Tăng cường rà soát, khắc phục các quy định mâu thuẫn, chồng chéoTập trung nguồn lực xây dựng, hoàn thiện các văn bản QPPL được giao chủ trì soạn thảo, đảm bảo tiến độ, chất lượng đề ra là một trong những ưu tiên hàng đầu của Bộ, ngành Tư pháp trong công tác cải cách thể chế thời gian tới.Phòng chống “lợi ích nhóm” trong xây dựng pháp luật
Quyết tâm thực hiện đột phá chiến lược về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN theo tinh thần Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XIII, công tác tham mưu xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật được Bộ Tư pháp và các bộ, ngành, địa phương đặc biệt coi trọng, là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên nguồn lực thực hiện; đã tích cực tham mưu thực hiện nhiệm vụ được Đảng đoàn Quốc hội giao xây dựng dự thảo “Quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống “lợi ích nhóm”, tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật”; tập trung tham mưu thể chế hóa những quan điểm, mục tiêu, định hướng chính sách, nhiệm vụ trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng, các Nghị quyết của Hội nghị Trung ương, kết luận, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và thực hiện Định hướng xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
Các bộ, ngành tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ưu tiên dành nhiều thời gian cho công tác xây dựng pháp luật; thảo luận và cho ý kiến về dự thảo VBQPPL tại các Phiên họp thường kỳ và Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật. Công tác lập đề nghị của Chính phủ và triển khai thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh chương trình năm 2022 được tổ chức pháp chế các bộ, ngành tham mưu thực hiện nghiêm túc.
Bộ Tư pháp đã tham gia trực tiếp, chủ động, trách nhiệm vào việc hoàn thiện các Nghị định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các bộ, ngành, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ; tham mưu Chính phủ ban hành Nghị quyết với các giải pháp tháo gỡ vướng mắc pháp lý do tác động của việc sắp xếp tổ chức bộ máy và triển khai các nghị định này.
Công tác thẩm định đề nghị xây dựng dự án, dự thảo VBQPPL luôn được Bộ, ngành Tư pháp tập trung thực hiện, chú trọng nâng cao chất lượng, đảm bảo tiến độ theo quy định. Các báo cáo thẩm định của Bộ, ngành Tư pháp được các cơ quan, người có thẩm quyền ban hành VBQPPL đánh giá cao, coi là kênh ý kiến quan trọng để quyết định ban hành văn bản.
Năm 2022, Bộ Tư pháp đã tổ chức thẩm định 32 đề nghị xây dựng văn bản và 251 dự án, dự thảo VBQPPL; Tổ chức Pháp chế các bộ, cơ quan ngang bộ thẩm định 536 dự thảo; các Sở Tư pháp thẩm định 308 đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân và 4.675 dự thảo VBQPPL; các Phòng Tư pháp thẩm định 2.836 dự thảo VBQPPL.
Trong năm, các bộ, ngành đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội thông qua 12 luật, 06 nghị quyết và cho ý kiến đối với 14 dự án luật khác. Các bộ, ngành đã trình Chính phủ, Thủ tướng chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền 602 VBQPPL. Ở các địa phương, đã ban hành 3.948 VBQPPL cấp tỉnh (tăng 9,1% so với năm 2021); ban hành 2.739 VBQPPL cấp huyện (tăng 44,8% so với năm 2021); có 778 VBQPPL cấp xã được ban hành năm 2022 (giảm gần 70% so với năm 2021). Số lượng VBQPPL ở địa phương, nhất là cấp huyện, tăng nhiều so với năm 2021 phần nào cho thấy tình hình KTXH, nhất là tác động của dịch bệnh COVID-19 làm phát sinh nhiều vấn đề pháp lý cần phải kịp thời có những quy định điều chỉnh, đáp ứng yêu cầu phục hồi kinh tế - xã hội. Số liệu VBQPPL tại cấp xã giảm cũng phù hợp với chủ trương giảm VBQPPL ở cơ sở.
