Tổ công tác của TTCP về rà soát văn bản QPPL báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả hoạt động năm 2021Vừa qua, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật đã có Báo cáo số 20/BC-TCT ngày 28/01/2022 báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả hoạt động năm 2021 của Tổ công tác, trong đó thông tin về kết quả hoạt động của Tổ công tác và đề xuất, kiến nghị đối với các hoạt động của Tổ công tác trong năm 2022.Kết quả hoạt động năm 2021 của Tổ công tác có nhiều dấu ấn tích cựcTrên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ rà soát văn bản quy phạm pháp luật năm 2020, Tổ công tác đã xác định hai nhiệm vụ chính cần triển khai trong năm 2021 là theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan liên quan thực hiện rà soát vướng mắc, bất cập của hệ thống pháp luật và tổ chức rà soát độc lập, chuyên sâu theo năm (05) nhóm văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực do cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành. Cụ thể, trong năm 2021, Tổ công tác đã phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan ngang bộ nghiên cứu hơn 2000 kiến nghị, phản ánh của bộ, ngành, địa phương về quy định pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, vướng mắc, bất cập, không phù hợp thực tiễn tại hơn 500 văn bản. Bên cạnh đó, Tổ công tác cũng theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ xử lý theo thẩm quyền và tham mưu, kiến nghị xử lý đối với các văn bản quy phạm pháp luật được đề xuất tại Báo cáo số 442/BC-CP của Chính phủ, Quyết định số 889/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.Đối với nhiệm vụ rà soát văn bản quy phạm pháp luật chuyên sâu, Tổ công tác đã tập trung thực hiện rà soát theo 05 nhóm văn bản bao gồm: (1) Quy định pháp luật về đất đai; (2) Các tồn tại, hạn chế của quy định pháp luật trước các tác động mạnh mẽ, dài hạn của đại dịch Covid-19; (3) Các tồn tại, hạn chế của quy định pháp luật trước các tác động mạnh mẽ, dài hạn của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; (4) Quy định pháp luật về giáo dục, đào tạo (không bao gồm giáo dục nghề nghiệp); (5) Quy định pháp luật về quản lý giá và thẩm định giá; quy định pháp luật về chi phí trong hoạt động giám định tư pháp. Qua đó, phát hiện, kiến nghị và đề xuất xử lý đối với một số quy định pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp thực tiễn.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu – Tổ phó Thường trực Tổ công tác phát biểu tại Phiên họp của Tổ công tácTheo đánh giá của Tổ công tác, trong năm 2021, công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật tiếp tục được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao. Các bộ, ngành về cơ bản đã thực hiện nghiêm túc, có trách nhiệm. Hoạt động rà soát văn bản quy phạm pháp luật đã cơ bản bám sát mục đích, yêu cầu và phạm vi rà soát. Việc theo dõi, đôn đốc rà soát văn bản và xử lý kết quả rà soát đã được Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp (đồng thời là Cơ quan thường trực của Tổ công tác) thực hiện nghiêm túc, thường xuyên, bảo đảm công tác báo cáo, thông tin theo yêu cầu. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình triển khai, một số hoạt động của Tổ công tác chưa thể thực hiện được đầy đủ, hiệu quả như dự kiến do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, việc bố trí kinh phí bảo đảm cho các hoạt động của Tổ công tác chưa tương xứng với khối lượng công việc cũng như tính chất phức tạp của công việc được giao, thời gian, nguồn lực còn hạn chế, việc phối hợp giữa các cơ quan trong một số trường hợp còn chưa thực sự hiệu quả.
Các thành viên tham gia góp ý đối với dự thảo Báo cáo kết quả hoạt động của Tổ công tác.Tập trung nguồn lực để xử lý kịp thời kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luậtVề định hướng hoạt động của Tổ công tác trong năm 2022, Tổ công tác kiến nghị Thủ tướng Chính phủ một số giải pháp chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ tập trung nguồn lực để xử lý kịp thời kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật đã thực hiện trong năm 2020 và năm 2021. Đối với các nhiệm vụ cụ thể, Tổ công tác dự kiến tập trung theo dõi, đôn đốc các bộ, ngành tổ chức rà soát và xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức rà soát độc lập, chuyên sâu một số lĩnh vực pháp luật có tính chất liên ngành; cho ý kiến độc lập đối với kết quả rà soát văn bản, các vấn đề pháp lý có tính chất liên ngành hoặc còn ý kiến khác nhau trong việc xác định nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp. Để bảo đảm hiệu quả hoạt động, Tổ công tác sẽ tăng cường sự phối hợp giữa các thành viên; bám sát các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ công tác và chất lượng công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật nói chung.Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp
Tổ công tác của TTCP về rà soát văn bản QPPL báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả hoạt động năm 2021
21/02/2022
Vừa qua, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật đã có Báo cáo số 20/BC-TCT ngày 28/01/2022 báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả hoạt động năm 2021 của Tổ công tác, trong đó thông tin về kết quả hoạt động của Tổ công tác và đề xuất, kiến nghị đối với các hoạt động của Tổ công tác trong năm 2022.
