Tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn: Chuyển luật về với dân
04/12/2008
Kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 69/1998/QĐ-TTg (ngày 31/3/1998) và Quyết định số 1067/QĐ-TTg (ngày 25/11/1998) tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành TSLP ở xã, phường, thị trấn (TSPL cấp xã), đến nay, TSPL cấp xã đã thực sự là một trong những công cụ quan trọng để pháp luật thực sự phát huy tác dụng trong đời sống xã hội, góp phần quan trọng trong công tác quản lý nhà nước, nâng cao dân trí pháp lý, tăng cường pháp chế ở địa phương, cơ sở.
Tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở: Cây cầu nối những niềm vui
04/12/2008
Hoà giải ở cơ sở (HGCS) không chỉ là việc giúp các bên tự nguyện giải quyết những tranh chấp nhỏ để giữ gìn ổn định trong cộng đồng dân cư, mà còn là một thủ tục tiền tố tụng để Toà án xác định điều kiện cần và đủ khi thụ lý giải quyết các tranh chấp như tranh chấp đất đai, lao động... Vì thế, trong suốt 10 năm qua, chất lượng hoạt động của các Tổ hoà giải ở địa phương luôn được củng cố, kiện toàn, phát triển và nâng cao.
Hội thảo “Hình phạt tử hình trong luật quốc tế và thực tiễn áp dụng”
03/12/2008
Ngày 01/12/2008, Trung tâm nghiên cứu quyền con người và quyền công dân trực thuộc Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Hội luật gia Việt Nam tổ chức hội thảo về “Hình phạt từ hình trong luật quốc tế và thực tiễn áp dụng” nhằm trao đổi với giáo sư Hodgkinson, giám đốc Trung tâm nghiên cứu về hình phạt tử hình, Trường Luật, Đại học Wesminter (Vương quốc Anh) và các chuyên gia Việt Nam về các chuẩn mực quốc tế, thực tiễn và xu hướng của áp dụng của hình phạt tử hình trên thế giới và tại Việt Nam.
Đào tạo luật sư thời kỳ hội nhập: Không thực hiện sớm sẽ lạc hậu
01/12/2008
Theo lộ trình thực hiện Đề án “Đào tạo chuyên gia pháp luật, luật sư (LS) phục vụ yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2008-2010”, tháng 11 sẽ đưa học viên đi đào tạo nghề LS và thực hành nghề nghiệp ở nước ngoài”. Nhưng đến thời điểm này vẫn chưa có một LS nào ghi danh tham gia khiến đề án rơi vào nguy cơ “dậm chân tại chỗ”.
Phân biệt giữa cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
01/12/2008
Ở nước ta, trong những năm gần đây, tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (sau đây gọi tắt là SHTT) đã trở thành một vấn đề nổi cộm, tuy chưa có một thống kê chính thức và toàn diện nào về tình trạng vi phạm song qua các phương tiện thông tin đại chúng có thể thấy sự vi phạm diễn ra ngày càng phổ biến, mức độ theo chiều hướng trầm trọng hơn và cách thức ngày càng tinh vi hơn.