Bộ Tư pháp đã cùng các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp để triển khai, cụ thể hóa các quy định của luật, pháp lệnh, đưa luật, pháp lệnh nhanh chóng đi vào cuộc sống; nhờ đó, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật của Việt Nam đã được Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) ghi nhận và đánh giá cao. Cụ thể, Chỉ số cải thiện chất lượng các quy định của pháp luật của Việt Nam năm 2022 đã tăng 10 bậc (từ vị trí thứ 93 lên vị trí thứ 83) - đây là năm thứ hai liên tiếp Việt Nam tăng hạng.
Tăng cường kiểm tra liên ngành
Các bộ, ngành đã nỗ lực tham mưu, thực hiện kịp thời nhiệm vụ của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát VBQPPL, đặc biệt, đã tổ chức rà soát độc lập, chuyên sâu theo một số nhóm VBQPPL còn hiệu lực do cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành; tổ chức rà soát, cho ý kiến độc lập đối với một số nội dung quy định cụ thể liên quan đến một số luật theo tổng hợp tại Báo cáo số 282-BC/ĐĐQH15 ngày 21/10/2021 của Đảng đoàn Quốc hội về kết quả rà soát VBQPPL gây vướng mắc, cản trở trong hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và tham mưu Ban cán sự đảng Chính phủ có báo cáo gửi Đảng đoàn Quốc hội về kết quả rà soát, khắc phục những sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến đấu thầu, đấu giá, quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công, tài chính, chứng khoán.
Tổ chức pháp chế các bộ, ngành đã tham mưu, tập trung thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật (QPPL) với tinh thần khẩn trương, theo đó, đến nay, đã cơ bản hoàn thành Bộ Pháp điển sớm hơn so với lộ trình đề ra (đã hoàn thành 263/271 đề mục, đạt 97% khối lượng Bộ pháp điển), giúp người dân, tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan dễ dàng, thuận tiện trong tìm kiếm, tra cứu, quản lý các QPPL đang còn hiệu lực, góp phần nâng cao tính thống nhất, công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật.
Tuy nhiên, Bộ Tư pháp cho biết, thời gian qua, mặc dù Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có nhiều chỉ đạo quyết liệt, nhưng sự quan tâm của các Bộ, ngành, địa phương về cải cách thể chế chưa đồng đều, chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ. Thể hiện qua hai mặt chính: Thứ nhất, nhân lực cho công tác xây dựng pháp luật, pháp chế, nhất là cán bộ pháp chế chuyên trách ở địa phương giảm mạnh. Thứ hai, kinh phí hỗ trợ, điều kiện đảm bảo cho công tác xây dựng, thi hành pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật còn rất hạn hẹp…
Bộ Tư pháp cho biết, thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục quan tâm, thực hiện tốt công tác cải cách thể chế. Trong đó, tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện và thể chế hóa, tham mưu thể chế hóa kịp thời, đầy đủ các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Chủ động tham mưu và tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới và Kế hoạch số 11/KH-TW ngày 28/11/2022 thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW. Triển khai thực hiện Quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống “Lợi ích nhóm” tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật ngay sau khi được Bộ Chính trị ban hành.
Tập trung nguồn lực nâng cao chất lượng công tác xây dựng và tổ chức THPL. Tiếp tục tham mưu thực hiện đảm bảo tiến độ, chất lượng Định hướng xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 của Quốc hội. Tập trung nguồn lực xây dựng, hoàn thiện các văn bản QPPL được giao chủ trì soạn thảo, đảm bảo tiến độ, chất lượng đề ra. Tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, phối hợp các bộ, ngành rà soát, khắc phục các quy định pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không còn phù hợp với thực tiễn.
