Bản chất của bồi thường nhà nước là quan hệ dân sự đặc thù 26/12/2008

Hôm qua (25/12), vấn đề bản chất của quan hệ bồi thường nhà nước quy định tại dự thảo Luật Bồi thường Nhà nước được Uỷ ban thường vụ Quốc hội tập trung thảo luận. Dự thảo Luật quy định theo hướng xác định bản chất của quan hệ bồi thường nhà nước là quan hệ dân sự đặc thù, trách nhiệm bồi thường Nhà nước đối với công dân là trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng.

Khó tìm tiếng nói chung về trách nhiệm quy hoạch đô thị 26/12/2008

Bộ Xây dựng muốn trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch đô thị đặc biệt như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh do Bộ đảm nhiệm. Cơ quan chủ trì thẩm tra là Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng nên giao cho chính quyền địa phương thực hiện. Buổi thảo luận chiều ngày 24/12 tại Uỷ ban thường vụ Quốc hội vẫn chưa đi đến thống nhất về nội dung này tại dự án Luật Quy hoạch đô thị.

Từ 1/1/2009: Thêm 120 toà án cấp huyện được tăng thẩm quyền 25/12/2008

120 TAND cấp huyện có từ 3 Thẩm phán trở lên sẽ được tăng thẩm quyền xét xử kể từ ngày 1/1/2009 theo quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự. Hôm qua (24/12), Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua danh sách 120 Toà án này, nâng tổng số TAND cấp huyện được tăng thẩm quyền xét xử cả về hình sự, dân sự lên thành 606 Toà án.

Hoạt động của Đoàn thanh tra cũng được giám sát, kiểm tra 25/12/2008

Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền vừa ký Quyết định số 2861 quy định việc giám sát, kiểm tra hoạt động Đoàn thanh tra. Theo đó, từ nay, các hoạt động của Đoàn thanh tra sẽ được giám sát, kiểm tra bởi người ra quyết định thanh tra, thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp thành viên Đoàn thanh tra và các cán bộ, công chức được người ra quyết định thanh tra cử.

Ngành cao su Việt Nam sau hai năm hội nhập 25/12/2008

Sáng ngày 23 tháng 12 năm 2008, Bộ Công thương phối hợp với Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo đánh giá tác động hội nhập sau hai năm gia nhập WTO đối với ngành cao su Việt Nam.

Từng bước thể chế hoá các chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp trong lĩnh vực thi hành án dân sự vào thực tiễn cuộc sống 25/12/2008

Để bảo đảm mọi bản án, quyết định của Toà án, Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh, thể hiện tính tôn nghiêm của pháp chế xã hội chủ nghĩa, góp phần vào sự nghiệp xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, trong năm 2005, Bộ Chính trị đã ban hành hai Nghị quyết quan trọng đó là Nghị quyết số 48-NQ/TW về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

Sáng kiến một Liên hợp quốc - chính sách quan trọng nhằm cải tổ Liên hợp quốc tại Việt Nam 25/12/2008

“Sáng kiến Một LHQ” là một trong các chính sách về cải tổ Liên hợp quốc (LHQ) nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức này, phù hợp với tinh thần của Tuyên bố Paris và Cam kết Hà Nội về hiệu quả viện trợ.

Đấu tranh phòng chống tội phạm trong bối cảnh toàn cầu hóa: Cần một hành lang pháp lý mới 25/12/2008

Sau 7 năm thi hành, Bộ luật hình sự (BLHS) 1999 đã góp phần tích cực trong việc bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của kinh tế xã hội, đặc biệt trong quá trình toàn cầu hóa, BLHS đã bộc lộ một số hạn chế trước những thách thức của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm ở nước ta, nhất là đối với các tội phạm khủng bố, rửa tiền, ma túy… Vì thế, Bộ Tư pháp được giao chủ trì soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS và đã trình dự án để Quốc hội khóa XII cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4.