Hoạt động tổng kết công tác năm 2008 và chương trình công tác năm 2009 của Hội đồng cạnh tranh 11/02/2009

Ngày 08 tháng 01 năm 2009, tại Trụ sở Hội đồng cạnh tranh (21, Ngô Quyền, Hà Nội) đã diễn ra cuộc họp tổng kết công tác của Hội đồng cạnh tranh năm 2008 và chương trình năm 2009. Tham dự cuộc họp có Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh Lê Danh Vĩnh, Nguyên Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh Phan Thế Ruệ, Phó Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh Đinh Trung Tụng, các Ủy viên Hội đồng cạnh tranh từ các Bộ, Ngành, đại diện của Văn phòng Chính phủ, đại diện các Cục, Vụ có liên quan trong Bộ Công Thương và Lãnh đạo Ban Thư ký Hội đồng cạnh tranh.

Giải pháp nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân 10/02/2009

Thực tế cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật là trình độ hiểu biết pháp luật, ý thức pháp luật, sự tôn trọng pháp luật của một bộ phận nhân dân còn hết sức hạn chế. Trong thời gian qua, việc tuyên truyền pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các phương tiện khác đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, so với yêu cầu nâng cao trình độ, ý thức pháp luật cho nhân dân thì những kết quả đó vẫn chưa tương xứng. Chính vì vậy, việc nâng cao trình độ pháp luật cho nhân dân theo yêu cầu quản lý nhà nước bằng pháp luật hiện nay là vấn đề cấp thiết.

Bàn về khái niệm cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động 09/02/2009

Trong lĩnh vực lao động, cơ chế ba bên của Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) là một cơ chế thông dụng ở nhiều quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, được sử dụng trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về lao động, tổ chức và quản lí lao động cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh, kể cả giải quyết tranh chấp lao động và đình công. Tuy nhiên với các nước có nền kinh tế thị trường và quan hệ lao động chưa phát triển như Việt Nam thì cơ chế ba bên còn là vấn đề mới mẻ và đang từng bước được ứng dụng. Tìm hiểu khái niệm cơ chế ba bên là việc làm cần thiết và tất yếu cho những quốc gia bắt đầu ứng dụng cơ chế này.

Dự thảo thông tư liên tịch hướng dẫn cơ cấu tổ chức cơ quan tư pháp địa phương: Nên quy định biên chế tối thiểu của Phòng Tư pháp 06/02/2009

Nghị định 93/CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp được ban hành đã bổ sung và làm rõ hơn nhiệm vụ của Bộ Tư pháp. Trên cơ sở đó, cơ cấu, chức năng nhiệm vụ của cơ quan tư pháp địa phương cũng có nhiều thay đổi. Để kịp thời giúp các địa phương ổn định tổ chức theo Nghị định mới, Liên Bộ Tư pháp – nội vụ đang phối hợp xây dựng thông tư liên tịch hướng dẫn vấn đề nêu trên.

Dự án Luật Tiếp cận thông tin: “Giằng co” giữa công khai và bí mật 06/02/2009

Bộ Tư pháp đang chủ trì soạn thảo dự án Luật Tiếp cận thông tin (TCTT). Dù mang tính nhạy cảm cao nhưng, dự án Luật TCTT được đánh giá là công cụ để góp phần củng cố nền dân chủ.

Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực luật sư: Nhiều sai phạm cần chấn chỉnh 06/02/2009

“Năm 2009 sẽ là năm chúng tôi thực hiện quyết liệt các cuộc thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực luật sư và tư vấn pháp luật”, ông Hoàng Quốc Hùng – Phó Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp đã cho PV Báo PLVN biết như vậy ngay trong ngày đi làm đầu tiên của năm mới. Bởi lẽ, năm 2008 vừa qua được coi là năm đột phá của thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực nói trên. Đây cũng là năm đầu tiên hoạt động này được tiến hành theo Nghị định 76/CP (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp). Chỉ qua thanh tra tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã phát hiện hàng loạt sai phạm.

Bộ Tư pháp “tuýt còi” biểu hiện “ngăn sông, cấm chợ” của Hà Nội 06/02/2009

Chiều qua (5/2), trao đổi với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp cho biết, Quyết định số 51/2009/QĐ-UBND ngày 22/1/2009 của UBND thành phố Hà Nội Ban hành “Quy định về quản lý hoạt động giết mổ, vận chuyển, chế biến, buôn bán gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố Hà Nội” có nhiều nội dung không đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và hạn chế quyền của công dân.

Cần thống nhất thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà ở 05/02/2009

Chứng thực các hợp đồng liên quan đến tài sản là nhà giữa các bên là cá nhân, tổ chức là công việc thường diễn ra trong các quan hệ dân sự. Nhu cầu về chứng thực các loại hợp đồng này rất phổ biến và cần thiết trong giao dịch của người dân. Yêu cầu chứng thực hợp đồng có đối tượng là nhà ở là một trong những yêu cầu chiếm tỷ lệ cao trong các vụ việc được giải quyết.