Vấn đề chất lượng, số lượng cán bộ tư pháp địa phương: Chưa hết nỗi lo... 12/05/2008

Với vai trò là người trực tiếp thực thi pháp luật, là nhân tố quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động và uy tín của ngành tư pháp, đội ngũ cán bộ tư pháp địa phương đã và đang đóng góp tích cực vào việc đưa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng vào thực tiễn cuộc sống. Tuy nhiên, trong dòng chảy của đổi mới và cải cách, đội ngũ này cũng đang bộc lộ những hạn chế, bất cập vì nhiều nguyên nhân...

Qua 2 năm thực hiện Dự án tổng: Từ 60 – 80% đối tượng biết về dịch vụ trợ giúp pháp lý 09/05/2008

Dự án “Hỗ trợ hệ thống trợ giúp pháp lý (TGPL) ở Việt Nam, 2005 – 2009”, do 4 tổ chức Sida, SCS (Thuỵ Điển), SDC (Thuỵ Sỹ) và Oxfam Novib (Hà Lan) đồng tài trợ (hay còn gọi là Dự án tổng), được chính thức triển khai thực hiện trong cả nước từ tháng 12/2005. Sau 2 năm 2006 - 2007, việc thực hiện Dự án đã thu được nhiều kết quả khả quan, trong đó đáng kể nhất là ngày càng có nhiều người dân thuộc nhóm đối tượng thụ hưởng đã biết và tìm đến các tổ chức TGPL để giúp đỡ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Khoa Luật - Đại học Vinh: Bắt nhịp với yêu cầu đào tạo mới 08/05/2008

Tuy chưa chính thức thành lập nhưng sự ra đời của Khoa Luật, trường Đại học Vinh bước chuyển mình mạnh mẽ của nhà trường trong việc đáp ứng đến mức tối đa nhu cầu của xã hội. Nhà trường sẽ không chỉ tạo nguồn cán bộ pháp luật cho các cơ quan nhà nước nói chung, cơ quan tư pháp nói riêng mà còn có khả năng cung cấp đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân theo yêu cầu của Chỉ thị số 30 về tăng cường giáo dục pháp luật tại các trường phổ thông.

Khiếu nại hành chính trong lực lượng vũ trang: Giải quyết theo hướng nào? 07/05/2008

Thực hiện Công văn số 1489 của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp sẽ chủ trì phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan tìm biện pháp tháo gỡ vướng mắc về vấn đề giải quyết khiếu nại hành chính trong lực lượng vũ trang. Theo đó, Quân đội đang băn khoăn không biết liệu loại khiếu nại này có thể giải quyết qua 2 cấp của nội bộ ngành hay nếu ra Toà thì sẽ do Toà nào thụ lý khi mà Toà án quân sự chỉ có thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự. Đây chính là nội dung của cuộc họp liên ngành do Bộ Tư pháp tổ chức mới đây.

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong chiến lược cải cách tư pháp của ngành tư pháp tỉnh Quảng Ngãi 06/05/2008

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng quan tâm và dày công xây dựng Đảng thành một khối đại đoàn kết thống nhất vững mạnh, trong sạch. Người thường chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng, đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là thế hệ trẻ trở thành những con người vừa hồng vừa chuyên.

Phiếu lý lịch tư pháp: Ngày càng khẳng định giá trị trong xã hội 06/05/2008

Sau khi ngành Công an tạm ngừng cấp Giấy chứng nhận tình trạng tiền án, tiền sự, việc thực hiện Thông tư liên tịch số 07/TTLT-BTP-BCA quy định về cấp Phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) ngày 8/2/1999 (từ đây gọi tắt là TTLT 07) nhận được sự quan tâm của 2 Bộ Tư pháp và Công an, của UBND cấp tỉnh cũng như các cơ quan hữu quan ở địa phương. Vì vậy, tuy là một công việc mới mẻ nhưng ngay từ đầu, việc cấp Phiếu LLTP đã được triển khai tích cực, thuận lợi và đồng bộ, làm cho loại phiếu trên ngày càng khẳng định giá trị quan trọng trong xã hội.

Vai trò của hoạt động trợ giúp pháp lý trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 02/05/2008

Tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý của các nước trên thế giới ra đời và phát triển từ nhiều năm nay, như Na uy và Đa Mạch là hai quốc gia có hoạt động trợ giúp pháp lý đã ra đời từ thế kỷ 17, ở đó, ban đầu hoạt động trợ giúp pháp lý thực hiện dưới hình thức từ thiện của các luật sư như bào chữa cho bị can, bị cáo, bào vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự miễn phí trước toà án. Ở Việt nam, hoạt động về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách tuy mới ra đời gần 10 năm trở lại đây, nhưng bước đầu đã đem lại nhiều kết quả và khẳng định vị trí, vai trò của công tác trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách là không thể thiếu được trong đời sống pháp luật của xã hội Việt nam hiện nay.

Tắm mình hơn nữa vào sự phát triển lớn của địa bàn 28/04/2008

Tại Hội nghị tổng kết Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) vừa diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường có Bài phát biểu đánh giá “Chương trình 2003 – 2007 đã thành công tốt đẹp” và nhấn mạnh 7 nhiệm vụ lớn để triển khai Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn 2008 – 2012. Xin lược ghi, giới thiệu bài phát biểu quan trọng này của đồng chí Bộ trưởng với quý vị và các bạn.