Kết quả hoạt động năm 2021 của Tổ công tác có nhiều dấu ấn tích cực
Trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ rà soát văn bản quy phạm pháp luật năm 2020, Tổ công tác đã xác định hai nhiệm vụ chính cần triển khai trong năm 2021 là theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan liên quan thực hiện rà soát vướng mắc, bất cập của hệ thống pháp luật và tổ chức rà soát độc lập, chuyên sâu theo năm (05) nhóm văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực do cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành. Cụ thể, trong năm 2021, Tổ công tác đã phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan ngang bộ nghiên cứu hơn 2000 kiến nghị, phản ánh của bộ, ngành, địa phương về quy định pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, vướng mắc, bất cập, không phù hợp thực tiễn tại hơn 500 văn bản. Bên cạnh đó, Tổ công tác cũng theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ xử lý theo thẩm quyền và tham mưu, kiến nghị xử lý đối với các văn bản quy phạm pháp luật được đề xuất tại Báo cáo số 442/BC-CP của Chính phủ, Quyết định số 889/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với nhiệm vụ rà soát văn bản quy phạm pháp luật chuyên sâu, Tổ công tác đã tập trung thực hiện rà soát theo 05 nhóm văn bản bao gồm: (1) Quy định pháp luật về đất đai; (2) Các tồn tại, hạn chế của quy định pháp luật trước các tác động mạnh mẽ, dài hạn của đại dịch Covid-19; (3) Các tồn tại, hạn chế của quy định pháp luật trước các tác động mạnh mẽ, dài hạn của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; (4) Quy định pháp luật về giáo dục, đào tạo (không bao gồm giáo dục nghề nghiệp); (5) Quy định pháp luật về quản lý giá và thẩm định giá; quy định pháp luật về chi phí trong hoạt động giám định tư pháp. Qua đó, phát hiện, kiến nghị và đề xuất xử lý đối với một số quy định pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp thực tiễn.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu – Tổ phó Thường trực Tổ công tác phát biểu tại Phiên họp của Tổ công tác
Theo đánh giá của Tổ công tác, trong năm 2021, công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật tiếp tục được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao. Các bộ, ngành về cơ bản đã thực hiện nghiêm túc, có trách nhiệm. Hoạt động rà soát văn bản quy phạm pháp luật đã cơ bản bám sát mục đích, yêu cầu và phạm vi rà soát. Việc theo dõi, đôn đốc rà soát văn bản và xử lý kết quả rà soát đã được Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp (đồng thời là Cơ quan thường trực của Tổ công tác) thực hiện nghiêm túc, thường xuyên, bảo đảm công tác báo cáo, thông tin theo yêu cầu. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình triển khai, một số hoạt động của Tổ công tác chưa thể thực hiện được đầy đủ, hiệu quả như dự kiến do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, việc bố trí kinh phí bảo đảm cho các hoạt động của Tổ công tác chưa tương xứng với khối lượng công việc cũng như tính chất phức tạp của công việc được giao, thời gian, nguồn lực còn hạn chế, việc phối hợp giữa các cơ quan trong một số trường hợp còn chưa thực sự hiệu quả.
Các thành viên tham gia góp ý đối với dự thảo Báo cáo kết quả hoạt động của Tổ công tác.
Tập trung nguồn lực để xử lý kịp thời kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật
Về định hướng hoạt động của Tổ công tác trong năm 2022, Tổ công tác kiến nghị Thủ tướng Chính phủ một số giải pháp chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ tập trung nguồn lực để xử lý kịp thời kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật đã thực hiện trong năm 2020 và năm 2021. Đối với các nhiệm vụ cụ thể, Tổ công tác dự kiến tập trung theo dõi, đôn đốc các bộ, ngành tổ chức rà soát và xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức rà soát độc lập, chuyên sâu một số lĩnh vực pháp luật có tính chất liên ngành; cho ý kiến độc lập đối với kết quả rà soát văn bản, các vấn đề pháp lý có tính chất liên ngành hoặc còn ý kiến khác nhau trong việc xác định nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp. Để bảo đảm hiệu quả hoạt động, Tổ công tác sẽ tăng cường sự phối hợp giữa các thành viên; bám sát các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ công tác và chất lượng công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật nói chung.
Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp