Rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật về tổ chức, hoạt động của thanh tra ngành LĐTBXHNgày 16/02/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 212/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội giai đoạn 2021 - 2025” (sau đây gọi là Đề án). Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.Theo đó, quan điểm của Đề án nhằm quán triệt quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về công tác thanh tra, kiểm tra; triển khai kịp thời các quy định của pháp luật và chỉ đạo của Chính phủ liên quan đến công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; Xây dựng cơ quan thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội từng bước hiện đại, đổi mới hoạt động để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, yêu cầu thực thi các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia, hội nhập khu vực ASEAN và quốc tế; Kiện toàn thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động.
Mục tiêu tổng quát của Đề án nhằm hoàn thiện thể chế, đổi mới phương thức hoạt động, kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và hiện đại hóa trang thiết bị nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; xây dựng đội ngũ công chức thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội “kỷ cương, liêm chính, đoàn kết, chuyên nghiệp”, thực hiện có hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, hội nhập khu vực ASEAN và hội nhập quốc tế.
Đề án cũng đặt ra mục tiêu cụ thể như sau: Hoàn thiện thể chế về tổ chức, hoạt động, chế độ chính sách và điều kiện đảm bảo hoạt động cho thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; 100% công chức tại cơ quan, đơn vị có chức năng thanh tra thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ theo vị trí việc làm; 100% cơ quan, đơn vị có chức năng thanh tra thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội được trang bị điều kiện làm việc phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước; trang cấp thiết bị chuyên dùng phục vụ công tác thanh tra an toàn, vệ sinh lao động, điều tra tai nạn lao động theo chức năng, nhiệm vụ được giao; 100% cơ quan, đơn vị có chức năng thanh tra thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội sử dụng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao.
Một số nhiệm vụ giải pháp cụ thể của Đề án như sau:
- Rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật về tổ chức, hoạt động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; Xây dựng văn bản quy định thống nhất phương pháp và quy trình thanh tra, ứng dụng công nghệ thông tin trong lập và quản lý dữ liệu thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; Xây dựng văn bản quy định về điều kiện đảm bảo hoạt động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, trong đó quy định việc sử dụng thiết bị chuyên dùng trong công tác thanh tra chuyên ngành an toàn, vệ sinh lao động và điều tra tai nạn lao động.
- Kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội giai đoạn 2021 - 2025.
- Nâng cao năng lực đội ngũ công chức thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội: Xây dựng, hoàn thiện vị trí việc làm bảo đảm đội ngũ công chức có đủ năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và môi trường chuyển đổi số; Xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức thanh tra; Cập nhật, chỉnh sửa, chuẩn hóa chương trình, tài liệu bồi dưỡng, tập huấn theo vị trí việc làm và tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn theo chương trình, tài liệu đã được hoàn thiện.
- Đổi mới quy trình, phương pháp thanh tra chuyên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội: Đánh giá, điều chỉnh, chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ thực hiện thanh tra các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; xây dựng cơ chế áp dụng thống nhất danh mục trang thiết bị chuyên dùng trong hoạt động điều tra tai nạn lao động và thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động; Nghiên cứu xây dựng phiếu để thu thập thông tin đối tượng thanh tra trong giai đoạn chuẩn bị thanh tra; sử dụng bảng tự kiểm tra trong quá trình thanh tra; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra; Tăng cường phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan triển khai thanh tra theo chuyên đề hoặc theo ngành, lĩnh vực.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin: Xây dựng phần mềm quản lý cuộc thanh tra; phần mềm kiểm soát tài sản, thu nhập tại bộ; Nghiên cứu giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin để tạo lập cơ sở dữ liệu về tuân thủ pháp luật trong các lĩnh vực của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin gắn với cải cách hành chính, đổi mới phương thức làm việc trong tổ chức thực hiện thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Tăng cường cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho các cơ quan thanh tra thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, trang cấp thiết bị chuyên dùng đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra an toàn, vệ sinh lao động và điều tra tai nạn lao động, góp phần phòng ngừa và giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Phối hợp với tổ chức công đoàn các cấp, tổ chức đại diện người sử dụng lao động nhằm thúc đẩy tình hình tuân thủ pháp luật lao động; phối hợp với các bộ, ngành liên quan nhằm tăng cường hiệu quả và hiệu lực trong công tác thanh tra chuyên ngành; xây dựng các kênh chia sẻ thông tin, báo cáo chuyên đề về tình hình tuân thủ pháp luật trong lĩnh vực của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật trong quá trình tham mưu thực hiện chức năng quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế, tham gia các hoạt động trong khối ASEAN nhằm nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ và tuân thủ các cam kết quốc tế.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thông qua hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng; tổ chức tọa đàm, hội nghị, hội thảo, các kênh hỏi đáp trực tuyến hoặc qua thư điện tử.
10. Thiết lập đội ngũ cộng tác viên có chuyên môn, kinh nghiệm tại các cơ quan, tổ chức trong và ngoài ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; có kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp thanh tra chuyên ngành cho đội ngũ này.
Rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật về tổ chức, hoạt động của thanh tra ngành LĐTBXH
21/02/2022
Ngày 16/02/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 212/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội giai đoạn 2021 - 2025” (sau đây gọi là Đề án). Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.
Theo đó, quan điểm của Đề án nhằm quán triệt quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về công tác thanh tra, kiểm tra; triển khai kịp thời các quy định của pháp luật và chỉ đạo của Chính phủ liên quan đến công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; Xây dựng cơ quan thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội từng bước hiện đại, đổi mới hoạt động để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, yêu cầu thực thi các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia, hội nhập khu vực ASEAN và quốc tế; Kiện toàn thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động.
Mục tiêu tổng quát của Đề án nhằm hoàn thiện thể chế, đổi mới phương thức hoạt động, kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và hiện đại hóa trang thiết bị nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; xây dựng đội ngũ công chức thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội “kỷ cương, liêm chính, đoàn kết, chuyên nghiệp”, thực hiện có hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, hội nhập khu vực ASEAN và hội nhập quốc tế.
Đề án cũng đặt ra mục tiêu cụ thể như sau: Hoàn thiện thể chế về tổ chức, hoạt động, chế độ chính sách và điều kiện đảm bảo hoạt động cho thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; 100% công chức tại cơ quan, đơn vị có chức năng thanh tra thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ theo vị trí việc làm; 100% cơ quan, đơn vị có chức năng thanh tra thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội được trang bị điều kiện làm việc phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước; trang cấp thiết bị chuyên dùng phục vụ công tác thanh tra an toàn, vệ sinh lao động, điều tra tai nạn lao động theo chức năng, nhiệm vụ được giao; 100% cơ quan, đơn vị có chức năng thanh tra thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội sử dụng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao.
Một số nhiệm vụ giải pháp cụ thể của Đề án như sau:
- Rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật về tổ chức, hoạt động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; Xây dựng văn bản quy định thống nhất phương pháp và quy trình thanh tra, ứng dụng công nghệ thông tin trong lập và quản lý dữ liệu thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; Xây dựng văn bản quy định về điều kiện đảm bảo hoạt động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, trong đó quy định việc sử dụng thiết bị chuyên dùng trong công tác thanh tra chuyên ngành an toàn, vệ sinh lao động và điều tra tai nạn lao động.
- Kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội giai đoạn 2021 - 2025.
- Nâng cao năng lực đội ngũ công chức thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội: Xây dựng, hoàn thiện vị trí việc làm bảo đảm đội ngũ công chức có đủ năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và môi trường chuyển đổi số; Xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức thanh tra; Cập nhật, chỉnh sửa, chuẩn hóa chương trình, tài liệu bồi dưỡng, tập huấn theo vị trí việc làm và tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn theo chương trình, tài liệu đã được hoàn thiện.
- Đổi mới quy trình, phương pháp thanh tra chuyên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội: Đánh giá, điều chỉnh, chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ thực hiện thanh tra các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; xây dựng cơ chế áp dụng thống nhất danh mục trang thiết bị chuyên dùng trong hoạt động điều tra tai nạn lao động và thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động; Nghiên cứu xây dựng phiếu để thu thập thông tin đối tượng thanh tra trong giai đoạn chuẩn bị thanh tra; sử dụng bảng tự kiểm tra trong quá trình thanh tra; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra; Tăng cường phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan triển khai thanh tra theo chuyên đề hoặc theo ngành, lĩnh vực.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin: Xây dựng phần mềm quản lý cuộc thanh tra; phần mềm kiểm soát tài sản, thu nhập tại bộ; Nghiên cứu giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin để tạo lập cơ sở dữ liệu về tuân thủ pháp luật trong các lĩnh vực của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin gắn với cải cách hành chính, đổi mới phương thức làm việc trong tổ chức thực hiện thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Tăng cường cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho các cơ quan thanh tra thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, trang cấp thiết bị chuyên dùng đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra an toàn, vệ sinh lao động và điều tra tai nạn lao động, góp phần phòng ngừa và giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Phối hợp với tổ chức công đoàn các cấp, tổ chức đại diện người sử dụng lao động nhằm thúc đẩy tình hình tuân thủ pháp luật lao động; phối hợp với các bộ, ngành liên quan nhằm tăng cường hiệu quả và hiệu lực trong công tác thanh tra chuyên ngành; xây dựng các kênh chia sẻ thông tin, báo cáo chuyên đề về tình hình tuân thủ pháp luật trong lĩnh vực của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật trong quá trình tham mưu thực hiện chức năng quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế, tham gia các hoạt động trong khối ASEAN nhằm nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ và tuân thủ các cam kết quốc tế.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thông qua hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng; tổ chức tọa đàm, hội nghị, hội thảo, các kênh hỏi đáp trực tuyến hoặc qua thư điện tử.
10. Thiết lập đội ngũ cộng tác viên có chuyên môn, kinh nghiệm tại các cơ quan, tổ chức trong và ngoài ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; có kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp thanh tra chuyên ngành cho đội ngũ này.