Kinh nghiệm thành công của hoạt động hòa giải cơ sở ở Hải Phòng: Có chương, có mục ngân sách cho công tác hoà giải
19/02/2009
Qua 10 năm thực hiện Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở, các tổ hoà giải cơ sở tại thành phố Hải Phòng đã trở thành tổ chức tự quản của quần chúng đông đảo nhất, gắn bó mật thiết với cuộc sống hàng ngày của nhân dân ở cơ sở. Các hoà giải viên đã góp phần ngăn ngừa, giải quyết kịp thời phần lớn những vi phạm pháp luật nhỏ và tranh chấp trong nội bộ nhân dân, hạn chế đơn thư khiến nại, tiết kiệm tiền của, thời gian, công sức của Nhà nước và nhân dân.
Phát triển các Trung tâm tư vấn pháp luật: Cần sự đầu tư thoả đáng
18/02/2009
Hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, thời gian qua các Trung tâm tư vấn pháp luật trên cả nước đã góp phần không nhỏ vào công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Tuy nhiên, do những khó khăn trong việc tìm kiếm cũng như thu hút nhân lực nên nhiều Trung tâm hoạt động hình thức và cầm chừng.
Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010: Dự kiến xây dựng 48 dự án luật, pháp lệnh
18/02/2009
Thực hiện qui định tại điều 23 và 29 Luật Ban hành Văn bản qui phạm pháp luật 2008 (VBQPPL), trên cơ sở đề xuất của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Bộ Tư pháp đã dự thảo Tờ trình của Chính phủ về đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010; bổ sung chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII và điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2009.
Biên bản hòa giải cơ sở cần có những chấn chỉnh nội dung và hình thức
18/02/2009
Hòa giải cơ sở là một trong những hình thức quan trọng để giải quyết vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư nhằm mục đích giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, đoàn kết cộng đồng; phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm ở cơ sở thông qua việc phát hiện và giải quyết tận gốc những mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ, góp phần ổn định trật tự xã hội ở địa bàn dân cư, tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp chính quyền tăng cường công tác quản lý xã hội ở cơ sở. Bên cạnh đó, hòa giải có kết quả sẽ góp phần hạn chế đơn thư khiếu kiện trong nhân dân, giảm bớt tình trạng khiếu nại đến Tòa án nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước, tiết kiệm thời gian và tiền bạc của cơ quan nhà nước và công dân.
Phản hồi bài viết UBND cấp xã có thẩm quyền chứng thực giấy ủy quyền, hợp đồng ủy quyền ?
17/02/2009
Chứng thực là một trong những công việc phổ biến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết theo yêu cầu của người dân phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch dân sự của họ trong cuộc sống. Hiện nay có nhiều văn bản pháp lý quy định việc chứng thực theo yêu cầu của người dân như Nghị định 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực; Nghị định 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký mở rộng thẩm quyền chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn; Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 hướng dẫn việc công chứng, chứng thực, hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất; Thông tư số 03/2008/TT-BTP ngày 25/8/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007.
Chuẩn bị hội nghị quốc gia tổng kết thực tiễn thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự (2003)
13/02/2009
Ngày 11/02, tại Hà Nội, Ban soạn thảo dự án Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) đã tiến hành phiên họp thứ 2 để góp ý vào dự thảo báo cáo kết quả tổng kết 5 năm thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự (2003), một số định hướng bước đầu và chương trình xây dựng Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi), kế hoạch tổ chức hội nghị quốc gia “Tổng kết thực tiễn thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự (2003) và đề xuất hướng hoàn thiện”.