Dự án Luật Đăng ký giao dịch bảo đảm: công khai không phải là làm lộ bí mật thông tinBộ Tư pháp, Cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật Đăng ký giao dịch bảo đảm (ĐKGDBĐ) đang khẩn trương tiếp thu, giải trình những ý kiến thẩm tra của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội và hoàn thiện Dự án Luật, chuẩn bị trình Quốc hội vào kỳ họp tới. Trước đó, vào ngày 13/9 vừa qua, tại thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cũng đã có buổi làm việc về dự án Luật này. Đã công chứng, có cần phải đăng ký?
Bên cạnh việc có cần thiết phải ban hành dự án Luật ĐKGDBĐ hay không, phạm vi điều chỉnh của Luật đến đâu… thì mối quan hệ giữa công chứng và ĐKGDBĐ cũng là nội dung được Ủy ban Pháp luật của Quốc hội rất quan tâm. Uỷ ban Pháp luật Quốc hội cho rằng, Điều 343 Bộ luật dân sự quy định “Việc thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản thế chấp phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký.” Vì vậy, đối với các giao dịch bảo đảm pháp luật đã quy định phải công chứng thì không nên quy định đồng thời phải tiến hành đăng ký. Việc quy định một giao dịch vừa phải công chứng, vừa phải đăng ký giao dịch bảo đảm là không cần thiết. Nhà nước phải thiết lập thêm bộ máy để tiến hành việc đăng ký, người dân phải mất thời gian, chi trả lệ phí đăng ký.
Về vấn đề này, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (ĐKQGGDBĐ), Bộ Tư pháp, cho rằng: “Mỗi loại thiết chế này có vai trò, tác dụng riêng đối với việc đảm bảo an toàn pháp lý cho các giao dịch và không thể thay thế cho nhau. Nếu như công chứng nhằm đảm bảo tính hợp pháp của nội dung hợp đồng thì đăng ký giao dịch bảo đảm nhằm công khai hóa thông tin về giao dịch, xác lập thứ tự ưu tiên thanh toán giữa những chủ thể cùng quyền đối với một tài sản”. Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật hiện hành, chỉ có hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất mới bắt buộc phải công chứng và đăng ký (Điều 130 Luật Đất đai). Đối với các giao dịch bảo đảm khác, pháp luật hiện hành không yêu cầu văn bản hợp đồng vừa phải công chứng, vừa phải đăng ký. Dự thảo Luật ĐKGDBĐ cũng không quy định mới một trường hợp nào giao dịch bảo đảm vừa phải công chứng, vừa phải đăng ký. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Đất đai năm 2003 thì việc quản lý và sử dụng đất đai phải tuân theo các quy định tại Luật này. Như vậy, theo nguyên tắc áp dụng pháp luật giữa luật chung (Bộ luật dân sự) và luật chuyên ngành (Luật Đất đai), thì quy định của Luật Đất đai về việc thế chấp quyền sử dụng đất vừa phải công chứng, chứng thực vừa phải đăng ký hoàn toàn phù hợp, không phải là sự vi phạm nguyên tắc pháp chế
Trước mắt, chưa nên xã hội hóa hoạt động ĐKGDBĐ
Hiện nay, nhiều hoạt động dịch vụ của nhà nước đã được xã hội hóa và thu được kết quả tốt, như xã hội hóa hoạt động công chứng, cho thành lập các Văn phòng công chứng do tư nhân đảm nhiệm. Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, ĐKGDBĐ là hoạt động cung ứng dịch vụ cho xã hội, do đó Nhà nước không nhất thiết đứng ra thực hiện toàn bộ, mà cần xã hội hóa hoạt động này để xã hội tự hình thành các cơ chế phục vụ cho chính nhu cầu của mình, hoạt động trên cơ sở tự nguyện.
Về vấn đề này, Cục Đăng ký cho rằng, trong thời gian trước mắt chưa nên xã hội hóa hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm. Có nhiều lý do giải thích cho đề nghị này. Thứ nhất, hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm nhằm tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư vốn và tín dụng ngân hàng, góp phần phát triển lành mạnh thị trường vốn, nên không nhằm mục tiêu thu lợi nhuận. Vì vậy, Nhà nước đầu tư cho lĩnh vực này và chỉ thu lệ phí ở mức độ thấp để bù đắp một phần chi phí bỏ ra. Nếu xã hội hóa, thì khó có thể đạt được mục tiêu nêu trên, vì tư nhân làm thường hướng tới mục đích kinh doanh thu lợi nhuận. Thứ hai, “hồ sơ gốc về đăng ký thế chấp bất động sản đã và đang được lưu giữ tại các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của nhà nước. Vì vậy, nếu để tư nhân thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm bằng bất động sản thì sẽ gặp những khó khăn do không có hồ sơ gốc về đăng ký thế chấp bất động sản, không tạo thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung các thông tin về bất động sản và các biến động về bất động sản, gây khó khăn cho việc tra cứu thông tin”. Theo kết quả khảo sát một số quốc gia của Cục ĐKQGGDBĐ và ý kiến của các chuyên gia pháp lý nước ngoài, chưa có quốc gia nào áp dụng mô hình xã hội hóa trong hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm.