Bảo đảm tiến độ và chất lượng công tác thẩm định đề nghị xây dựng VBQPPL, thẩm định dự án, dự thảo VBQPPL; kiểm soát chặt chẽ việc quy định TTHC; theo dõi sát kết quả tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của cơ quan chủ trì soạn thảo. Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra VBQPPL, nhất là tăng cường các đoàn công tác liên ngành, kiểm tra văn bản theo địa bàn, lĩnh vực; đẩy mạnh việc theo dõi, đôn đốc xử lý văn bản trái pháp luật đã được phát hiện, kết luận theo đúng quy định. Tiếp tục tham mưu tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát VBQPPL để rà soát, xử lý các quy định pháp luật bất cập, không còn phù hợp, gây khó khăn, vướng mắc khi thực hiện. Chú trọng phát huy vai trò của Tổ công tác đối với những việc cụ thể, phức tạp liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của nhiều bộ, ngành. Tổ chức triển khai thực hiện đúng quy định, có chất lượng công tác hệ thống hóa văn bản QPPL thống nhất trong cả nước kỳ 2019 - 2023. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu và hướng dẫn khai thác, sử dụng Bộ pháp điển để người dân, cơ quan, tổ chức sử dụng hiệu quả.
Đồng thời, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật, công tác pháp chế. Quan tâm, ưu tiên bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật và kinh phí cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật.Năm 2022, công tác kiểm tra VBQPPL được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, kịp thời phát hiện và quyết liệt trong kiến nghị xử lý các văn bản có nội dung trái pháp luật. Các bộ, ngành, địa phương đã kiểm tra theo thẩm quyền 11.962 VBQPPL (giảm 3,3% so với năm 2021).
Một số bộ, ngành đã chú trọng kiểm tra văn bản theo thẩm quyền như: Bộ Công Thương, Bộ Nội vụ, Bộ Tài Chính... Riêng tại Bộ Tư pháp, đã kiểm tra 4.586 văn bản (gồm 341 văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ; 4.245 văn bản của HĐND và UBND cấp tỉnh), tăng 32,32% so với năm 2021.
Công tác rà soát VBQPPL được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả theo quy định. Theo thống kê, cả nước đã tập trung rà soát được 27.878 VBQPPL (giảm 6,9% so với năm 2021), kiến nghị xử lý (sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới) đối với 5.731 văn bản (tăng 2,7% so với năm 2021).
Tăng cường rà soát, khắc phục các quy định mâu thuẫn, chồng chéo
04/05/2023
Tập trung nguồn lực xây dựng, hoàn thiện các văn bản QPPL được giao chủ trì soạn thảo, đảm bảo tiến độ, chất lượng đề ra là một trong những ưu tiên hàng đầu của Bộ, ngành Tư pháp trong công tác cải cách thể chế thời gian tới.
Phòng chống “lợi ích nhóm” trong xây dựng pháp luật
Quyết tâm thực hiện đột phá chiến lược về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN theo tinh thần Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XIII, công tác tham mưu xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật được Bộ Tư pháp và các bộ, ngành, địa phương đặc biệt coi trọng, là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên nguồn lực thực hiện; đã tích cực tham mưu thực hiện nhiệm vụ được Đảng đoàn Quốc hội giao xây dựng dự thảo “Quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống “lợi ích nhóm”, tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật”; tập trung tham mưu thể chế hóa những quan điểm, mục tiêu, định hướng chính sách, nhiệm vụ trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng, các Nghị quyết của Hội nghị Trung ương, kết luận, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và thực hiện Định hướng xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
Các bộ, ngành tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ưu tiên dành nhiều thời gian cho công tác xây dựng pháp luật; thảo luận và cho ý kiến về dự thảo VBQPPL tại các Phiên họp thường kỳ và Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật. Công tác lập đề nghị của Chính phủ và triển khai thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh chương trình năm 2022 được tổ chức pháp chế các bộ, ngành tham mưu thực hiện nghiêm túc.
Bộ Tư pháp đã tham gia trực tiếp, chủ động, trách nhiệm vào việc hoàn thiện các Nghị định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các bộ, ngành, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ; tham mưu Chính phủ ban hành Nghị quyết với các giải pháp tháo gỡ vướng mắc pháp lý do tác động của việc sắp xếp tổ chức bộ máy và triển khai các nghị định này.
