đầy đủ, chính xác, cập nhật, Thông tư quy định về kinh phí đảm bảo việc quản lý, khai thác Phần mềm…
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/10/2011.
Lê Anh