Nghiệp vụ xác minh trong công tác thanh tra tư pháp 15/05/2008

Trong hoạt động thanh tra, công tác xác minh, thu thập chứng cứ, đánh giá chứng cứ là quyết định đến việc kết luận đúng sai. Với nguyên tắc cao nhất trong thanh tra là “trọng chứng hơn trọng cung” và “án tại hồ sơ” thì việc bồi dưỡng nghiệp vụ xác minh cho cán bộ làm công tác thanh tra là hết sức cần thiết. Chúng tôi xin trình bày một số vấn đề cơ bản về nội dung này để giúp các đồng nghiệp phần nào tháo gỡ khó khăn trong công tác xác minh.

Cần quy định thẩm quyền công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động rà soát, hệ thống hoá 14/05/2008

Hệ thống hoá là quá trình định kỳ tập hợp, sắp xếp những văn bản, quy định, chế định đã được rà soát thành từng hệ thống thống nhất, hài hoà về nội dung và hình thức theo yêu cầu sử dụng của từng lĩnh vực, từng ngành hoặc từng cơ quan ban hành văn bản nhằm lập ra và công bố danh mục các văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực, hết hiệu lực, văn bản cần sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ.

Thành công của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương: Không thể thiếu vai trò chỉ đạo 13/05/2008

Sau 5 năm triển khai, có thể nói thành công lớn của Chương trình Phổ biến, giáo dục pháp luật 2003 – 2007 (PBGDPL) là tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các tầng lớp nhân dân về vị trí và tầm quan trọng của công tác này đối với đời sống. Đạt được kết quả đó, không thể thiếu vai trò chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng và chính quyền theo tinh thần coi trọng công tác PBGDPL - là một nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Và mỗi địa phương, bằng sự sáng tạo của mình, đã làm cho tinh thần đó trở nên vô cùng thiết thực và hiệu quả.

Ông Y DHĂM ÊNUÔL - Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Đăk Lăk: Phổ biến pháp luật phải gắn với nhiệm vụ của từng Đảng viên, cán bộ, công chức 13/05/2008

Đăk lăk là một tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc, đời sống còn nhiều khó khăn, đặc biệt nhận thức pháp luật của người dân nhiều vùng còn rất hạn chế. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương đã có những giải pháp gì cho công phổ biến pháp luật (PBPL)? Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Y DHĂM ÊNUÔL – Phó chủ tịch UBND tỉnh Đăk Lăk.

Ngăn chặn bạo lực gia đình: Luật cần đi vào thực tiễn 12/05/2008

Bạo lực gia đình (BLGĐ) và ngăn chặn BLGĐ một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu và cũng là mối quan tâm lớn ở nước ta. Bên cạnh việc thay đổi nhận thức của cộng đồng về phòng chống BLGĐ, Việt Nam còn cần một hệ thống các qui định pháp luật phù hợp với thực tiễn để giải quyết hiệu quả vấn nạn này.

Dự án Luật Đăng ký bất động sản: Văn phòng đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất? 12/05/2008

Cuối tuần qua, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường – Trưởng Ban soạn thảo Luật Đăng ký bất động sản (ĐKBĐS) đã chủ trì cuộc họp tiếp tục lấy ý kiến đóng góp vào Dự án luật. Một trong những vẫn đề được quan tâm nhiều nhất trong phiên họp nói trên là chủ trương thống nhất một loại giấy chứng nhận đối với BĐS.

Vấn đề chất lượng, số lượng cán bộ tư pháp địa phương: Chưa hết nỗi lo... 12/05/2008

Với vai trò là người trực tiếp thực thi pháp luật, là nhân tố quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động và uy tín của ngành tư pháp, đội ngũ cán bộ tư pháp địa phương đã và đang đóng góp tích cực vào việc đưa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng vào thực tiễn cuộc sống. Tuy nhiên, trong dòng chảy của đổi mới và cải cách, đội ngũ này cũng đang bộc lộ những hạn chế, bất cập vì nhiều nguyên nhân...

Qua 2 năm thực hiện Dự án tổng: Từ 60 – 80% đối tượng biết về dịch vụ trợ giúp pháp lý 09/05/2008

Dự án “Hỗ trợ hệ thống trợ giúp pháp lý (TGPL) ở Việt Nam, 2005 – 2009”, do 4 tổ chức Sida, SCS (Thuỵ Điển), SDC (Thuỵ Sỹ) và Oxfam Novib (Hà Lan) đồng tài trợ (hay còn gọi là Dự án tổng), được chính thức triển khai thực hiện trong cả nước từ tháng 12/2005. Sau 2 năm 2006 - 2007, việc thực hiện Dự án đã thu được nhiều kết quả khả quan, trong đó đáng kể nhất là ngày càng có nhiều người dân thuộc nhóm đối tượng thụ hưởng đã biết và tìm đến các tổ chức TGPL để giúp đỡ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.