Công tác thẩm định đề nghị xây dựng dự án, dự thảo VBQPPL luôn được Bộ, ngành Tư pháp tập trung thực hiện, chú trọng nâng cao chất lượng, đảm bảo tiến độ theo quy định. Các báo cáo thẩm định của Bộ, ngành Tư pháp được các cơ quan, người có thẩm quyền ban hành VBQPPL đánh giá cao, coi là kênh ý kiến quan trọng để quyết định ban hành văn bản.
Năm 2022, Bộ Tư pháp đã tổ chức thẩm định 32 đề nghị xây dựng văn bản và 251 dự án, dự thảo VBQPPL; Tổ chức Pháp chế các bộ, cơ quan ngang bộ thẩm định 536 dự thảo; các Sở Tư pháp thẩm định 308 đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân và 4.675 dự thảo VBQPPL; các Phòng Tư pháp thẩm định 2.836 dự thảo VBQPPL.
Trong năm, các bộ, ngành đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội thông qua 12 luật, 06 nghị quyết và cho ý kiến đối với 14 dự án luật khác. Các bộ, ngành đã trình Chính phủ, Thủ tướng chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền 602 VBQPPL. Ở các địa phương, đã ban hành 3.948 VBQPPL cấp tỉnh (tăng 9,1% so với năm 2021); ban hành 2.739 VBQPPL cấp huyện (tăng 44,8% so với năm 2021); có 778 VBQPPL cấp xã được ban hành năm 2022 (giảm gần 70% so với năm 2021). Số lượng VBQPPL ở địa phương, nhất là cấp huyện, tăng nhiều so với năm 2021 phần nào cho thấy tình hình KTXH, nhất là tác động của dịch bệnh COVID-19 làm phát sinh nhiều vấn đề pháp lý cần phải kịp thời có những quy định điều chỉnh, đáp ứng yêu cầu phục hồi kinh tế - xã hội. Số liệu VBQPPL tại cấp xã giảm cũng phù hợp với chủ trương giảm VBQPPL ở cơ sở.
Bộ Tư pháp đã cùng các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp để triển khai, cụ thể hóa các quy định của luật, pháp lệnh, đưa luật, pháp lệnh nhanh chóng đi vào cuộc sống; nhờ đó, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật của Việt Nam đã được Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) ghi nhận và đánh giá cao. Cụ thể, Chỉ số cải thiện chất lượng các quy định của pháp luật của Việt Nam năm 2022 đã tăng 10 bậc (từ vị trí thứ 93 lên vị trí thứ 83) - đây là năm thứ hai liên tiếp Việt Nam tăng hạng.
Tăng cường kiểm tra liên ngành
Các bộ, ngành đã nỗ lực tham mưu, thực hiện kịp thời nhiệm vụ của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát VBQPPL, đặc biệt, đã tổ chức rà soát độc lập, chuyên sâu theo một số nhóm VBQPPL còn hiệu lực do cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành; tổ chức rà soát, cho ý kiến độc lập đối với một số nội dung quy định cụ thể liên quan đến một số luật theo tổng hợp tại Báo cáo số 282-BC/ĐĐQH15 ngày 21/10/2021 của Đảng đoàn Quốc hội về kết quả rà soát VBQPPL gây vướng mắc, cản trở trong hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và tham mưu Ban cán sự đảng Chính phủ có báo cáo gửi Đảng đoàn Quốc hội về kết quả rà soát, khắc phục những sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến đấu thầu, đấu giá, quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công, tài chính, chứng khoán.
Tổ chức pháp chế các bộ, ngành đã tham mưu, tập trung thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật (QPPL) với tinh thần khẩn trương, theo đó, đến nay, đã cơ bản hoàn thành Bộ Pháp điển sớm hơn so với lộ trình đề ra (đã hoàn thành 263/271 đề mục, đạt 97% khối lượng Bộ pháp điển), giúp người dân, tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan dễ dàng, thuận tiện trong tìm kiếm, tra cứu, quản lý các QPPL đang còn hiệu lực, góp phần nâng cao tính thống nhất, công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật.