Công khai không phải là làm lộ thông tin
Cũng băn khoăn về việc công khai hoá thông tin về giao dịch bảo đảm, Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, nếu đặt vấn đề thực hiện ĐKGDBĐ nhằm công khai và cung cấp các thông tin liên quan đến giao dịch bảo đảm, phục vụ cho nhu cầu của xã hội thì vấn đề này cũng phải cần được cân nhắc kỹ, toàn diện hơn. Bởi lẽ, việc làm này sẽ ảnh hưởng tới quyền bí mật thông tin cá nhân của người dân đối với tài sản sở hữu hợp pháp của mình. Giải trình sự lo ngại của Ủy ban Pháp luật, Cục ĐKQGGDBĐ khẳng định, việc công khai hóa thông tin về giao dịch bảo đảm mang lại lợi ích cho xã hội, lợi ích cho chính các bên tham gia giao dịch bảo đảm, cũng như lợi ích cho chính Nhà nước. Bởi vì: “Xét ở phạm vi thông tin được cung cấp thì không ảnh hưởng đến bí mật thông tin cá nhân của người dân vì thông tin về giao dịch bảo đảm chỉ nhằm công khai hoá việc tài sản đang được dùng để bảo đảm cho các nghĩa vụ, không ảnh hưởng đến bí mật thông tin cá nhân của người dân”. Cục ĐKQGGDBĐ cũng cho rằng, xuất phát từ tính đặc thù của từng loại tài sản thì pháp luật hiện hành bắt buộc phải đăng ký đối với giao dịch bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển, quyền sử dụng đất. Đối với những giao dịch bảo đảm khác, việc đăng ký hay không đăng ký, công khai hoá thông tin hay không công khai hóa thông tin về giao dịch bảo đảm hoàn toàn do sự tự nguyện của các bên tham gia giao dịch. Pháp luật nói chung và dự thảo Luật này nói riêng hoàn toàn không có quy định nào ép buộc các bên tham gia giao dịch bảo đảm phải công khai hóa thông tin về giao dịch bảo đảm.
Thiết nghĩ, nếu được Quốc hội thông qua, Luật ĐKGDBĐ sẽ góp phần tích cực vào việc tăng cường tính công khai, minh bạch thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản, tạo thuận lợi cho môi trường đầu tư, tín dụng ngân hàng và hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra trong việc thực hiện các giao dịch dân sự, kinh doanh, thương mại.
Hồng Thúy - Báo PLVN
Dự án Luật Đăng ký giao dịch bảo đảm: công khai không phải là làm lộ bí mật thông tin
19/09/2008
Bộ Tư pháp, Cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật Đăng ký giao dịch bảo đảm (ĐKGDBĐ) đang khẩn trương tiếp thu, giải trình những ý kiến thẩm tra của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội và hoàn thiện Dự án Luật, chuẩn bị trình Quốc hội vào kỳ họp tới. Trước đó, vào ngày 13/9 vừa qua, tại thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cũng đã có buổi làm việc về dự án Luật này.
Đã công chứng, có cần phải đăng ký?
Bên cạnh việc có cần thiết phải ban hành dự án Luật ĐKGDBĐ hay không, phạm vi điều chỉnh của Luật đến đâu… thì mối quan hệ giữa công chứng và ĐKGDBĐ cũng là nội dung được Ủy ban Pháp luật của Quốc hội rất quan tâm. Uỷ ban Pháp luật Quốc hội cho rằng, Điều 343 Bộ luật dân sự quy định “Việc thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản thế chấp phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký.” Vì vậy, đối với các giao dịch bảo đảm pháp luật đã quy định phải công chứng thì không nên quy định đồng thời phải tiến hành đăng ký. Việc quy định một giao dịch vừa phải công chứng, vừa phải đăng ký giao dịch bảo đảm là không cần thiết. Nhà nước phải thiết lập thêm bộ máy để tiến hành việc đăng ký, người dân phải mất thời gian, chi trả lệ phí đăng ký.
