Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 168/NQ-CP ngày 11/10/2023 Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030. Chiến lược đưa ra 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp sau:Chiến lược đề ra 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp gồm:
1- Hoàn thiện chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
2- Kiện toàn tổ chức bộ máy nhà nước, hoàn thiện chế độ công vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức liêm chính; nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật.
3- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
4- Nâng cao nhận thức, phát huy vai trò và trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
5- Tích cực tham gia, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng, thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.
Trong đó, rà soát, tinh gọn bộ máy hành chính nhà nước các cấp; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, quy định cụ thể, rõ ràng, khoa học chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cấp quản lý đảm bảo minh bạch và trách nhiệm cao, có cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát hiệu quả.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, kỷ cương, liêm chính, đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Thực hiện cơ chế khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; chấn chỉnh, khắc phục ngay những biểu hiện đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật gắn với việc kiểm soát chặt chẽ quyền lực nhà nước, kiểm soát xung đột lợi ích, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Đổi mới chính sách tiền lương đối với công chức, viên chức, chế độ công vụ, đảm bảo cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có thu nhập hợp lý, ổn định cuộc sống, yên tâm công tác; tăng cường kiểm soát việc thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước;
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý nghiêm đối với người vi phạm trong việc thực thi nhiệm vụ, công vụ, đạo đức lối sống của cán bộ công chức, viên chức. Kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy nhà nước những cán bộ, công chức, viên chức suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, không hoàn thành nhiệm vụ công vụ.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính; xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống Chính phủ điện tử, Chính phủ số; tăng cường ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào hoạt động quản trị nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội theo hướng công khai, minh bạch, thân thiện, dễ tiếp cận, dễ thực hiện tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân góp phần nâng cao hiệu quả quản lý; tăng cường minh bạch tài chính quốc gia và thanh toán không dùng tiền mặt.
Đẩy mạnh công khai và minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật, nhất là trong các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân khi tham gia vào quy trình ra quyết định và giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.
Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030 được thực hiện theo hai giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất (từ năm 2023 đến năm 2026), trong giai đoạn này tổ chức thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, trong đó tập trung nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung khắc phục những sơ hở bất cập của pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để đề xuất các nhiệm vụ cụ thể trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội Khóa XV, Khóa XVI; chú trọng nâng cao năng lực, hiệu quả trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng, tiêu cực.
Hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể trong giai đoạn 2023 - 2026 và sơ kết việc thực hiện vào năm 2026.
Giai đoạn thứ 2 (từ năm 2026 đến năm 2030), phát huy những kết quả đã đạt được trong giai đoạn thứ nhất. Trên cơ sở sơ kết, căn cứ yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng và tình hình thực tiễn xây dựng Kế hoạch cụ thể để thực hiện Chiến lược giai đoạn 2026 - 2030 và đẩy mạnh thực hiện toàn diện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhằm hoàn thành các mục tiêu của Chiến lược.
Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể tổ chức thực hiện Chiến lược và các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch thực hiện Chiến lược.
Chính phủ giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan, tổ chức liên quan tham mưu giúp Chính phủ triển khai, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chiến lược; chủ động theo dõi, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện Chiến lược hằng năm, đề xuất sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chiến lược.
Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc "Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030"; kiến nghị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các cơ quan báo chí cùng toàn thể Nhân dân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chiến lược này.
Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030
12/10/2023
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 168/NQ-CP ngày 11/10/2023 Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030. Chiến lược đưa ra 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp sau:
Chiến lược đề ra 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp gồm:
1- Hoàn thiện chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
2- Kiện toàn tổ chức bộ máy nhà nước, hoàn thiện chế độ công vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức liêm chính; nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật.
3- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
4- Nâng cao nhận thức, phát huy vai trò và trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
5- Tích cực tham gia, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng, thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.
Trong đó, rà soát, tinh gọn bộ máy hành chính nhà nước các cấp; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, quy định cụ thể, rõ ràng, khoa học chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cấp quản lý đảm bảo minh bạch và trách nhiệm cao, có cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát hiệu quả.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, kỷ cương, liêm chính, đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Thực hiện cơ chế khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; chấn chỉnh, khắc phục ngay những biểu hiện đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật gắn với việc kiểm soát chặt chẽ quyền lực nhà nước, kiểm soát xung đột lợi ích, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Đổi mới chính sách tiền lương đối với công chức, viên chức, chế độ công vụ, đảm bảo cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có thu nhập hợp lý, ổn định cuộc sống, yên tâm công tác; tăng cường kiểm soát việc thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước;
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý nghiêm đối với người vi phạm trong việc thực thi nhiệm vụ, công vụ, đạo đức lối sống của cán bộ công chức, viên chức. Kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy nhà nước những cán bộ, công chức, viên chức suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, không hoàn thành nhiệm vụ công vụ.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính; xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống Chính phủ điện tử, Chính phủ số; tăng cường ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào hoạt động quản trị nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội theo hướng công khai, minh bạch, thân thiện, dễ tiếp cận, dễ thực hiện tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân góp phần nâng cao hiệu quả quản lý; tăng cường minh bạch tài chính quốc gia và thanh toán không dùng tiền mặt.
Đẩy mạnh công khai và minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật, nhất là trong các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân khi tham gia vào quy trình ra quyết định và giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.
Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030 được thực hiện theo hai giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất (từ năm 2023 đến năm 2026), trong giai đoạn này tổ chức thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, trong đó tập trung nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung khắc phục những sơ hở bất cập của pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để đề xuất các nhiệm vụ cụ thể trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội Khóa XV, Khóa XVI; chú trọng nâng cao năng lực, hiệu quả trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng, tiêu cực.
Hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể trong giai đoạn 2023 - 2026 và sơ kết việc thực hiện vào năm 2026.
Giai đoạn thứ 2 (từ năm 2026 đến năm 2030), phát huy những kết quả đã đạt được trong giai đoạn thứ nhất. Trên cơ sở sơ kết, căn cứ yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng và tình hình thực tiễn xây dựng Kế hoạch cụ thể để thực hiện Chiến lược giai đoạn 2026 - 2030 và đẩy mạnh thực hiện toàn diện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhằm hoàn thành các mục tiêu của Chiến lược.
Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể tổ chức thực hiện Chiến lược và các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch thực hiện Chiến lược.
Chính phủ giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan, tổ chức liên quan tham mưu giúp Chính phủ triển khai, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chiến lược; chủ động theo dõi, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện Chiến lược hằng năm, đề xuất sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chiến lược.
Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc "Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030"; kiến nghị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các cơ quan báo chí cùng toàn thể Nhân dân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chiến lược này.
Các tin khác
-
Hoàn thiện chính sách, pháp luật, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh an toàn, bình đẳng cho doanh nhân, doanh nghiệp
(12/10/2023)
-
Kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại Bộ Xây dựng
(11/10/2023)
-
Dữ liệu số là tài nguyên quốc gia, càng khai thác thì đất nước càng phát triển
(11/10/2023)
-
Chuyển đổi số một cách tổng thể, xuyên suốt, toàn diện, bao trùm, liên thông nhưng có trọng tâm trọng điểm
(11/10/2023)
-
Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định mới về kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ
(10/10/2023)
-
Xây dựng, hoàn thiện pháp luật tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm, tạo đột phá
(09/10/2023)
-
Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bế mạc Hội nghị Trung ương 8 khoá XIII
(09/10/2023)