Tuy nhiên, Bộ Tư pháp cho biết, thời gian qua, mặc dù Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có nhiều chỉ đạo quyết liệt, nhưng sự quan tâm của các Bộ, ngành, địa phương về cải cách thể chế chưa đồng đều, chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ. Thể hiện qua hai mặt chính: Thứ nhất, nhân lực cho công tác xây dựng pháp luật, pháp chế, nhất là cán bộ pháp chế chuyên trách ở địa phương giảm mạnh. Thứ hai, kinh phí hỗ trợ, điều kiện đảm bảo cho công tác xây dựng, thi hành pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật còn rất hạn hẹp…
Bộ Tư pháp cho biết, thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục quan tâm, thực hiện tốt công tác cải cách thể chế. Trong đó, tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện và thể chế hóa, tham mưu thể chế hóa kịp thời, đầy đủ các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Chủ động tham mưu và tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới và Kế hoạch số 11/KH-TW ngày 28/11/2022 thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW. Triển khai thực hiện Quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống “Lợi ích nhóm” tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật ngay sau khi được Bộ Chính trị ban hành.
Tập trung nguồn lực nâng cao chất lượng công tác xây dựng và tổ chức THPL. Tiếp tục tham mưu thực hiện đảm bảo tiến độ, chất lượng Định hướng xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 của Quốc hội. Tập trung nguồn lực xây dựng, hoàn thiện các văn bản QPPL được giao chủ trì soạn thảo, đảm bảo tiến độ, chất lượng đề ra. Tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, phối hợp các bộ, ngành rà soát, khắc phục các quy định pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không còn phù hợp với thực tiễn.
Bảo đảm tiến độ và chất lượng công tác thẩm định đề nghị xây dựng VBQPPL, thẩm định dự án, dự thảo VBQPPL; kiểm soát chặt chẽ việc quy định TTHC; theo dõi sát kết quả tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của cơ quan chủ trì soạn thảo. Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra VBQPPL, nhất là tăng cường các đoàn công tác liên ngành, kiểm tra văn bản theo địa bàn, lĩnh vực; đẩy mạnh việc theo dõi, đôn đốc xử lý văn bản trái pháp luật đã được phát hiện, kết luận theo đúng quy định. Tiếp tục tham mưu tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát VBQPPL để rà soát, xử lý các quy định pháp luật bất cập, không còn phù hợp, gây khó khăn, vướng mắc khi thực hiện. Chú trọng phát huy vai trò của Tổ công tác đối với những việc cụ thể, phức tạp liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của nhiều bộ, ngành. Tổ chức triển khai thực hiện đúng quy định, có chất lượng công tác hệ thống hóa văn bản QPPL thống nhất trong cả nước kỳ 2019 - 2023. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu và hướng dẫn khai thác, sử dụng Bộ pháp điển để người dân, cơ quan, tổ chức sử dụng hiệu quả.
Đồng thời, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật, công tác pháp chế. Quan tâm, ưu tiên bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật và kinh phí cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật.
Năm 2022, công tác kiểm tra VBQPPL được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, kịp thời phát hiện và quyết liệt trong kiến nghị xử lý các văn bản có nội dung trái pháp luật. Các bộ, ngành, địa phương đã kiểm tra theo thẩm quyền 11.962 VBQPPL (giảm 3,3% so với năm 2021).
Một số bộ, ngành đã chú trọng kiểm tra văn bản theo thẩm quyền như: Bộ Công Thương, Bộ Nội vụ, Bộ Tài Chính... Riêng tại Bộ Tư pháp, đã kiểm tra 4.586 văn bản (gồm 341 văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ; 4.245 văn bản của HĐND và UBND cấp tỉnh), tăng 32,32% so với năm 2021.
Công tác rà soát VBQPPL được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả theo quy định. Theo thống kê, cả nước đã tập trung rà soát được 27.878 VBQPPL (giảm 6,9% so với năm 2021), kiến nghị xử lý (sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới) đối với 5.731 văn bản (tăng 2,7% so với năm 2021). |