Về vấn đề này, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (ĐKQGGDBĐ), Bộ Tư pháp, cho rằng: “Mỗi loại thiết chế này có vai trò, tác dụng riêng đối với việc đảm bảo an toàn pháp lý cho các giao dịch và không thể thay thế cho nhau. Nếu như công chứng nhằm đảm bảo tính hợp pháp của nội dung hợp đồng thì đăng ký giao dịch bảo đảm nhằm công khai hóa thông tin về giao dịch, xác lập thứ tự ưu tiên thanh toán giữa những chủ thể cùng quyền đối với một tài sản”. Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật hiện hành, chỉ có hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất mới bắt buộc phải công chứng và đăng ký (Điều 130 Luật Đất đai). Đối với các giao dịch bảo đảm khác, pháp luật hiện hành không yêu cầu văn bản hợp đồng vừa phải công chứng, vừa phải đăng ký. Dự thảo Luật ĐKGDBĐ cũng không quy định mới một trường hợp nào giao dịch bảo đảm vừa phải công chứng, vừa phải đăng ký. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Đất đai năm 2003 thì việc quản lý và sử dụng đất đai phải tuân theo các quy định tại Luật này. Như vậy, theo nguyên tắc áp dụng pháp luật giữa luật chung (Bộ luật dân sự) và luật chuyên ngành (Luật Đất đai), thì quy định của Luật Đất đai về việc thế chấp quyền sử dụng đất vừa phải công chứng, chứng thực vừa phải đăng ký hoàn toàn phù hợp, không phải là sự vi phạm nguyên tắc pháp chế
Trước mắt, chưa nên xã hội hóa hoạt động ĐKGDBĐ
Hiện nay, nhiều hoạt động dịch vụ của nhà nước đã được xã hội hóa và thu được kết quả tốt, như xã hội hóa hoạt động công chứng, cho thành lập các Văn phòng công chứng do tư nhân đảm nhiệm. Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, ĐKGDBĐ là hoạt động cung ứng dịch vụ cho xã hội, do đó Nhà nước không nhất thiết đứng ra thực hiện toàn bộ, mà cần xã hội hóa hoạt động này để xã hội tự hình thành các cơ chế phục vụ cho chính nhu cầu của mình, hoạt động trên cơ sở tự nguyện.
Về vấn đề này, Cục Đăng ký cho rằng, trong thời gian trước mắt chưa nên xã hội hóa hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm. Có nhiều lý do giải thích cho đề nghị này. Thứ nhất, hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm nhằm tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư vốn và tín dụng ngân hàng, góp phần phát triển lành mạnh thị trường vốn, nên không nhằm mục tiêu thu lợi nhuận. Vì vậy, Nhà nước đầu tư cho lĩnh vực này và chỉ thu lệ phí ở mức độ thấp để bù đắp một phần chi phí bỏ ra. Nếu xã hội hóa, thì khó có thể đạt được mục tiêu nêu trên, vì tư nhân làm thường hướng tới mục đích kinh doanh thu lợi nhuận. Thứ hai, “hồ sơ gốc về đăng ký thế chấp bất động sản đã và đang được lưu giữ tại các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của nhà nước. Vì vậy, nếu để tư nhân thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm bằng bất động sản thì sẽ gặp những khó khăn do không có hồ sơ gốc về đăng ký thế chấp bất động sản, không tạo thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung các thông tin về bất động sản và các biến động về bất động sản, gây khó khăn cho việc tra cứu thông tin”. Theo kết quả khảo sát một số quốc gia của Cục ĐKQGGDBĐ và ý kiến của các chuyên gia pháp lý nước ngoài, chưa có quốc gia nào áp dụng mô hình xã hội hóa trong hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm.
Công khai không phải là làm lộ thông tin
Cũng băn khoăn về việc công khai hoá thông tin về giao dịch bảo đảm, Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, nếu đặt vấn đề thực hiện ĐKGDBĐ nhằm công khai và cung cấp các thông tin liên quan đến giao dịch bảo đảm, phục vụ cho nhu cầu của xã hội thì vấn đề này cũng phải cần được cân nhắc kỹ, toàn diện hơn. Bởi lẽ, việc làm này sẽ ảnh hưởng tới quyền bí mật thông tin cá nhân của người dân đối với tài sản sở hữu hợp pháp của mình. Giải trình sự lo ngại của Ủy ban Pháp luật, Cục ĐKQGGDBĐ khẳng định, việc công khai hóa thông tin về giao dịch bảo đảm mang lại lợi ích cho xã hội, lợi ích cho chính các bên tham gia giao dịch bảo đảm, cũng như lợi ích cho chính Nhà nước. Bởi vì: “Xét ở phạm vi thông tin được cung cấp thì không ảnh hưởng đến bí mật thông tin cá nhân của người dân vì thông tin về giao dịch bảo đảm chỉ nhằm công khai hoá việc tài sản đang được dùng để bảo đảm cho các nghĩa vụ, không ảnh hưởng đến bí mật thông tin cá nhân của người dân”. Cục ĐKQGGDBĐ cũng cho rằng, xuất phát từ tính đặc thù của từng loại tài sản thì pháp luật hiện hành bắt buộc phải đăng ký đối với giao dịch bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển, quyền sử dụng đất. Đối với những giao dịch bảo đảm khác, việc đăng ký hay không đăng ký, công khai hoá thông tin hay không công khai hóa thông tin về giao dịch bảo đảm hoàn toàn do sự tự nguyện của các bên tham gia giao dịch. Pháp luật nói chung và dự thảo Luật này nói riêng hoàn toàn không có quy định nào ép buộc các bên tham gia giao dịch bảo đảm phải công khai hóa thông tin về giao dịch bảo đảm.
Thiết nghĩ, nếu được Quốc hội thông qua, Luật ĐKGDBĐ sẽ góp phần tích cực vào việc tăng cường tính công khai, minh bạch thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản, tạo thuận lợi cho môi trường đầu tư, tín dụng ngân hàng và hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra trong việc thực hiện các giao dịch dân sự, kinh doanh, thương mại.
Hồng Thúy - Báo PLVN